Đức Đạt Lai Lạt Ma TRUNG ĐẠO Nghiên cứu “Ba phương diện chính yếu của Đạo lộ”: Bài 5: Tu tập Diệu Nghĩa Thâm Mật Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản Anh: An Exploration of Tsongkhapa’s “Three Principal Aspects of the Path”: Practing the Profound Trích từ: The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded in Reason. Wisdom, 2009 (Trung Đạo. Chính Tín căn cứ trong Suy Lí) Nội dung 1. Một nền tảng vững chắc 2. Một tiếp cận theo hệ thống 3. Xuất li 4. Minh sư 5. Lợi ích vượt trên đời này 6. Sự đau khổ của luân hồi 7. Phương cách để xuất li siêu việt 8. Tâm Bồ đề, Tâm Tỉnh Biết 9. Thiền định trên Tính Không 10. Đào luyện lí hội thông hiểu 11. Tu tập Diệu nghĩa thâm mật Tôi đã trình bày cấu trúc căn bản của đạo lộ Phật giáo căn cứ trên lời giảng về ba chương trọng yếu: Quán mười hai chi duyên khởi, Quán ngã và vô ngã, Quán bốn thánh đế trong Trung Luận của ngài Long Thọ. Bây giờ chúng ta sẽ tiến vào phần thứ hai, làm cách nào đem tất cả các lí hội thông hiểu với cấu trúc này vào công cuộc tu tập Pháp thật sự. Tôi sẽ giảng giải điều này trên căn bản của một bản văn ngắn của ngài Tsong Khapa, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ” (“Three Principal Aspects of the Path”). Ba phương diện mà Ngài Tsongkhapa đề cập trong bản văn của ngài là xuất li siêu việt, tâm bồ đề, và tri kiến đúng về tính không. 1. Một nền tảng vững chắc Trước hết hãy trở lại một chút với bài cầu nguyện tôi đã viết, “Ca tụng mười bảy Đại sư Nalanda”, chúng ta đã đọc trước đây: “Bằng sự lí hội thông hiểu nhị đế, thật tướng sự vật, Tôi sẽ tìm thấy qua nỗ lực (ascertain) cách nào, xuyên qua bốn chân lí, chúng ta đi vào và thoát ra khỏi sinh tử luân hồi; Tôi sẽ bền vững chính tín vào Tam Bảo và chính tín sinh từ suy lí hiệu quả. Tôi cầu được gia hộ để an lập trong tôi gốc rễ vững chắc của đạo lộ giải thoát. Nếu chúng ta tăng trưởng lí hội thông hiểu thâm mật ý nghĩa của Pháp căn cứ trên sự chiếu soi sâu sắc (deep reflection) giáo pháp mười hai chi duyên khởi và tri kiến tính không được trình bày trong các chương trước, chúng ta sẽ gieo hạt giống giải thoát trong tâm chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta bắt đầu với với lí hội thông hiểu tri thức do nghiên cứu học tập, nhưng một khi chúng ta có một chút lí hội thông hiểu có tính tri thức về sự quan trọng của tính không, chúng ta bắt đầu cảm thức tính khả hữu đạt được tự do cách tuyệt sinh tử luân hồi. Tính khả hữu của niết bàn hoặc giải thoát và các phương pháp để đạt được nó trở thành nhiều hiện thực hơn cho chúng ta, nhiều khả năng tiếp cận hơn. Với loại thông hiểu này, chúng ta lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về Pháp nghĩa là gì. Đó là sự diệt tận thật của các phiền não. Đạo lộ (= con đường tu tập từ khi thức tỉnh cho tới giác ngộ) dẫn tới diệt tận các phiền não cũng là Pháp. Một khi chúng ta có lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của Pháp Bảo, chúng ta sẽ có lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của Tăng Già, những người hiện thân sự thật chứng về Pháp ở các mức độ sai biệt của kinh nghiệm. Và một khi chúng ta có sự lí hội thông hiểu loại đó, chúng ta có thể thấy được trong tâm trí (envision) một Phật bảo thật, ngài tượng trưng toàn hảo của thật chứng và trí tuệ của Pháp. Như vậy chúng ta tăng trưởng chính tín sâu sắc vào Tam Bảo căn cứ trên lí hội thông hiểu sâu sắc về bản chất của Tam Bảo. Trong cách này, chúng ta an lập nền tảng của đạo lộ tới giải thoát. Nếu chúng ta có một lí hội thông hiểu diệu nghĩa thâm mật như thế về bản chất của Tam Bảo, căn cứ trên thông hiểu sâu sắc về các giáo pháp của bốn thánh đế, và được đặt nền tảng trên lí hội thông hiểu về tính không, lúc đó chúng ta sẽ có một sự công nhận sâu sắc về bản chất bất giác về hiện hữu của chúng ta. Trên căn bản này, khi chúng ta tăng trưởng một quyết tâm sâu sắc và một mong cầu thật để đạt được tự do cách tuyệt vô minh này, đó là xuất li siêu việt (true renunciation; xuất li thật; viễn li thật; từ bỏ thật). Đó cũng là mong cầu thật về giải thoát. Một khi chúng ta đạt được thật chứng đó về xuất li và chúng ta chuyển hướng chú tâm của chúng ta vào các hữu tình khác và chiếu soi (reflect) vào các nhân duyên khổ đau của họ, điều này sẽ dẫn chúng ta đến thật chứng về đại bi. Khi chúng ta đào luyện đại bi thêm nữa, đại bi đó thâu nhận được một cảm thức mạnh mẽ về can đảm và tính trách nhiệm. Ở điểm đó, đại bi của chúng ta được biết đến là đại bi ngoại hạng hoặc quyết tâm vị tha ngoại hạng (extraordinary compassion or extraordinary altruistic resolve). Khi đại bi đó được tăng trưỏng thêm mãi, nó cuối cùng sẽ tới đỉnh điểm trong thật chứng tâm bồ đề, tâm tỉnh biết vị tha (bodhichitta, the altruistic awakening mind), vốn có sẵn hai nguyện vọng -- nguyện vọng đem đến an sinh cho người khác và nguyện vọng tìm kiếm phật quả cho mục đích này. Đó là sự tiến bộ do chúng ta thật chứng tâm bồ đề thật. 2. Một tiếp cận theo hệ thống Bạn có thể thấy rằng nền tảng của tâm bồ đề -- và thật ra của tất cả các thành tựu trong Phật giáo là xuất li siêu việt. Tuy nhiên một sự thật chứng xuất li như thế chỉ có thể sinh khởi trên căn bản của huấn luyện theo hệ thống thứ tự -- xuyên qua một chuỗi tu tập thứ tự. Trong giai đoạn thứ nhất, bạn đào luyện vài phương pháp khác nhau để làm suy giảm sự bận tâm quá mức với các quan tâm của cuộc đời này. Một khi bạn đã đạt được điều đó, lúc đó bạn sẽ đào luyện các tu tập để vượt khỏi các bận tâm quá mức với các quan tâm về các cuộc sống tương lai. Với những tu tập này, bạn dần dần lưu xuất một mong cầu thật để đạt được tự do cách tuyệt sinh tử luân hồi. Đại sư Vô Trước thuộc thế kỉ thứ tư, trong các bản viết đã nói đến các hành giả với trình độ khác nhau -- các hành giả của các giai đoạn sơ khởi, các giai đoạn trung cấp, các giai đoạn tấn cấp và tiếp theo. Trên căn bản ngài Vô Trước phân biệt các trình độ của các hành giả, ngài A đề sa (Atisa, 982-1054), trong tác phẩm của ngài ‘Ngọn đèn cho đạo lộ tới giác ngộ’ (Lamp for the Path to Enlightenment; Bodhipathapradipa; Bồ Đề Đạo Đăng), trình bày toàn bộ các yếu tố của đạo lộ của Phật trong khuôn khổ cấu trúc của các tu tập theo ba phạm vi -- phạm vi sơ khởi, phạm vi trung cấp, và phạm vi tấn cấp (initial scope, intermediate scope; and advanced scope) . Tất cả bốn học phái của Phật giáo Tây Tạng đều theo cách tiếp cận theo thứ tự của ngài Atisa. Tỉ dụ, trong truyền thống Nyingma, Ngài Longchenpa (1308-64) , đặc biệt trong tác phẩm “Tâm tự tại” (Mind at ease) của ngài, trình bày một hệ thống thứ tự về cấu trúc căn bản của đạo lộ trong các phương diện “chuyển hướng tâm xa lìa bốn thái độ giả dối”, và chúng ta cũng tìm thấy cách tiếp cận như vậy trong tác phẩm “ Kho Tàng Ngọc Như Ý” (Treasury of the Wish-Fulfilling Gem) của ngài. Trong truyền thống Kagyu, ngài Gampopa (1079-1153) trong “Giải Thoát Trang Nghiêm” (Jewel Ornament of Liberation) trình bày một tiếp cận theo hệ thống thứ tự đối với đạo lộ, trong đó tiến trình luyện tâm được trình bày theo phương diện bốn tâm niệm chuyển tâm về với Pháp. Chúng ta cũng tìm thấy một tiếp cận tương tự trong truyền thống Sakya (Sakya: một địa danh) trong các giáo pháp về con đạo lộ và thành quả (lamdré), trong đó nhấn mạnh vào vượt qua các sắc tướng/hiện tướng và các thứ theo cách thức có hệ thống thứ tự. Tác phẩm “Minh Giải Mục Đích Của Phật” (Clarifying the Buddha’s Intent) của ngài Sakya Pandita cũng viết theo một tiếp cận hệ thống tương tự. Cuối cùng, nói đến học phái Geluk -- với các giáo pháp về các giai đoạn của đạo lộ tới giác ngộ (lamrim) -- rõ ràng thực hành theo cách tiếp cận của ngài Atisa. Nếu chúng ta nhìn vào kinh nghiệm bản thân, chúng ta có thể cũng thấy giá trị của cách tiếp cận theo hệ thống để tu tập. Tỉ dụ, nếu chúng ta chiếu soi cẩn thận, chúng ta sẽ công nhận rằng, để tăng trưởng một nguyện vọng thật mong thoát khỏi sinh tử luân hồi, một nguyện vọng thật mong niết bàn, chúng ta phải tìm thấy một con đường vượt qua được tham luyến các thứ thượng hạng (excellences) hoặc các lạc thú của hiện hữu bất giác này. Chừng nào chúng ta vẫn không có cảm thức thật đó về xa lìa các phẩm chất và các phong phú của sinh tử luân hồi, ước nguyện cho giải thoát sẽ chẳng bao giờ thật. Điều này gợi ý rằng chúng ta phải tìm thấy một cách chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi bận trí cố hữu với thành quả cuối cùng về vị thế của chúng ta trong sinh tử luân hồi (from preoccupation with the fate of our status in samsara). Để chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi bận trí với các quan tâm về một cuộc sống tương lai, chúng ta trước nhất cần có khả năng chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi ám ảnh với các sự vụ về cuộc sống này (affairs of this life). Vì nếu chúng ta hoàn toàn bị thấm hút với các quan tâm về đời sống này, sự mong cầu mãnh liệt cho một tương lai tốt đẹp hơn trong một đời sống tương lai sẽ không sinh khởi ngay từ khởi đầu. Con đường chúng ta đi tắt để tránh né sự bận trí quá mức đó là bằng cách chiếu soi sâu sắc trên sự vô thường và bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống (transient nature of life). Khi chúng ta chiếu soi (reflect) trên bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống, tâm niệm chăm sóc về thành quả cuối cùng trong tương lai (future fate) trở thành quan trọng nhiều hơn. Tương tự, sự bận trí quá mức với các quan tâm về các đời sống tương lai thì được giảm bớt đi bằng cách chiếu soi trên các nguyên nhân và hiệu quả theo hành nghiệp, và đặc biệt trên các khiếm khuyết của sinh tử luân hồi. Về phương diện các nguồn văn bản có tiếp cận theo hệ thống trong luyện tâm, chúng ta có thể kể đến “Bốn trăm tụng về Trung Đạo của ngài Thánh Thiên (Aryadeva’s Four Hundred Stanzas on the Middle Way). Ngài Thánh Thiên là một học trò chính yếu của ngài Long Thọ, và tác phẩm của ngài mở đầu với lời thệ nguyện biên tập, và tiếp đến tiến thẳng vào tâm điểm bản văn. Đây là một điểm nổi bật đáng chú ý vì không có bài tụng ca ngợi theo như truyền thống, do ngài có ý định tác phẩm này chỉ là một phụ bản cho “Các tụng căn bản về Trung Đạo” (Trung Luận) của ngài Long Thọ. Trong “Bốn trăm tụng về Trung Đạo”, ngài Thánh Thiên viết như sau: Trước nhất, chúng ta phải ngăn ngừa các hành động bất thiện; Thứ nhì, chúng ta phải ngăn ngừa chấp thủ ngã; Và cuối cùng, chúng ta phải ngăn ngừa các tri kiến. Người nhận biết như thế thật là người trí. Bài tụng này trình bày hệ thống thứ tự về tu tập luyện tâm. Nói tổng quát, ngài Tsong Khapa đã viết ba bản văn quan trọng về các giai đoạn của đạo lộ tới giác ngộ (lamrim): “Bản Đại Luận về Các giai đoạn của Đạo lộ” (bản viết dài), “Các giai đoạn của đạo lộ” ( bản viết dài trung bình), và bản ngắn nhất , “Các tụng về Kinh Nghiệm” (Lines of Experience). Tất cả các bản văn này về các giai đoạn tu tập cũng đều trình bày một hệ thống thứ tự về luyện tâm. Tỉ dụ, tất cả đều bắt đầu với thiền quán về giá trị và năng lực tiềm ẩn của cuộc sống làm người, cuộc sống thì vốn sẵn có các cơ hội và các thời gian nhàn hạ (leisures) không làm cho đi vào cuộc sống các cõi thấp (3 cõi thấp súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Sau điều này là thiền quán về tính xác thật và sự xảy ra cấp bách của cái chết (the certainty and imminence of death) -- bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống -- và kế tiếp là tìm nơi nương tựa trong Tam Bảo, thực hành các nguyên tắc tổng quát của nương tựa (quy y), đó là sống tuân theo luật nguyên nhân và hiệu quả. Kết hợp chung các thiền quán này và các hành nghiệp (actions) trình bày nguyên bộ tu tập cho các hành giả của nguyện vọng có phạm vi sơ khởi. Theo cách nói trong các bản văn đạo lộ theo giai đoạn thứ tự (lamrim texts), tập hợp chuyên biệt các tu tập tương ứng cho mỗi cá nhân -- dù là phạm vi sơ khởi, trung cấp, hoặc tấn cấp -- có thể được thấy là hoàn tất trong chính chúng. Thế nên, tỉ dụ, phần mục về phạm vi sơ khởi trình bày các yếu tố hoàn tất của đạo lộ hoàn thành mong cầu tâm linh của phạm vi sơ khởi, đó là đạt được tái sinh phúc duyên (favorable rebirth). Cũng vậy, phạm vi trung cấp gồm có phạm vi sơ cấp trong nó, gồm tất cả các tu tập cần thiết để đạt được mục đích của nó, đó là giải thoát cách tuyệt sinh tử luân hồi. Cuối cùng, các tu tập cho phạm vi tấn cấp, khi kết hợp với các tu tập của hai phạm vi đứng trước, là đầy đủ để đem hành giả tới mục tiêu giác ngộ hoàn toàn. Bản văn ngắn mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ”, mặc dầu thuộc vào thể văn các giai đoạn của đạo lộ, trình bày vài yếu tố của các tu tập theo một thứ tự khác biệt đôi chút. Tỉ dụ, thiền định về nghiệp được trình bày trong ngữ cảnh của vượt trên các bận trí với các quan tâm về các cuộc sống tương lai. 3. Xuất li Giờ đây chúng ta đọc bản văn của ngài Tsong Khapa, mở đầu với lời chào kính lễ như thông lệ: Kính lễ các vị thầy tôn quý! Lời kính chào bao gồm sự tu tập do lòng tín nhiệm đúng đắn vào minh sư (qualified spiritual teacher), nó cũng là nền tảng cho tất cả các phẩm tính không những chỉ đời này mà cũng còn cho các đời vị lai. Lời kính chào gửi đến các vị thầy để nhấn mạnh điểm này. Tiếp đến, trong tụng thứ nhất, chúng ta đọc: 1. Tôi sẽ giảng nơi đây theo khả năng cao nhất của tôi tinh yếu của tất cả các giáo pháp của Đấng Tối Thắng, đạo lộ được ca ngợi bởi tất cả các bồ tát tuyệt hảo cửa ngõ (gateway/entry) cho các người phúc duyên mong cầu giải thoát Trong tụng này, tác giả cam kết biên tập bản văn. Trong tụng thứ hai, ngài khuyến tấn những người phúc duyên lắng nghe những gì ngài trình bày. Ngài viết: 2. Hãy lắng nghe với tâm trí trong sáng, những người phúc duyên Bạn mong cầu đạo lộ hài lòng chư Phật Hãy tinh tấn đem lại ý nghĩa cho nhàn hạ và cơ hội và không bị mê đắm vào lạc thú của luân hồi. Ba tụng kế tiếp chung nhau trình bày phương diện chính yếu thứ nhất của đạo lộ -- xuất li siêu việt (true renunciation). Tụng thứ ba giải thích sự quan trọng của đào luyện xuất li siêu việt. Tụng thứ tư trình bày phương pháp thật tế để đào luyện xuất li như thế. Và tụng thứ năm trình bày biện pháp, hoặc các điều khoản, về lưu xuất xuất li siêu việt. Ba phương diện này của tu tập -- sự quan trọng của nó, phương pháp thật tế, và biện pháp để thành công -- sẽ cũng được áp dụng đối với cách trình bày về tâm bồ đề trong những tụng tiếp theo. Chúng ta đọc trong tụng thứ ba: 3. Không có xuất li siêu việt thì không có cách nào làm tĩnh lặng ao ước lạc thú và các thành quả của đại hải sinh tử luân hồi; vì khát vọng hiện hữu hoàn toàn xiềng xích chúng ta trước nhất hãy tìm kiếm xuất li siêu việt. Bây giờ biểu từ này “xuất li siêu việt” nhấn mạnh một loại đặc biệt của xuất li được tìm kiếm nơi đây. Ngay các sinh vật tự chúng cũng tránh né các trải nghiệm đau đớn hiển nhiên và cũng bị đẩy lui bởi đau thương như thế. Đó không phải là xuất li siêu việt. Cũng giống thế, các thiền giả đang mong ước sinh vào các cõi sắc hoặc vô sắc có thể từ chối sự hấp dẫn của các cảm thọ lạc thú và hoan hỉ -- mức độ thứ hai của đau khổ, đau khổ của biến dịch -- để ủng hộ trạng thái hoàn toàn trung tính. Tuy nhiên, đó cũng không phải là xuất li siêu việt. Xuất li chúng ta đang nói ở đây là một tâm niệm tránh xa ngay cả mức độ thứ ba của đau khổ, sự đau khổ do duyên hội (the suffering of pervasive conditioning). Ở đây, chúng ta cần có một công nhận căn để (deep-rooted recognition) về sự đau khổ do duyên hội là một hình thức của đau khổ, và cũng một sự công nhận rằng gốc rễ của tiến trình nhân duyên này là vô minh căn bản. Thế nên xuất li siêu việt là một trạng thái của tâm mong cầu thật và sâu sắc đạt tự do cách tuyệt trói buộc của vô minh. Trạng thái này của tâm được tạo lập trên lí hội thông hiểu theo suy lí và cũng được thúc đẩy bởi bát nhã/ trí tuệ siêu việt. Người đời đôi khi hiểu lầm xuất li là trạng thái chán nản với cuộc sống. Khi họ tranh đấu để thành công trên thế giới và họ thất bại, đụng đầu với đủ loại các vấn đề, trở thành chán nản và, do từ tuyệt vọng nên nói họ đang xuất li mọi thứ. Đó không phải là loại xuất li mà chúng ta đang nói đến. Đó là chủ nghĩa chủ bại (That is defeatism). Xuất li thật thì được đặt căn cứ trong sự lí hội thông hiểu sâu sắc về bản chất của đau khổ và sinh tử luân hồi. Trong thật tế tụng chú của Phật Thích Ca Mâu Ni “Om muni muni mahamuniye svaha” khẩn cầu “Đấng Hùng Lực, Đấng Đại Hùng Lực” (the Able One, the Great Able One). Một vị giác ngộ có đại năng lực và mức độ cao về tự tin trong khả năng hoàn thành mục tiêu. Đây không phải là một tự tin ngây thơ hoặc tín thành ngây thơ nhưng là một thứ được căn cứ trong lí hội thông hiểu và trí tuệ. Như vậy xuất li siêu việt mang tính phật giáo không phải là một xuất li của một người bị loại bỏ do cảm thấy vô năng và thở dài “Tôi mệt mỏi quá rồi! Tôi đáng thương!”. Trong tụng này “vì khát vọng hiện hữu hoàn toàn xiềng xích chúng ta”. Điều này trực chỉ tới điều chúng ta đã thảo luận trước đây, cách nào khát ái và chấp thủ tái tăng hoạt các tiềm năng hành nghiệp và đem chúng tới một trạng thái sinh sản và kế đó sinh khởi tới một tái sinh khác nữa trong sinh tử luân hồi. Chúng ta đã nói về cách nào, nếu tiềm năng về hành nghiệp không bị tái tăng hoạt và không được lên đỉnh cao bởi khát ái và chấp thủ, lúc đó tái sinh sẽ là chuyện bất khả. Điểm chủ yếu ở đây là ái và thủ, là các sự nối dài của vô minh, đều là cái kiến lập tái sinh của chúng ta. Đây là lí do tại sao khi các kinh điển lập danh sách các thuộc tính của một con người tâm linh thật, tự do cách tuyệt với tham thì được liệt kê trước nhất, bởi vì tham và ái đều là cái trói buộc chúng ta vào sinh tử luân hồi. Về phương pháp thật tế để đào luyện xuất li siêu việt, chúng ta đọc: 4 a-b Từ đào luyện thái độ rằng đời sống làm người này thì khó mà tìm được và chúng ta không dư thời gian, nên các bận trí với đời sống này sẽ chấm dứt. Điểm chủ yếu ở đây là rằng, như chúng ta đã thảo luận trong các chương trước đây, một mong cầu thật để đạt giải thoát sẽ chỉ sinh khởi trên căn bản của lí hội thông hiểu diệu nghĩa thâm mật của bốn chân lí cao qúy, và kế tiếp điều này đến từ thiền quán thâm sâu và chiếu soi trên động lực học nhân duyên của tái sinh trong sinh tử luân hồi. Điều này gợi ý rằng để lưu xuất một sự xuất li siêu việt, mong cầu giải thoát, nhiều chiếu soi -- nhiều tư duy và thiền quán -- là được cần đến. Chuyện chỉ được sinh ra làm người thì hiển nhiên không đủ. Bạn cần phải ứng dụng tâm trí của bạn và ứng dụng trí tuệ của bạn vào tiến trình tu tập những tâm niệm này một cách sâu sắc. Chỉ sau đó xuất li siêu việt sẽ sinh khởi bên trong bạn. Sự xuất li siêu việt có lẽ khó thật chứng khi làm người, nhưng các loại hữu tình khác gần như không thể nào đào luyện được. Từ toàn cảnh khách quan đó, chúng ta có thể thấy giá trị tuyệt vời mà hiện hữu làm người (human existence) đem lại. Và không những chỉ hiện hữu làm người được giao ủy khả năng như thế để chiếu soi, nhưng cơ hội nó hội hiệp chúng ta theo đuổi các thật chứng như thế thì thật là hi hữu. Trong các cách thức này, chúng ta có thể thấy sự quan trọng của chiếu soi trên giá trị và sự quý báu của hiện hữu làm người. Khi chúng ta lí hội thông hiểu tiếp cận của sự huấn luyện theo hệ thống trong phương cách này, lúc đó chúng ta sẽ tán thưởng những gì chúng ta tìm thấy trong “Trang nghiêm Giải Thoát” của ngài Gampopa (Jewel Ornament of Liberation), trong đó ngài nói rằng nền tảng của sự tu tập của chúng ta là tính Phật (như lai tạng; tathagatagarbha) -- thể tính hoặc hạt giống quả phật mà tất cả các hữu tình đều sở hữu. Lí thuyết về tính Phật tuyên bố rằng chúng ta tất cả đều sở hữu một tiềm năng cho quả phật; chúng ta tất cả đều sở hữu tính khả hữu nhổ sạch các nhơ nhuốm của tâm (the possibility of removing the pollutants of the mind) và đạt đến tâm tuệ giác siêu việt của phật. Thế nên tính phật này, tiềm năng bẩm sinh cho quả phật, thì thật sự là nền tảng. Căn cứ trên nền tảng này, các duyên nhất định (certain conditions) cần được kết hợp cho đạo lộ của chúng ta thành công. Nội duyên mà chúng ta cần đến là sinh làm người. Ngoại duyên là gặp được một minh sư. Khi hai duyên này, đối nội và đối ngoại, hội hiệp trên căn bản của nền tảng, đó là tính phật, lúc đó chúng ta sẽ có cơ hội vượt qua một cách thứ tự và nhổ đi tất cả các nhơ nhuốm của tâm, từ cái hiển nhiên nhất tới cái vi tế nhất. Một lần nữa, chúng ta thấy tại sao thật là quan trọng chủ yếu để tôn qúy cơ hội hội hiệp cho chúng ta do ở hiện hữu làm người của chúng ta và thực hiện thiền quán về sự quý báu của hiện hữu làm người một yếu tố quan trọng cho sự tu tập của chúng ta. Tương tự, vì ngoại duyên để gặp được minh sư là quan trọng chủ yếu, tìm kiếm và tin cậy vào một minh sư là một điều rất quan trọng. 5. Một minh sư (a qualified teacher) Các phẩm chất của một vị thầy sẽ khác biệt tùy theo ngữ cảnh. Tỉ dụ, các văn bản giới luật tu viện trình bày một tập hợp phẩm tính của một vị thầy, và nếu là vấn đề thọ nhận giới điều về giới luật, lúc đó bạn cần làm sao chắc chắn cá nhân mà bạn tìm kiếm làm thầy của bạn đang sở hữu những phẩm chất căn bản được quy định trong các văn bản luật tạng. Tương tự, các văn bản về giáo pháp Đại Thừa tổng quát cũng liệt kê các phẩm tính chuyên biệt của các vị thầy. Tỉ dụ, “Trang Nghiêm Đại Thừa Chư Kinh của Ngài Di Lặc” ( Maitreya’s Ornament of Mahayana Sutras) liệt kê mười phẩm tính chuyên biệt của một vị thầy Đại Thừa. Và trong các giáo pháp Kim cương thừa, mỗi thứ lớp của bốn tantra đều trình bày những thuộc tính chuyên biệt cần yếu phải có của một minh sư. Bạn cần làm sao chắc chắn rằng bạn thông hiểu vững vàng những phẩm tính then chốt của một vị thầy và rằng cá nhân mà bạn tìm kiếm để làm thầy của bạn đang sở hữu những phẩm tính này. Chẳng hạn, một vị thầy phải có giới hạnh, tâm tĩnh lặng, và trí tuệ về các kinh điển. Vị thầy (nam/nữ) xét về mặt lí tưởng, có tuệ quán thật về điều đang giảng dạy và, tối thiểu, trình độ cao cấp hơn người học về chủ đề đang được giảng dạy. Cho tới khi bạn có sự xác tín rằng cá nhân bạn mong ước là thầy của bạn sở hữu các phẩm tính này, bạn cần quan sát, khảo sát cá nhân đó một cách cẩn thận. Trong thời gian chờ đợi (để khảo sát), nếu bạn cần nhận giáo pháp, hãy giao tiếp với vị thầy này nhiều hơn so với một đồng nghiệp mà bạn đang đối thoại và thảo luận, nhưng không là một vị thầy theo ý nghĩa chính thức. Nếu theo cách khác, có thể có những vấn đề, như đã xảy ra trong những thời gian gần đây. Bạn cần cẩn thận. Về phần vị thầy, ngài Tsongkhapa đã tuyên bố nhấn mạnh trong Bản Đại Luận Giải của ngài rằng nếu một người không được kỉ luật bằng giới hạnh, thì không thể tạo cảm ứng kỉ luật giới hạnh trong các tâm trí các kẻ khác. Nếu bạn đã không kỉ luật giới hạnh được tâm trí của bản thân bạn, bạn không thể thuần hoá các tâm trí của các kẻ khác. Thế nên, những ai mong cầu giảng dạy và giúp đỡ các người khác trước nhất phải thuần hoá chính tâm trí của họ. Những thành viên của Tăng già đang mặc áo tu sĩ và đang quản trị các trung tâm Phật giáo thì đặc biệt cần phải làm sao cho chắc chắn rằng họ sống hoàn toàn theo mẫu mực của một hành giả thật và thành viên của giáo đoàn của Đức Phật. Kế tiếp ngài Tsongkhapa giảng giải tiến trình chúng ta cần theo để kỉ luật tâm trí. Ngài nói tiến trình này cần được căn cứ trên cấu trúc tiếp cận tổng quát của đạo lộ của đức Phật. Như ngài đã giảng, “cấu trúc tổng quát” là ba huấn luyện tăng thượng (three higher trainings) -- các huấn luyện tăng thượng trong giới hạnh, thiền định và trí tuệ. Chúng ta phải trước nhất kỉ luật tâm trí của bản thân trên căn bản này. Hãy nói về một cá nhân kiến lập một trung tâm Phật giáo, và trung tâm trở thành chỉ thuần là một cách kiếm sống. Đây là điều thật sự nguy hiểm. Tương tự, nếu một trung tâm trở thành đơn thuần một phương cách kiếm tiền, điều đó thì cũng không tốt. Điều này khiến tôi nhớ đến một quyển tự truyện của một vị thầy thuộc học phái Nyingma nguyên quán ở Kongpo, tên là Tselé Natsok Rangdroll. Ngài là một nhà sư và một đại hành giả. Trong tự truyện của ngài, ngài ghi rằng ở Tây Tạng, cách chủ yếu để du hành từ nơi này sang nơi khác là cưỡi một con ngựa. Ngài viết rằng, từ lúc còn rất nhỏ, ngài đã quyết định không cưỡi trên các con ngựa do lòng đại bi với các sinh vật. Ngài luôn luôn đi bộ từ nơi này sang nơi khác. Sau đó, ngài đã xuất li luôn chuyện ăn thịt. Bởi vì ngài là một vị lạt ma có danh vị, bất cứ nơi nào ngài đã đi tới nhiều người -- những kẻ tận tụy ủng hộ -- đều dâng các lễ vật tới ngài. Ngài cảm thấy rằng, theo một ý nghĩa nào đó, ngài đang thành một lái buôn giáo pháp tâm linh. Như vậy ngài quyết định không nhận bất cứ lễ vật gì về các giáo pháp mà ngài giảng dạy. Ngài tạo lập một tỉ dụ tiêu biểu thật sự. Cách đây vài năm, tôi đã bắt đầu từ chối bất cứ lễ vật về các giáo pháp mà tôi giảng dạy. Trong quá khứ, đã có phong tục dâng lễ vật tới tôi vào lúc kết thúc của khoá giảng, nhưng tôi không cần bất cứ khoản tiền gì cho cuộc sống bản thân -- tôi chẳng có chuyện gì cần tiêu đến tiền. Nói về trước kia, tôi sẽ phân chia lễ vật cho vào các dự án hữu ích và các công trình chính nghĩa (causes). Khi tôi đã thực hiện điều đó, đôi khi tôi đã bỏ quên các dự án quan trọng, và nhiều người sẽ cảm thấy đã bị bỏ ra ngoài và đã bị thất vọng, suy nghĩ, “Ồ, Đạt Lai Lạt Ma chẳng cho chúng ta một chút gì, ngài đã cho họ hết cả”. Băn khoăn về ai sẽ nhận được tiền, điều này đã trở thành một chuyện nhỏ buồn tẻ (a chore), một trách nhiệm có thể né tránh được (an unnecessary responsibility; unnecessary=avoidable), và là một chuyện nhức đầu. Như vậy tôi đã tỏ rõ rằng tôi không muốn nhận bất cứ lễ vật gì khiến cho cuối cùng gánh vác thêm gánh nặng này. Thay vào đó các nhà tổ chức nên cố gắng làm các giá vé giảm xuống để có nhiều người hơn có khả năng hưởng lợi ích từ các buổi giảng pháp này. Nếu mọi người muốn tặng tiền tới những công trình chính nghĩa khác nhau, họ không cần phải tặng tiền xuyên qua trung gian của tôi. 6. Lợi ích vượt trên đời này Chúng ta đã đọc trước đây tụng ngôn “đời sống làm người này thì thật khó tìm kiếm được” . Điều này cho thấy sự quý báu hoặc hi hữu của hiện hữu làm người được nói đến ở trên. Nói tổng quát, phẩm tính của một sự vật nào đó càng lớn, các nhân và duyên của nó càng hiếm có hơn. Hiện hữu làm người là cực kì hiếm có, cực kì khó khăn để các nguyên nhân kết hợp lại. Không chỉ điều đó, đời sống của chúng ta cũng chuyển biến nhanh chóng (transient), trong đó các cái chết của chúng ta là chắc chắn; trên đỉnh của chuyện đó, thời điểm cái chết sẽ duyên hội xảy ra thì không thể tiên đoán được. Trong cách này, chúng ta cần chiếu soi trên tính chắc chắn/ tính nhất định của cái chết và tính bất khả tiên đoán của thời điểm chết (the certainty of death and the unpredictability of its timing), và chúng ta cần công nhận rằng ở thời điểm chết, hoặc sau khi chết, chẳng có một sự vật gì ngoài sự tu tập Pháp chúng ta đã thực hiện sẽ làm lợi ích cho chúng ta. Như chúng ta đã thấy trong thảo luận về mười hai chi duyên khởi, tâm thức / ý thức hành động như kho tàng kí gửi cho các tập khí kiến lập bởi các hành nghiệp quá khứ của thân, ngữ, và tâm. Khi một hành nghiệp như thế được thực hiện, biến cố / sự kiện chấm dứt, nhưng nó để lại một tập khí /dấu ấn trên tâm thức. Chính là những tập khí này được chuyển vận xuyên qua các kiếp sống. Khi chúng hội đủ các đúng duyên (right conditions), các tập khí được tăng hoạt và tăng cao và sản sinh các quả của chúng. Như vậy, khi chúng ta quy chiếu tới Pháp trong câu nói rằng “chỉ Pháp sẽ làm lợi ích chúng ta sau khi chết”, chúng ta đang quy chiếu tới các tiềm năng nghiệp tích cực chúng ta đã huân tập /in dấu (imprinted) trên tâm thức của chúng ta. Những tiềm năng nghiệp tích cực này chỉ có thể được huân tập và được đào luyện bằng thực hiện các hành nghiệp có động cơ lí do là ý định đức hạnh hoặc tâm linh (motivated by ethical or spiritual intention), bất kể đó là một ý định vị tha để giúp một người hoặc một ý định thể hiện bởi các phẩm chất tích cực khác, tỉ dụ xuất li hoặc chính tín. Các hành nghiệp được động cơ lí do bởi các ý định tích cực như thế đều trở thành các hoạt động nghiệp tích cực (positive karmic activity). Pháp có thể làm lợi ích chúng ta sau khi chết là những tiềm năng nghiệp tích cực này mà chúng ta có thể đem theo tới đời sống mới. Khi chúng ta chết, bất kể giàu có như thế nào chúng ta đã thâu tạo, chẳng một cái gì của nó chúng ta có thể đem qua đời sống kế tiếp. Chúng ta có thể nổi danh bất kể thế nào, danh tiếng đó sẽ không vươn tới cuộc đời kế tiếp. Bao nhiêu bạn tốt và những thành viên gia đình yêu thương chúng ta có thể có, bất kể thế nào, không một ai trong họ có thể được đem theo tới cuộc đời kế tiếp. Sự vật duy nhất được đem theo qua đời kế tiếp là các tiềm năng nghiệp tích cực chúng ta đã huân tập trên tâm thức, bất kể tích cực hoặc tiêu cực. Nói tổng quát, các hành nghiệp được tạo lập xuyên qua thân của chúng ta, ngữ của chúng ta, hoặc tâm của chúng ta. Các hành nghiệp như thực hiện các lễ kính, đi nhiễu các thánh địa, và trao tặng tặng phẩm nhân đạo tới các người có nhu cầu đều là các hành nghiệp của thân. Tương tự, trì tụng các thần chú, thực hành các cầu nguyện, và v.v… đều là các hoạt động Pháp của ngữ. Hoạt động Pháp của tâm gồm có các tâm niệm tích cực như tâm bình đẳng (equanimity), đại bi, chính tín, và nhiều thật chứng của đạo lộ. Giữa các hành nghiệp của thân, ngữ, và tâm, hai hành nghiệp đầu không là cái quan trọng nhất. Lí do tại sao như thế thì hoàn toàn đơn giản: một cá nhân có thể thực hiện cái giống như hoạt động tâm linh về mặt thân và ngữ -- các lễ kính, trì tụng các thần chú, và v.v… trong lúc đồng thời vẫn neo chứa ác ý (ill will), tham lam, hoặc vài phiền não khác; những hành nghiệp như thế của thân và ngữ có thể đồng hiện hữu với một hoạt động bất thiện. Thế nên, các hành nghiệp của thân và ngữ đều là các thứ thứ yếu -- chúng đều không là tu tập Pháp chân thật (the real Dharma practice). Tu Tập Pháp chân thật được thực hiện với tâm. Các tu tập thiện hảo của tâm -- tỉ dụ đào luyện từ bi và đại bi (loving-kindness and compassion), chiếu soi trên bản chất chuyển biến nhanh chóng của đời sống, hoặc tuệ quán vô ngã -- không thể nào đồng hiện hữu với một trạng thái bất thiện của tâm. Trong suốt thời kì mà các tu tập Pháp thiện hảo tinh thần đang diễn ra, không hoạt động tiêu cực nào nào có thể xảy ra. Đó là lí do tại sao các hành nghiệp Pháp của tâm thì tối thượng; đó chính là hành nghiệp Pháp thật. Nhận biết điều này, chính là một điều quan trọng để bảo đảm tính trong sáng của động cơ lí do tu tập. Thường động cơ lí do của chúng ta cho tu tập Pháp thì bị nhơ nhuốm bởi các quan tâm thế tục, bất kể là cầu cho sống lâu, giàu có, khoẻ mạnh, hoặc thành công thế tục. Dĩ nhiên nếu nguyện vọng của bạn cầu cho giàu có hoặc sống lâu được đặt căn cứ trong tâm bồ đề, nguyện vọng đạt tới quả Phật vì lợi ích của tất cả các hữu tình -- nếu sống lâu hoặc giàu có được tìm kiếm như là phúc duyên để đi xa hơn nữa tới mục tiêu tối hậu đó -- điều đó thì tốt. Về mặt khác, nếu mong cầu được giàu có hoặc khoẻ mạnh trở thành động cơ lí do chủ yếu của bạn, lúc đó ngay nếu bạn đang trì tụng các thần chú hoặc thực hành các nghi lễ tantra, việc đó chỉ là hoạt động thế tục. Thật ra, nếu một cá nhân cầu khẩn van nài (propitiate) thần bảo hộ phú quý Jambala (the deity of wealth Jambala) với mục đích chủ yếu trở thành giàu có, chính là mở ra câu hỏi có hoặc không có chuyện Jambala sẽ thỏa mãn các mong ước của họ. Jambala, một vị thần bảo hộ với một cái bụng phệ có thể trông giống như một nhà triệu phú, nhưng chuyện ông sẽ tặng cá nhân đó một triệu thì là điều đáng nghi! Tôi đã có vài lần đề cập với các nhóm người Tây Tạng rằng nếu cầu khẩn Jambala đã thật sự làm kẻ nào đó thành một nhà triệu phú, chúng ta sẽ thấy một số nhà triệu phú Tây Tạng vào giờ này, nhưng chuyện đó không hề thấy! Về mặt khác, chúng ta thấy rõ trong các cộng đồng khác một số các nhà triệu phú mà họ đều không cầu khẩn Jambala nhưng những người này đã tích tập giàu có xuyên qua làm việc siêng năng vất vả. Thế nên chính là một điều quan trọng khi chúng ta thực hiện các hoạt đông tâm linh mà động cơ lí do của chúng ta, ý định của chúng ta đều không bị nhuốm màu bởi các quan tâm thế tục. 7. Đau khổ của sinh tử luân hồi Tiếp đến chúng ta đọc: 4 c-d Bằng thiền quán nhiều lần tính không thể bị ngăn chặn của nghiệp và đau khổ của sinh tử luân hồi, các bận trí với các đời sau sẽ chấm dứt. “Chân lí của nghiệp” ở đây là luật của nghiệp có bản chất không thể bị ngăn chặn được. Nói rộng, nếu bạn đã kiến tạo một nghiệp biệt thù bạn sẽ gặt được quả của nghiệp đó. Điểm chủ yếu của thiền quán đau khổ sinh tử luân hồi ở đây là, như đã được giải thích trước đây, sự công nhận rằng chừng nào mà chúng ta vẫn còn bị xiềng xích vào căn bản vô minh, sẽ chẳng có hạnh phúc thật và lâu dài. Thấy điều này, chúng ta bắt đầu công nhận rằng hiện hữu sinh tử luân hồi, do bản chất của chính nó, là lỗi lầm. Để lí hội thông hiểu cách nào để thiền quán đau khổ của sinh tử luân hồi, chúng ta có thể đem tụng thứ bảy vào đây trong ngữ cảnh của tăng trưởng xuất li thật: Hữu tình bị cuốn trôi không ngừng bởi bốn dòng sông uy mãnh; Họ bị trói buộc chặt chẽ bằng các xiềng xích khó trốn thoát của nghiệp; Họ bị vướng bẫy và bị giam cầm bên trong lồng sắt của chấp ngã; Họ bị bao bọc trong sương mù dày đặc của vô minh. Trong chính bản văn, các thiền quán này được trình bày trong ngữ cảnh của phát tâm đại bi. Đại bi và xuất li siêu việt thì rất tương tự nhau; sự khác biệt là tiêu điểm của thiền quán -- xuất li siêu việt quan liên tới bản thân chúng ta và đau khổ của bản thân chúng ta, trong khi đại bi quan liên tới các hữu tình khác và đau khổ của họ. Đó là lí do tại sao, khi đào luyện xuất li siêu việt, nuôi dưỡng các thiền quán này và mở rộng chúng tới bản thân chúng ta là điều hữu ích. Chúng ta làm điều này như sau. Trước nhất chúng ta chiếu soi trên sự kiện rằng chúng ta liên tục bị cuốn trôi theo bốn dòng sông. Ở đây “bốn dòng sông” là sinh, bệnh, già, và chết. Chúng ta bị quét sạch một cách không thương xót (unrelentingly swept) trong bốn dòng nước của bốn con sông này. Như dòng kế tiếp của tụng này nói, trong khi chuyện này xảy ra, chúng ta bị trói buộc chặt chẽ bởi các giây xích của nghiệp. Nếu chúng ta bị cuốn trôi nhưng không bị trói buộc, ít nhất chúng ta cũng có một chút hi vọng nào đó trốn thoát được. Nhưng vì các chi của chúng ta bị trói buộc, lúc đó hi vọng trốn thoát đó càng xa xôi hơn nữa. Trong thảo luận về mười hai chi duyên khởi, chúng ta đã thấy cách nào già và chết khởi lên khi có sinh. Sinh, chi thứ mười một, khởi lên từ hữu hoặc tiềm năng nghiệp quả tăng mạnh (hữu được đặt tên theo quả của nó, nên được gọi là hữu. ĐHP), chi thứ mười. Tiềm năng nghiệp quả tăng mạnh này khởi lên khi được kích hoạt bởi ái và thủ. Những chi này, đến lượt chúng, trở thành chỉ khả hữu khi có chi thứ nhì, hành nghiệp -- hành động tạo nghiệp đã được thực hiện. Chi đó, đến lượt nó, được động cơ lí do bởi căn bản vô minh, chi thứ nhất. Không có căn bản vô minh, hành nghiệp sẽ không xảy ra, và không có hành nghiệp, lúc đó tất cả các chi tiếp theo sau sẽ chấm dứt. Chúng ta cần phải chiếu soi trên cách nào, bị ràng buộc bởi các chi của chuỗi xích nghiệp quả này, chúng ta liên tục bị cuốn trôi trong dòng nước này của sinh, bệnh, già, và chết. Trên đỉnh của điều này, chúng ta bị vướng trong một cái lồng sắt của chấp ngã. Chấp ngã là chấp thủ vào hiện hữu hữu ngã của con người, chấp thủ vào hiện hữu cá nhân của bản thân chúng ta là thật có tự tính (as inherently real). Điều này cũng được biết đến là chấp thủ bản ngã (egoistic grasping). Và trong khi bị vướng mắc trong cái lồng này, chúng ta hoàn toàn bị bao phủ trong một sương mù dày đặc của vô minh, mà ở đây quy chiếu tới sự chấp thủ vào hiện hữu có tự tính của các hiện tượng. Tất cả điều này chủ yếu chỉ vào tình trạng sau đây: Trên căn bản của chấp thủ vào các hiện tượng là thật hữu có tự tính, sự chấp thủ vào ngã -- “Tôi là” -- sinh khởi. Trên căn bản của chấp thủ bản ngã này, chúng ta tạo nên nghiệp. Thế rồi nghiệp làm cho một chuỗi toàn thể các biến cố duyên hội xảy ra, tỉ dụ sinh, bệnh, già, và chết. Nếu bạn chiếu soi theo cách thức này, bạn cuối cùng sẽ nhận thức/thật chứng rằng sinh tử luân hồi, thì gần như vô tận -- nó không có một chấm dứt có thể nghĩ bàn được. Và trong cái bẫy của sinh tử luân hồi, chúng ta bị tra tấn đày đọa một cách vô tận bởi ba loại đau khổ (khổ-khổ, hành-khổ, duyên hội khổ). Như vậy chúng ta thấy rằng mặc dầu ngài Tsongkhapa diễn tả những ảnh chiếu này trong ngữ cảnh của phát tâm đại bi đối với những đau khổ của những kẻ khác, tụng ngôn này có thể được giới thiệu để thảo luận và được áp dụng cho đau khổ của bản thân chúng ta như là một cách thức đào luyện xuất li siêu việt. 8. Biện pháp để xuất li siêu việt. Kế đó tụng tiếp theo trình bày biện pháp để lưu xuất xuất li siêu việt, chúng ta đọc: 5. Tâm bạn được tập quen trong cách này, chẳng một sát na nào, lòng mong cầu phú quý của sinh tử luân hồi sinh khởi và tâm niệm mong cầu giải thoát ngày và đêm vào thời điểm này, xuất li siêu việt sinh khởi Điểm chủ yếu là khi bạn thấy từ đáy lòng của bạn rằng có khả hữu xoá bỏ vô minh, lúc đó tăng trưởng một mong cầu thật để đạt giải thoát trở thành nhiều hiện thực hơn. Cách tiếp cận ở đây thật sự phản chiếu các tiếp cận Phật giáo tổng quát mà chúng ta đã nói. Khi chúng ta nói về tiếp cận của đạo lộ phật giáo, chúng ta có thể phân chia nó thành ra hai tiếp cận. Một là một tiếp cận rất tổng quát phản chiếu cấu trúc căn bản của đạo lộ Phật giáo. Hai sẽ là một tiếp cận thích hợp cho một cá nhân biệt thù hoặc một khung cảnh biệt thù. Sự trình bày ở đây thì hoà hợp với Trung Luận của ngài Long Thọ, mà các thính giả được nhắm đến và hành giả là một cá nhân với khả năng tinh thần tăng thượng. Sự trình bày này phản ảnh tiếp cận tổng quát của đạo lộ của Đại Thừa, ở trong đó hành giả đào luyện lí hội thông hiểu sâu sắc về bản chất của giải thoát và, thếnên, lí hội thông hiểu về tính không trước khi tăng trưởng một sự xuất li siêu việt. Căn cứ trên sự lí hội thông hiểu về tính không của hành giả, hành giả công nhận rằng giải thoát là có thể đạt được, và sự công nhận đó tạo nên một mong cầu thật cho một sự giải thoát như thế. Tương tự, một hành giả bồ tát, trước khi tăng trưởng tâm bồ đề thật, cần trước nhất một sự lí hội thông hiểu nào đó về bản chất của giác ngộ đang được tìm kiếm, và đối với điều này, sự lí hội thông hiểu tính không thì cực kì chủ yếu. Tuy có thể nghĩ rằng tiếp cận này cho các hành giả thông minh có thể không thích hợp cho các cá nhân chỉ định (specific individuals), nhưng xuất li siêu việt -- mong cầu đạt được giải thoát -- đã được thật chứng bởi một hành giả như thế không mang một ý niệm rất rõ ràng về giải thoát gồm có gì. Ý niệm của họ là một loại không sáng tỏ, nhưng tuy vậy nó đủ mạnh mẽ cho họ tăng trưởng một mong cầu thật cho giải thoát hoặc cho quả phật. 9. Tâm bồ đề, tâm tỉnh biết Phương diện chính yếu thứ nhì của đạo lộ, tâm bồ đề, được trình bày tiến trình khởi đầu trong tụng thứ sáu. Trước nhất là trình bày lí do tại sao tăng trưởng tâm bồ đề, hoặc tâm tỉnh biết là điều quan trọng. Chúng ta đọc, 6. Xuất li siêu việt, nếu không có tâm bồ đề bảo dưỡng sẽ không trở thành một nguyên nhân lưu xuất đại lạc của giác ngộ thượng hảo; thế nên, các trí giả, đều phát tâm bồ đề vô thượng. Như điều này minh định, nếu xuất li siêu việt của chúng ta không có tâm bồ đề đi cùng, lúc đó chúng ta sẽ không có khả năng đạt được giác ngộ hoàn toàn. Kế tiếp, tụng thứ bảy, cùng với hai giòng đầu tụng thứ tám, trình bày phương pháp thực tế để đào luyện tâm bồ đề. Như chúng ta đã thấy bên trên, khi những dòng này được đọc trong quan liên tới tình trạng của bản thân chúng ta, chúng phát sinh xuất li siêu việt. Khi được đọc trong ngữ cảnh của đau khổ của các hữu tình, chúng làm cho sinh ra (engender) đại bi trong chúng ta. 7. Hữu tình bị cuốn trôi không ngừng bởi bốn dòng sông uy mãnh; Họ bị trói buộc chặt chẽ bằng các xiềng xích khó trốn thoát của nghiệp; Họ bị vướng mắc bên trong lưới sắt của chấp ngã; Họ bị bao bọc trong sương mù dày đặc của vô minh. 8. a-b Hữu tình tái sinh trong sinh tử luân hồi không chấm dứt nơi đó họ bị tra tấn bởi ba đau khổ. Kế tiếp, trong hai dòng cuối của tụng thứ tám, chúng ta đọc: 8.c-d Trạng thái của tất cả hữu tình là như thế, tất cả đều là các người mẹ của bạn (all just your mothers) Từ các cảm thọ tự nhiên của bạn, hãy vui lòng phát tâm bồ đề thượng. Phương pháp lưu xuất đại bi là trước nhất hãy công nhận bản chất của đau khổ. Chúng ta đã thảo luận điều này trên đây trong ngữ cảnh của đau khổ của bản thân chúng ta, và bây giờ chúng ta áp dụng sự phân tích giống như thế vào sự đau khổ của các kẻ khác để thấu hiểu bản chất của đau khổ của họ và tăng trưởng ý nguyện thương xót để giải thoát họ cách tuyệt đau khổ. Ở đây ngài Tsongkhapa sử dụng từ ngữ người mẹ, “tất cả đều là các người mẹ của bạn”, để quy chiếu tới các hữu tình khác. Bạn gọi họ các người mẹ của bạn để khuyến khích trong bạn một cảm thức sâu sắc về thân mật với họ và một quan tâm thật đối với an sinh của họ. Hai yếu tố này -- sự lí hội thông hiểu bản chất của đau khổ và một cảm giác thân thiết với các hữu tình khác -- trở thành căn bản để tăng trưởng một ham muốn thật để bảo đảm an sinh cho các người khác. Khi ý nguyện xót thương này để làm giảm đi đau khổ của các người khác được mở rộng tới tất cả các hữu tình một cách không điều kiện, lúc đó bạn đã thật chứng được cái được gọi là đại bi, nó lúc đó dẫn tới một cảm thức cam kết là bản thân bạn sẽ tạo ra an sinh cho các người khác, một nghị quyết vị tha ngoại hạng (extraordinary altruistic resolve) đã sinh khởi trong bạn. Và khi bạn tăng trưởng một nguyện vọng tức thời, xác thật mong cầu quả phật, giác ngộ hoàn toàn, để thành tựu mục đích này, lúc đó bạn đã lưu xuất tâm bồ đề, tâm tỉnh biết và tâm đó vốn có sẵn hai nguyện vọng này -- nguyện vọng tạo ra an sinh cho kẻ khác, và hướng về cứu cánh đó, nguyện vọng đạt giác ngộ. Biện pháp để lưu xuất tâm bồ đề có thể được suy luận trên căn bản của biện pháp để lưu xuất xuất li chúng ta đã thảo luận trước đây. Nói vắn tắt, chúng ta đạt được tâm bồ đề khi ý nguyện vị tha mong cầu giác ngộ đã trở thành sức mạnh động cơ lí do ở đằng sau tất cả các hành nghiệp của bạn về thân, ngữ, và tâm. 10. Thiền định trên tính không Kế đến, sự quan trọng của thiền định trên tính không được giải thích trong tụng thứ chín, chúng ta đọc: 9. Dầu bạn trải nghiệm xuất li siêu việt và đào luyện tâm bồ đề Không có trí tuệ thật chứng tính không, Bạn sẽ không thể cắt đứt gốc rễ của sinh tử luân hồi; thế nên hãy tinh tấn trong phương pháp hữu hiệu (means) để thật chứng duyên khởi. Chúng ta đã khảo sát tính không một cách sâu rộng trong các chương về Trung Luận của ngài Long Thọ, nên chúng ta không cần tìm kiếm toàn diện một lần nữa nơi đây. Trong tụng kế tiếp, chúng ta tìm thấy lí hội thông hiểu xác thật tính không nghĩa là gì. Chúng ta đọc rằng, 10. Ai thấy tính nhân quả không thể bị ngăn chặn của sự-sự vật-vật (inexorable causality of things) Của sinh tử luân hồi và giải thoát Và phá hủy bất cứ xác tín chấp thật nào (objectivity-conviction) Như vậy tìm thấy đạo lộ làm hài lòng chư Phật Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật (= hiệu hữu có tự tính/hiện hữu hữu ngã) mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của thật tại quy ước thế tục, lúc đó bạn đã tìm thấy sự lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã đi vào “đạo lộ làm hài lòng chư phật”. (If you have dissolved all appearances of true existence without violating the laws of cause and effect and the world of conventional reality, then you have found the true understanding of emptiness and entered “the path that pleases the buddhas”) Kế tiếp chúng ta đọc: 11. Sắc tướng là duyên khởi không thể bị ngăn chặn Và tính không thì cách tuyệt các cấu trúc về hữu hoặc phi hữu, Chừng nào duyên khởi và tính không được hiểu đứng riêng biệt xa nhau Bạn vẫn chưa thật chứng được mục đích của Phật Chừng nào sự lí hội thông hiểu của bạn về thế giới sắc tướng/hiện tướng, hoặc thật tại quy ước thế tục, và sự lí hội thông hiểu của bạn về thế giới của tính không, bản chất tối hậu, vẫn còn sai biệt với nhau -- khi chúng vẫn còn biệt lập và làm suy yếu lẫn nhau -- bạn không lí hội thông hiểu một cách trọn vẹn mục đích của Đức Phật. (As long as your understanding of the world of appearance, or conventional reality, and your understanding of the world of emptiness, the ultimate nature, remain at odds with each other -- when they remain separate and undermine each other -- you have not fully understand the intent of the Buddha) Kế tiếp, ngài Tsongkhapa viết thêm nữa, 12. Khi hai sự lí hội thông hiểu đồng thời và đồng hành sát na bạn thấy duyên khởi không thể bị ngăn chặn Trí tuệ an toàn vượt ngoài các chủ nghĩa chấp thật (objectivisms) Lúc đó sự phân tích về tri kiến của bạn hoàn tất. Điều này trình bày tiêu chuẩn hạng mục để lí hội thông hiểu trọn vẹn tính không. Khi bạn lí hội thông hiểu tính không trong phương diện duyên khởi và khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi trong phương diện tính không, giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, khi bạn phủ định một cách hoàn toàn hiện hữu tự tính chẳng có tàn dư lưu lại (inherent existence with no residue left behind), lúc đó thật chứng của bạn trọn vẹn. Bình thường, khi chúng ta tri nhận sự-sự vật-vật trong trải nghiệm hàng ngày, chúng ta thấy chúng trong trạng thái sở hữu một tính thật tại có tự tính khách quan nào đó (some objective intrinsic reality), và lúc đó chúng ta theo đuổi sắc tướng/hiển tướng/hiện tướng đó (that appearance). Nhưng một khi bạn lí hội thông hiểu thực sự tính không, lúc đó sát na /thời điểm (moment) bạn tri nhận một sự vật, rằng sắc tướng / hiển tướng/hiện tướng chính nó đủ tốt (adequate) để làm khởi sự tức thời sự lí hội thông hiểu của bạn về tính không. Thay vào chấp thủ vào tính thật tại có tự tính của sự vật, giờ đây bạn tức thời cảnh giác (mindful) rằng, “Đúng, có vẻ đối tượng này là thật về phương diện tự tính, nhưng chuyện đó không là như thế” (“Yes, it appears this object is intrinsically real, but that is not so”) . Sắc tướng/hiển tướng/hiện tướng chính nó một cách tự động làm cảm ứng (induces) sự lí hội thông hiểu của bạn về tính không. Khi điều đó duyên hội xảy ra, lúc đó bạn đã hoàn thành tiến trình phân tích của bạn (When that happens, then you have completed your process of analysis). Tụng tiếp theo chúng ta đọc: 13. Nói thêm, khi sắc tướng/hiện tướng (kinh nghiệm) trục xuất cực đoan của hiện hữu và tính không trục xuất cực đoan của phi hiện hữu, và bạn thông hiểu cách nào tính không sinh khởi trong vai trò nguyên nhân và hiệu quả bạn sẽ chẳng bao giờ bị quyến rũ bởi các tri kiến cực đoan (thường hằng, đoạn diệt). Tụng này lập lại ngài Nguyệt Xứng trong Nhập Trung Đạo, nơi ngài viết rằng, cũng như ảo ảnh sóng nắng, tiếng vang, và v.v. đều rỗng thông chẳng có bất cứ một tính thật tại chất thể nào (substantial reality) và vậy mà vẫn xuất hiện dù sự hội hiệp của các duyên, các hiện tượng -- sắc, thọ, và v.v. -- dù chẳng có hiện hữu có tự tính, vẫn sinh khởi từ bên trong tính không với các tính và tướng của chúng ( their characteristics and identities). Điểm chủ yếu là rằng tính không chính nó tác hành giống như một nguyên nhân làm tăng trưởng mạnh mẽ thế giới của tính bội thù/xum la vạn tượng; tất cả các hiện tượng đều là trong một ý nghĩa nào đó các biểu hiện của tính không -- một loại trình diễn sinh khởi từ viên dung của tính không. (The point is that emptiness itself acts like a cause for flourishing of the world of multiplicity; all phenomena are in some sense manifestations of emptiness -- a kind of a play that arises from the sphere of emptiness) [Hiện thân thuyết pháp. Đương thể của muôn vật cũng là những lời nói pháp, và cũng được gọi là hiện thân thuyết pháp, như hai câu kệ sau đây: Suối reo vang những lời thuyết pháp Non xanh biếc toàn thanh tịnh thân Khê thanh tận thị quảng trường thiệt Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân. Đây cũng gọi là vô tình thuyếp pháp (= tính không thuyết pháp. ĐHP) ( Phật Quang Đại Tự Điển . Thích Quảng Độ dịch)] Tụng này lập lại những dòng từ bản văn của ngài Nguyệt Xứng. Tụng cuối là một kết luận, thúc giục hành giả tu tập trong những giáo pháp này. Ngài Tsongkhapa viết: 14. Này, nam tử, khi bạn thật chứng các tinh yếu của ba phương diện chủ yếu của đạo lộ, Hãy sống độc cư, và tinh tấn dũng mãnh Và thành tựu nhanh chóng mục tiêu tối hậu của bạn. Đây là một bản giải thích rất vắn tắt, căn cứ trên “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ”, về cách nào để đem tất cả các điểm chúng ta đã thảo luận trong các chương trước đem lại kết quả trên lãnh vực tu tập thực sự. 11. Đào luyện lí hội thông hiểu Nếu bạn nghiêm trang về tu tập Pháp, đào luyện lí hội thông hiểu giáo pháp là một điều trọng yếu. Trước hết đọc các văn bản là một điều quan trọng. Bạn càng đọc nhiều văn bản, bạn càng mở rộng phạm vi học và đọc của bạn -- bạn sẽ tìm thấy nhiều nguồn cung ứng hơn cho sự lí hội thông hiểu và tu tập của bản thân bạn. Khi, vì kết quả do nghiên cứu sâu sắc và thiền quán trong những gì bạn học, vì quan liên tới sự lí hội thông hiểu cá nhân của bạn, bạn đạt tới điểm chủ yếu trên mỗi chủ đề khi bạn đã tăng trưởng một xác tín sâu xa rằng đây là như thế nào nó là (this is how it is), đó là một chỉ định bạn đã thành tựu cái được gọi là sự lí hội thông hiểu do bắt nguồn từ thiền quán và chiếu soi. Trước khi đạt điều đó, tất cả sự lí hội thông hiểu của bạn sẽ vẫn chỉ là sự lí hội thông hiểu có tính tri thức, nhưng vào thời điểm đó nó đã di chuyển nhanh chóng. Lúc đó bạn phải đào luyện tính an trú (familiarity), làm cho nó trở thành bộ phận của thói quen hàng ngày. Bạn đào luyện càng nhiều hơn nó sẽ trở thành thực nghiệm càng nhiều hơn. Dĩ nhiên trong quan liên đến đạo lộ có hai phương diện: phương pháp và trí tuệ siêu việt (method and wisdom) (tâm bồ đề: phương pháp; trí tuệ siêu việt: lí hội thông hiểu bản chất của các hiện tượng). Nói tổng quát, thông hiểu phương diện phương pháp là một điều dễ dàng, và cộng thêm tăng trưởng một xác tín sâu sắc hơn vào phương pháp là một điều dễ dàng hơn nữa. Sự vụ này gợi lên những cảm xúc năng lực mạnh mẽ. Nhưng ngay với phương diện trí tuệ siêu việt của đạo lộ, mặc dầu các giai đoạn sơ khởi của đào luyện lí hội thông hiểu và xác tín sâu sắc đều khó khăn nhiều hơn, một khi bạn đạt được xác tín diệu nghĩa thâm mật, lúc đó bạn có thể trải nghiệm các cảm thọ và các cảm xúc đầy năng lực. Tuy nhiên, bạn không nên có những mong đợi ngắn hạn rằng một cái gì giống như thế này sẽ tất yếu được thành tựu trong vòng ít năm. Quan liên đến độ dài thời gian tu tập, tìm kiếm cảm hứng từ những tuyên bố trong kinh điển là một điều quan trọng. Các tuyên bố này giải thích rằng để đạt đến giác ngộ hoàn toàn thì cần đến ba vô lượng kiếp (three innumerable eons). Cũng ngài Tịch Thiên, trong Nhập Bồ tát hạnh của ngài (Guide to the Bodhisattva’s Way of Life; Bodhicharyavatara) nói rằng chúng ta nên cầu nguyện rằng chừng nào hư không vẫn còn và các hữu tình vẫn còn, tôi nguyện cũng vẫn còn để cứu các hữu tình thoát khỏi đau khổ. Chiếu soi trên những loại tình cảm này sẽ cho bạn sức mạnh và cảm hứng. Nếu bạn huấn luyện tâm của bạn trong tính cách như thế, mặc dù thân của bạn vẫn còn giống như trước đây, tâm của bạn sẽ thay đổi và chuyển hoá. Kết quả là hạnh phúc. Tuy là xuất lượng (the outcome) sẽ mang lại lợi ích cho người khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố và các ngoại duyên. Nhưng theo các trải nghiệm bản thân của chúng ta, lợi ích thì có ở đó một cách xác định. 12. Tu tập diệu nghĩa thâm sâu Mỗi buổi sáng sau khi bạn thức dậy, hãy cố gắng hình thành tư duy của bạn trong các cách thức lợi ích trước khi bạn bắt đầu ngày của bạn. Bạn có thể nghĩ, tỉ dụ, “Tôi mong thân tôi, ngữ tôi, và tâm tôi được sử dụng một cách biết thương xót nhiều hơn để phục vụ những người khác” . Đây là một điều tôi luôn luôn làm. Nó làm cho đời sống nhiều ý nghĩa hơn. Cũng giống vậy, hãy khảo sát tâm của bạn trong buổi tối trước khi bạn đi vào giường. Hãy duyệt lại cách thức bạn tiêu dùng ngày của bạn và kiểm xem nó có giá trị hay không. Ngay cả những người không theo tôn giáo. Tôi tin rằng đây là một phương pháp quý giá để tạo lập một đời sống nhiều ý nghĩa hơn, thế nên khi bạn tới cuối đời, bạn không cảm thấy đau buồn hối hận (remorse) hoặc đáng tiếc (regret). Bạn có thể buồn vì bạn giờ đây sắp đi khỏi thế giới này, nhưng cùng một lúc, bạn vui lòng vì đã sống đời bạn theo một cách có ý nghĩa. Một thói quen hữu ích đặc biệt là thói quen ngắm nhìn các tiến trình tâm niệm của bản thân bạn, quan sát cái gì duyên hội xảy ra trong tâm bạn, kết quả là bạn không hoàn toàn bị dìm ngập trong nó. Luôn luôn khi chúng ta tăng trưởng giận dữ, tỉ dụ, toàn thể tâm chúng ta hoặc cái ngã dường như trở thành giận dữ. Nhưng đó chỉ là vẻ bên ngoài / sắc tướng/ hiện tướng. Với vài trải nghiệm, bạn có thể học biết để đứng ra ngoài cuộc giận dữ khi giận dữ tăng trưởng. Thật là một hữu ích lớn lao khi bạn có khả năng công nhận sự phá hoại của một cảm xúc tiêu cực ngay đúng lúc nó tăng trưởng. Điều này dĩ nhiên rất là khó, nhưng xuyên qua luyện tập bạn có thể làm được điều này. Lúc đó, khi bạn có toàn cảnh khách quan nào đó trên nỗi giận dữ của bản thân bạn, bạn ngắm nhìn vào sự nổi giận của bạn và, ngay lập tức, tính mạnh mẽ của nó bị giảm xuống. Nó vận hành cùng một cách thức như tham luyến, buồn rầu, kiêu mạn, v.v. Xuyên qua huấn luyện, và sự tập thành thói quen, đào luyện một thói quen hàng ngày, đây là điều có thể làm được. Đây cũng là những cách mở rộng giá trị con người về mặt đối ngoại, mở rộng từ một con người đơn biệt tới các thành viên gia đình, và từ mỗi thành viên gia đình tới các bạn của họ. Đó là cách để chuyển hoá gia đình, cộng đồng, cuối cùng là quốc gia, và kế đến nhận loại. Nếu mỗi người đào luyện tâm của mình, các hiệu quả sẽ trải rộng và dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn. Sau khi tôi từ trần, sau bốn mươi hoặc năm mươi năm, có lẽ một thế giới tốt đẹp hơn sẽ đến, nhưng nếu bạn muốn điều đó, bạn phải bắt đầu làm việc cho nó từ ngày hôm nay, từ ngay bây giờ. Đó là điều tôi muốn chia sẻ với bạn. __________________________________________ Chú thích 1. Hai câu cuối bài giảng in chữ đậm là do người dịch bản Việt. Có lẽ ngài nói về các chế độ toàn trị sẽ sụp đổ trong vòng bốn mươi năm, năm mươi năm, tính theo thời điểm ngài ban pháp thoại 2004 Kalachakra Initiation tại Toronto, Canada (= bản dịch Anh in 2009; bản dịch Việt ĐHP 2012) Bừng sáng mau lên Xuân Cho Vinh quang quét sạch dấu phong trần Cho Non nước sáng tươi ngày trẻ mãi. (Hồ Dzếnh) ------------------------- 2. Bản dịch Việt các tụng của ngài Tsongkhapa căn cứ vào 3 bản dịch Tạng-Anh trong các sách: (1) The Dalai Lama. The Middle Way .Translated by Thupten Jinpa. 2009. (p 149-152) (2) R.A. F. Thurman. Essential Tibetan Buddhism. 19959 (p 112 -114) (3) Geshe Wangyal.The Door of Liberation. 1978. (p 127-130) --------------------- 3. Chấp thật -- chú thích về tụng 12 bài này Nói chấp thật tức là lọt vào tương đối, thuộc về biên kiến, bất cứ chấp có là thật, chấp không là thật, chấp chơn là thật, chấp giả là thật, dều là chấp thật. (Chư Kinh Tập Yếu. Thích Duy Lực. Trang7) ------------------- 4. Đức Đạt lai Lạt ma giảng về tụng 10 bài này << Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật (= hiện hữu có tự tính =hiện hữu hữu ngã) mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của thật tại quy ước thế tục, lúc đó bạn đã tìm thấy sự lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã đi vào “đạo lộ làm hài lòng chư phật”.>> Chúng ta có thể đối chiếu lời giảng trên với phát biểu của Lăng già Đại Thừa Kinh (Bản dịch Phạn-Anh của Suzuki, bản dịch Việt của Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn, trang 264) : << LXV.37. Vì tất cả các sự vật là không thực nên không có cấu uế, cũng không có thanh tịnh ; các sự vật không giống như chúng được trông thấy, chúng cũng không phải là khác thế.>> Giải thích: Mệnh đề thứ nhất Kinh Lăng già nói : “Vì tất cả các sự vật là không thực nên không có cấu uế, cũng không có thanh tịnh (đó là khi nhìn từ tam ma địa. ĐHP) các sự vật không giống như chúng được trông thấy”. Phát biểu này tương đương với phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/hiện tướng không có hiện hữu thật (= Nếu bạn không chấp thật khi nhìn các sắc tướng/hiện tướng) Giải thích mệnh đề thứ hai Kinh Lăng già nói: “chúng cũng không phải là khác thế”, nghĩa là nếu thấy chúng có cấu, tịnh, thiện, ác theo sắc tướng/hiện tướng, theo duyên khởi thì chúng cũng không phải là khác thế. Phát biểu này tương đương với phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma “mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của tính thật tại quy ước thế tục”. Ngài Vô Trước giảng: Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám đều đồng nghĩa. Thế nên trăm năm trong cõi người ta, những điều trông thấy đã đau đớn lòng. Chân lí quy ước thế tục là chân lí của hiện tướng/sắc tướng, và chúng ta hãy ghi nhớ lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bài 1 Trung Đạo - Tiến tới diệu nghĩa thâm sâu (link dưới đây) ( và trên dieungu.org), để hiểu rõ ý nghĩa của mệnh đề “mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của tính thật tại quy ước thế tục” (= mà không vi phạm các luật về tích tập phúc đức và tích tập trí tuệ). Chúng ta có thể hiểu đại ý Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật nên bạn không tích tập phúc đức và tích tập trí tuệ là bạn không lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã không đi vào đạo lộ làm hài lòng chư phật. http://hoagiacngo.com/Mtrungdaochanhtindhp.html Lược trích: << Bởi vì chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu (chân không diệu viên / rỗng thông / empty aspect) của duyên khởi, thế nên điều này hiện lên sáng tỏ rằng ngay cả trạng thái phật cũng được miêu tả rõ ràng trên căn bản nhị đế. (Since we accumulate merit on the basis of the apparent aspect of dependent origination and accumulate wisdom on the basis of the empty aspect of dependent origination, it emerges that even the state of buddhahood is defined on the basis of the two truths). Do các lí do này những giáo pháp Phật trình bày, dù có mênh mông đến bao nhiêu đi nữa, được tuyên bố rằng, đã được giảng dạy trong cấu trúc của nhị đế. Điều được nói đến trong trạng thái nhị đế là hai phương diện của thực tại, phương diện của hiện tướng và phương diện của thực tại tính hiện hoạt (actual reality). Tương ứng với hai phương diện này là sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt căn cứ trong phương diện hiện tướng và sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt nền tảng trong phương diện của thực tại tính hiện hoạt, thật tướng. (What are referred to as two truths are the two levels of reality, that of appearance and that of actual reality. Corresponding to these two levels is the understanding of the world that is grounded within the appearance level and the understanding of the world grounded within the level of actual reality, the way things truly are) Trong lối nói hàng ngày của chúng ta, chúng ta công nhận những phương diện khác biệt của thực tại tính nên tạo ra sự phân biệt nổi bật những hiện tướng và thực tại tính, và chúng ta cảm thức những phương diện sai biệt của chân lí. Các giáo pháp về nhị đế khái niệm hoá một cách minh bạch trực giác của chúng ta về sự sai biệt này. Trong sự phân biệt nổi bật đáng chú ý này, chúng ta kinh nghiệm giữa hiện tướng và thực tại tính hiện hoạt, bản chất hiện hoạt rốt ráo của sự-sự vật-vật thành lập chân lí tối hậu (ultimate truth), trong khi sự lí hội thông hiểu được phát triển trong cấu trúc của hiện tướng, hoặc của nhận thức hằng ngày của chúng ta, thành lập chân lí quy ước thế tục (conventional truth). Vậy thì cái gì là những đặc điểm của nhị đế? Những chân lí quy ước thế tục đều là những sự kiện của thế giới được ghi nhận bởi một sự lí hội thông hiểu mà không bị phê phán bằng cách đối chiếu với thực tại tính tối hậu. Bất cứ khi nào, chúng ta không thoả mãn bởi những hiện tướng đơn thuần quán sát bởi một toàn cảnh khách quan không phê phán, chúng ta hãy khảo sát sâu xa hơn với một phân tích phê phán, tìm kiếm cho được cách thế chân thực hiện hữu của sự-sự vật-vật, và sự kiện ghi nhận được xuyên qua một nghiên cứu như thế lập nên chân lí tối hậu. Thế nên chân lí tối hậu này, bản chất rốt ráo của sự-sựvật-vật, không quy chỉ về một cái tuyệt đối tự lập, độc lập -- một cái thực thể lí tưởng cao vời. Chính xác hơn, nó quy chỉ về bản chất rốt ráo của một sự vật đặc thù hoặc hiện tượng. Sự vật đặc thù –cái căn bản—và cách thế chân thực của hiện hữu của nó -- bản chất tối hậu của nó – thành lập thực thể viên nhất và đồng nhất. Như vậy, mặc dầu những toàn cảnh khách quan hoặc những đặc hữu của nhị đế được định nghĩa một cách khác hẳn nhau, chúng thuộc về thực thể viên nhất và đồng nhất. Tất cả các hiện tượng, bất cứ cái gì chúng có thể là, đều sở hữu cả hai của hai chân lí này. (This ultimate truth, the final nature, of things, therefore, does not refer to some independent, self-standing absolute –some lofty ideal entity. Rather it refers to the final of a particular thing or phenomenon. The particular thing – the basis – and its true mode of being – its ultimate nature – constitute one and the same entity. Thus, although the perpectives or the characteristics of the two truths are defined distinctly, they pertain to one and the same reality. All phenomena, whatever they may be, possess each of these truths). >> -------------------------------------- Chân lí quy ước thế tục Trích từ: Lí tính Duyên khởi trong tụng mở đầu Trung Luận Giáo pháp của Phật căn cứ trên nhị đế: thế tục đế và chânđế. Theo thế tục đế, có diệt, sinh, đoạn, thường, đến, đi, một, khác. Ngài Long Thọ có nói trong “Bảy mươi bài tụng về tính không” : < Đức Phật không giảng tiếp cận của thế gian là sai / trong cách nói “cái này sinh khởi do tùy thuộc vào cái kia” (71 ab)>. Và trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani): < Nếu không chấp thuận bất cứ một quy ước thế tục nào / Chúng ta không thể đưa ra bất cứ một tuyên bố khẳng định nào cả (XXVIII cd) > -------------------------- 5. Chú thích về Tụng 11 trong bài này: Tụng 11 nói nếu bạn thấy duyên khởi, tính không là hai biệt lập, bạn sẽ chẳng thật chứng được mục đích của Phật. Trong bài 4 của bản dịch Trung Đạo này, Đức Đạt lai Lạt Ma giảng: “Trong tụng XXIV, 18 ngài Long Thọ tái khẳng định rằng nghĩa xác thật của tính không là duyên khởi. 18. Bất cứ cái gì do duyên khởi Chúng tôi giải thích là tính không Tính không là giả danh tùy thuộc Tính không cũng chính là trung đạo. ------------------------------ 6. Chú thích về tụng 13 bài này Đức Đạt Lai Lạt ma ý nói tụng 13 này lập lại tụng VI.37 Nhập Trung Đạo của ngài Nguyệt Xứng: 37. Sự-sự vật-vật rỗng thông, các ảo ảnh sóng nắng và các thứ tương tự, Đều tùy thuộc vào các duyên, đều không là cái không thể thấy được Và cũng hoàn toàn như các hình dáng/sắc tướng rỗng thông được phản chiếu trong một gương soi Kiến lập một tâm thức /ý thức (=phân biệt/liễu tri biện biệt) trong phương diện tương tự. Empty things, reflections and the like, Dependent on conditions, are not imperceptible And just as empty forms reflected in a glass Create a consciousness in aspect similar (Empty: rỗng thông; chân không diệu viên) (trích từ Introduction to the Middle Way . Chandrakirti’s Madhyamakara With Commentary by Jamgon Mipham. Translated by Padmakara Translation Group. Shambhala. 2002) ------------- 7. Mười phẩm tính của vị thầy ( theo Đại thừa trang nghiêm kinh luận/ Trang nghiêm luận của ngài Di Lặc ; Mahayanasutralamkara) 1. giới hạnh ( discipline) 2. an ổn và tĩnh lặng ( serenity) 3. tịch tĩnh (thorough pacification) 4. nhiều phẩm chất hơn các học viên (more qualities than one’s students) 5. năng lực ( energy) 6. trí tuệ phong phú về kinh điển ( a wealth of scriptural knowledge) 7. quan tâm do từ bi (loving concern) 8. trí tuệ thông suốt về tính thật tại ( thorough knowledge of reality) 9. tài khéo léo trong chỉ dạy các đệ tử (skill in instructing disciples) và 10. cách tuyệt các thất vọng, chán nản ( free from despair) Xem bản giải thích chi tiết trong Tsongkhapa’s The Great Treatise on the Stages of Path to Enlightenment , vol.1 , pp 70-75 -- hoặc bản dịch Việt -- Đại Luận về giai trình đạo giác ngộ , quyển 1 trên dieungu.org --------------------- 8. Đại Bi . Kinh Hoa Nghiêm Bồ tát Phổ Hiền khai thị: “ Bồ tát quán sát chúng sinh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh tính chẳng điều thuận mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh bị chìm đắm trong biển sinh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…” ( trích theo Niệm Phật Thập Yếu. Thích Thiền Tâm) --------------------------- 9. Kinh Lăng già (Thích Duy Lực dịch) Thế gian lìa sinh diệt Như hoa đốm trên không Trí chẳng trụ hữu vô Mà khởi tâm đại bi
Tất cả các pháp như huyễn Xa lìa nơi tâm thức Trí chẳng trụ hữu vô Mà khởi tâm đại bi
Xa lìa chấp đoạn thường Pháp thế gian như mộng Trí chẳng trụ hữu vô Mà khởi tâm đại bi ----------------- 10. Thơ của Boris Pasternak Thơ của Zhivago Hamlet Tiếng ồn vừa tắt. Tôi bước ra sàn diễn. Tựa lưng vào khung cửa, Tôi nắm bắt trong tiếng vọng xa xăm Điều sẽ xảy ra thời tôi sống.
Bóng đêm hướng vào tôi Bằng ngàn chiếc ống nhòm đặt trên trục. Nếu có thể, Cha ơi Hãy mang chén đắng này ngang qua chỗ con.
Tôi yêu ý định ngang ngược của Người Và bằng lòng sắm vai này. Nhưng bây giờ đang là vở khác, Nên hãy cho tôi nghỉ lần này.
Nhưng việc dàn cảnh đã được tính kĩ Và không sao đảo ngược cuối chặng đường. Tôi một mình, tất cả chìm trong thói đạo đức gỉả. Sống trọn cuộc đời đâu phải chuyện chơi. ( Lê Khánh Trường dịch từ bản Nga văn ) Hamlet The stir is over. I step forth on the boards. Leaning against an upright at the entrance, I strain to make the far-off echo yield A cue to the events that may come in my day.
Night and its murk transfix and pin me, Staring through thousands of binoculars. If Thou be willing, Abba, Father, Remove this cup from me.
I cherish this, Thy rigorous conception, And I consent to play this part therein; But another play is running at this moment, So, for the present, realease me from the cast.
And yet, the order of the acts has been schemed and plotted, And nothing can avert the final curtain‘s fall. I stand alone. All else is swamped by Pharisaism. To live life to the end is not a childish task.A “The poems of Yuri Zhivago” Translated by Bernard Guilbert Guerney from “Doctor Zhivago”, Boris Pasternak – translated by Max Hayward and Manya Harari. (*Theo quan điểm Phật Giáo, chúng ta có thể thay thế từ ngữ “Cha ơi” và “Người” trong bài thơ Hamlet nói trên bằng “Duyên Hội”. ĐHP) ----------------- Boris Pasternak Thơ
Tôi chết sững như con thú bị lùa. Đâu đây có người, tự do, ánh sáng. Còn sau lưng tôi là tiếng xua ồn ào. Mà tôi không có ngã nào thoát ra.
Rừng âm u và bờ ao, Súc gỗ thông chắn lối. Đường bị cắt tứ bề Thôi muốn ra sao cũng đành!
Tôi đã làm gì xấu xa, Tôi sát nhân, tàn bạo? Tôi đã bắt cả thế gian phải khóc Thương vẻ đẹp quê tôi. . . . . Vòng vây khép lại chặt dần Và tôi có lỗi với người khác: Cánh tay phải chẳng ở bên tôi, Bạn lòng chẳng ở bên tôi!
Với vòng dây thế này ở cổ. Tôi vẫn còn ước ao: Cánh tay phải của tôi Lau nước mắt giùm tôi. ---------------------------------- 11. Kinh Độc Cư Lí Tưởng . Ni sư Trí Hải dịch. http://www.quangduc.com/truyen-2/245bongnguyetlongsong.html KINH ĐỘC CƯ LÝ TƯỞNG Như thế này tôi đã nghe. Một thời, đức Thế tôn ở nước Xá vệ trong vườn Kỳ thọ Cấp cô độc. Ở đấy, Ngài bảo các vị tỷ kheo: “Này các tỷ kheo”- “Dạ, bạch đức Thế Tôn,” các vị tỷ kheo trả lời Phật. Đức Thế Tôn dạy: “Các tỷ kheo, ta sẽ giảng cho các ông tóm lược và luận giải về người yêu thích sự độc cư lý tưởng. Hãy lắng nghe, ta sẽ nói.” -- “Bạch Thế Tôn, chúng con xin nghe.” Các vị tỷ kheo trả lời đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói bài kệ này: “Đừng theo dõi dấu vết quá khứ Hay khát vọng tương lai chưa đến Cái gì đã qua được bỏ lại đằng sau Cái chưa đến thì chưa đạt được Nhưng cái gì thuộc hiện tại, ngươi hãy quán sát Bằng tuệ giác khi nó xảy đến Bất động -- không sân Trong trạng thái ấy người trí nên tăng trưởng Ngay hôm nay hãy nỗ lực Vì ngày mai cái chết có thể đến -- ai biết? Chúng ta không thể nào điều đình Với cái chết đã thu hút vô số người Nhưng kẻ nào an trú như trên một cách tinh tấn Ngày đêm không mệt mỏi Thì kẻ ấy bậc Thánh gọi là “Người Yêu Thích Hạnh Độc Cư Lý Tưởng.” Lại nữa, này các tỷ kheo, người theo dõi dấu vết quá khứ là như thế nào? Vị ấy nghĩ: “Tôi có sắc như vậy trong quá khứ” và thích thú nghĩ về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có thọ (cảm giác) như vậy trong quá khứ” vị ấy thích thú nghĩ về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có tưởng (tri giác) như vậy trong quá khứ” và thích thú nghĩ về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có hành như vậy trong quá khứ” và thích thú nghĩ về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có thức như vậy trong quá khứ” và thích thú nghĩ về nó. Như vậy, này các tỷ kheo, là người ấy theo dõi dấu vết quá khứ. Và này các tỷ kheo, thế nào là người không theo dõi dấu vết quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Tôi có sắc như vậy trong quá khứ” nhưng không thích thú về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có thọ như vậy... có tưởng như vậy... có hành như vậy... Vị ấy nghĩ, “Tôi có thức như vậy trong quá khứ” nhưng không thích thú về nó. Ấy gọi là vị ấy không theo dõi dấu vết quá khứ. Và này các tỷ kheo, thế nào vị ấy khát vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: “Tôi có thể có sắc như vậy trong tương lai” và thích thú về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có thể có thọ... có tưởng... có hành ... vị ấy nghĩ, “Tôi có thể có thức như vậy trong tương lai” và thích thú về nó. Ấy gọi là vị ấy khát vọng tương lai. Và này các tỷ kheo, thế nào là vị ấy không khát vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: “Tôi có thể có sắc như vậy trong tương lai” nhưng không thích thú nghĩ về nó. Vị ấy nghĩ: “Tôi có thể có thọ như vậy... tưởng như vậy... hành như vậy... Vị ấy nghĩ, “Tôi có thể có thức như vậy trong tương lai” nhưng không thích thú về nó. Ấy gọi là vị ấy không khát vọng tương lai. Và thế nào gọi là bị lôi kéo vào những pháp hiện tại? Ở đây, này các tỷ kheo, một người phàm phu không được học hỏi, không gần gũi những bậc Thánh, không khéo giải pháp của bậc Thánh, không luyện tập pháp của bậc Thánh, không gần gũi thiện nhân, không khéo giải pháp của thiện nhân, không được tu tập pháp của thiện nhân, chấp “sắc là ngã, ngã có sắc”, chấp “sắc ở trong ngã hay ngã ở trong sắc”. Người ấy chấp thọ là ngã, thọ có ngã, chấp thọ ở trong ngã hay ngã ở trong thọ. Người ấy chấp tưởng là ngã, tưởng có ngã, chấp tưởng ở trong ngã, chấp ngã trong tưởng. Người ấy chấp hành là ngã, ngã có hành, chấp hành ở trong ngã hay ngã ở trong hành. Người ấy chấp thức là ngã, chấp ngã có thức, chấp thức ở trong ngã hay ngã ở trong thức. Ấy gọi là bị lôi kéo vào những pháp hiện tại. Và hỡi các tỷ kheo, thế nào một người không bị lôi kéo vào những pháp hiện tại? Ở đây, hỡi các tỷ kheo, một người môn đệ có học, theo lời dạy của bậc Thánh, khéo giải pháp của bậc Thánh, luyện tập pháp của bậc Thánh, theo lời dạy của những thiện nhân, khéo giải pháp thiện nhân, luyện tập pháp thiện nhân, nên không chấp sắc là ngã hay ngã có sắc, không chấp sắc trong ngã hay ngã ở trong sắc. Vị ấy không chấp thọ là ngã ... không chấp tưởng là ngã... không chấp hành là ngã... không chấp thức là ngã, ngã có thức, thức trong ngã hay ngã trong thức. Ấy gọi là không bị lôi kéo vào những pháp hiện tại. Hãy đừng theo dõi dấu vết quá khứ .... Người ấy bậc Tịnh thánh đã gọi là Kẻ yêu thích hạnh độc cư lý tưởng Chính để ám chỉ điều này mà ta nói: “Này các tỷ kheo, Ta sẽ giảng cho các ông tóm lược và luận giải về kẻ yêu mến hạnh độc cư lý tưởng.” Đức Thế Tôn nói như vậy, và các vị tỷ kheo hoan hỉ tín thọ lời Ngài đã dạy. |
⛜