Đi Chùa

09 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 9499)

ĐI CHÙA
Những Bước Đầu của Hành Trình Tâm Linh (phần 2)
Thiện Ý

di_chua_1Như tất cả những người đi chùa, chúng ta đến chùa để tìm sự an tịnh. Đó là nhu cầu chính của người đi chùa. Phần nhiều, chúng ta đi chùa vì mình đang gặp khổ nạn nên muốn tìm một nơi yên tịnh nào đó để ‘lánh nạn.’ Do vậy, tâm tư của họ chưa chắc đã hoàn toàn thanh thản nên cũng có những lúc nóng nảy, sân si. Va chạm (bất an) là một điều ‘cần thiết’ cho những người bắt đầu đi chùa. Nhưng khi chưa chuẩn bị tâm lý, chúng ta có thể bị sốc mạnh nên trong những ngày đầu đến chùa tránh những nơi thị phi, đông đảo. Và nên tập trung niệm Phật, tụng kinh, hay thiền quán nhiều hơn.

 Có một hiện tượng tâm lý xúc cảm mà trong kinh Phật gọi là tùy miên (anusaya). Hiện tượng tâm lý này thường nằm tiềm tàng bên dưới lớp vỏ ý thức của chúng ta và chúng có khuynh hướng lèo lái chúng ta chạy theo những nhận thức sai lầm do tâm còn vướng mắc của mình tạo ra. Chẳng hạn như sân tùy miên phát xuất từ những xúc cảm khổ đau nên khiến mình dễ sân hận, bực tức đối với những điều không vừa ý, như việc mình đi chùa mà không tìm thấy an lạc.

Tuy nhiên, an lạc và va chạm không phải là 2 mặt chống trái nhau mà là 2 mặt bổ túc cho nhau. Vì va chạm là thầy dạy cho chúng ta cách sống an lạc. Phật dạy trong Kinh Pháp cú:

"Vui thay, chúng ta sống, 
Không bệnh, giữa ốm đau! 
Giữa những người bệnh hoạn, 
Ta sống, không ốm đau."

Ta sống không ốm đau, không có nghĩa là mình sẽ không bao giờ đau ốm. Nhưng mình biết sống ‘không bệnh, giữa ốm đau’  vì mình biết tu nên ốm đau không làm mình mất đi chánh niệm để hiểu rằng ốm đau rồi cũng sẽ qua đi! 

Cái tâm thức của chúng ta đã quen việc thổi phồng những kinh nghiệm khổ đau, phiền não đến một cấp độ quá đáng khiến mình trở nên hoảng hốt, sợ hãi. Do vậy, mà căn bệnh thêm nặng. Bệnh, khổ, bất an, va chạm, v.v.. cũng vậy! Nói chung, tâm mình hay ‘thêm mắm, dậm muối’ vào những kinh nghiệm tiêu cực, xấu xa khiến cho cái kết quả trông thật là xấu tệ! Tất nhiên, không ai muốn đi tìm sự bất an, va chạm bao giờ! Nhưng chính việc đi chùa giúp mình cách tu để cái bất an, va chạm không làm mình khổ đau nhiều. Nếu mình cứ tiếp tục trốn chạy và chỉ đi tìm những nơi ‘không có’ bất an, va chạm thì suốt đời mình sẽ không tu được gì vì đi chùa là để học cách đối diện với bất an, va chạm hầu tìm ra cách để đối trị chúng. 

Như Phật có dạy: ‘đi tìm cái an ngay trong cái bất an; đi tìm cái hết khổ ngay trong cái khổ!’ Như mình bị đau lưng, hay nhức đầu, chính cái chổ đau lưng hay nhức đầu đó là nơi làm mình khổ. Muốn hết đau, hết nhức mình phải trị ngay chổ đã tạo ra cái nhức, cái đau đó. Khi cái đau, cái nhức hết là mình hết khổ. Nên có một câu chuyện ngụ ngôn về một người đi tìm cái chìa khóa bị mất. Anh này quẩn quanh tìm cái chìa khóa mất chung quanh cái đèn đường. Có người hỏi: ‘anh mất chìa khóa ở đâu?’ Anh bảo: ‘Ở cái xó đằng kia! Chổ không có ánh sáng đèn đường.’ Người kia bảo: ‘Vậy sao anh không đến đó mà kiếm, lại kiếm ở đây?’ Anh bảo: ‘Vì ở đây có ánh sáng của đèn!’ Đa số chúng ta là vậy! Thay vì đi tìm cách chữa lành vết đau ngay nơi gây ra đau đớn, ta tìm cách trốn tránh chổ gây ra đau khổ, hy vọng ‘không thấy mặt, thì không thấy đau,’ như anh nọ mất chìa khóa trong xó tối mà đi kiếm ở chỗ có đèn! 

Trong giới bình dân mình có câu nói thật là dí dỏm mà hay: ‘Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa!’ Theo thiển ý, sỡ dĩ tu chùa là thứ ba vì ở chùa tương đối dễ tu hơn, nhà và chợ. Nơi thanh tịnh trang nghiêm và khung cảnh vắng lặng của thiền môn dù sao cũng làm mình lắng dịu đôi chút. Thế mà mình vẫn không tìm thấy bình an! Vậy là căn bệnh bất an của mình coi như không còn thuốc chữa! Một ít va chạm ở chùa có đáng là bao nếu ta học cách xả bỏ và xem những va chạm này là những thử thách trên con đường tu tập tâm linh của mình. Vả lại, sự bình an không phải đến từ bên ngoài mà chính là từ tâm mình. Cho nên mới có chuyện ‘khéo tu thì nổi, mà vụng tu thì chìm’ là vậy!

Đường tu đòi hỏi phải bỏ nhiều công phu. Hễ khéo biết dụng công thì an lạc liền có mặt, bằng không thì khổ não theo hoài! Tổ Huệ Năng có dạy: ‘ Nếu nói về Phật tánh thì không có gì khác biệt giữa một kẻ ngu và một ông thánh. Một niệm giác ngộ thì người đó sẽ thành Phật. Một niệm si mê thì người kia sẽ thành một kẻ ngu.’ Một khi ngộ giống như một ngọn đèn chiếu sáng lên trong tâm thức khiến mình thấy rõ đâu là chánh giác, đâu là vô minh. Tu tập không giống như mình uống thuốc người khác chế tạo ra, mà do chính tự mình chế tác thuốc cho mình để trị căn bệnh của mình. Thuốc đây chính là niệm. Nếu là niệm giác thì mình hết khổ, thành thánh. Nếu mình niệm si thì làm một kẻ ngu!

Niệm ở đây chính là những ý nghĩ, ý tưởng (thoughts). Đa phần khoảng 90 phần trăm ý tưởng của chúng ta là những ý tưởng tiêu cực và xấu ác, hay còn gọi là niệm bất thiện, vọng niệm. Cho nên chúng ta phải tu tập hành trì để duy trì chánh niệm, tức là những ý tưởng tích cực, lành thiện. Nhờ đi chùa nên chúng ta không dám để những tà niệm, vọng niệm phát sanh nhiều. Vì vậy, va chạm là một cơ duyên để mình học cách duy trì chánh niệm, không để những suy nghĩ tiêu cực, xấu xa làm mình trở thành một người ngu, tiếp tục vướng mắc vào những phiền não, khổ đau.

Trong Bốn Thánh đế, Phật dạy về khổ và con đường diệt khổ vì Ngài biết rằng khổ chính là chất liệu nâng cao giá trị của hạnh phúc, an lạc. Nếu không có khổ thì hạnh phúc, an lạc không có giá trị gì. Hơn nữa, trên thế gian này khổ đau, phiền não là một điều tất yếu phải có, dù cho chúng ta có bỏ ra bao nhiêu tiền của để mua hạnh phúc, và xua đuổi khổ đau. Khổ là một sự thực (Khổ đế) dù chúng ta có nhìn nhận hay không! Khổ đau và hạnh phúc như hai mặt của một tờ giấy, mình không thể đòi lấy cái khổ đi và chỉ để cái hạnh phúc lại vì khi xé bỏ cái mặt khổ đi thì cái mặt hạnh phúc cũng mất luôn!

Va chạm khi đi chùa cũng vậy! Tất nhiên ai cũng muốn tìm an lạc khi đi chùa. Nhưng khi đi chùa để tu tâm, dưỡng tánh chúng ta phải chấp nhận và học cách sống với hai mặt trái và phải ở chùa, cũng như ở bất cứ nơi nào khác. Thế giới chúng ta đang sống bao gồm cà những điều mình thích và không thích. Có một câu chuyện về một người lặn lội tìm một vị Thiền sư danh tiếng để giúp an tâm cho anh ta. Khi đến gặp vị Thiền sư, anh ta liền than thở và xin được giúp an tâm. Vị Thiền sư liền bảo anh ta đem tâm ra để Ngài an cho. Anh ta bối rối không biết làm sao!? Đi chùa để tìm sự bình an. Nhưng thật sự nếu tâm mình chưa an thì có ở ngay nơi ‘Tịnh độ’ cũng bất an như thường! Chính vậy mà đi chùa học hỏi là học cách an tâm cho chính mình nên va chạm, bất an không còn là cái xấu, cái dở mà chính là cái đối tượng cần thiết để mình thực tập cách an tâm vậy!

San Jose, Mùa Thu – 2013

Thiện Ý

Bài trước: ● Đi chùa, Những Bước Đầu của Hành Trình Tâm Linh



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2017(Xem: 4905)
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5685)
Nền tảng của đạo Phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9266)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7542)
Sự hộ pháp của hàng cư sĩ thời Đức Phật đơn giản trong khi hiện tại đa dạng và phức tạp. Ngày xưa, cư sĩ chỉ hộ pháp bằng cách cúng dường thức ăn hay không gian tu tập nhỏ nào đó thì ngày nay họ phải cúng dường nhiều thứ theo nhu cầu thực tế.
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11994)
Hành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một cái tâm đầy rẫy những phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, oán ghét, chối bỏ... Và cũng một mảnh tâm đó, tôi tràn ngập can đảm, quyết tâm và đương đầu. Trước lúc đi tôi có nói với một người bạn không hề biết mặt: "Tôi phải đi. Trường đại học không dạy tôi, ba mẹ không dạy tôi, bạn bè không dạy tôi,...
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11420)
Đây là một tác phẩm hiếm gặp, được biên soạn công phu bởi Thầy Thích Nhật Từ, thích hợp và cần thiết cho hầu hết các gia đình cư sĩ Việt Nam. Có thể nói, đây là một tuyển tập kinh cực kỳ quan trọng, vì nơi đây biên dịch lại tất cả những lời dạy thích nghi của Đức Phật để xây dựng một xã hội hòa hài, người người tôn trọng và yêu thương nhau, và trong tận cùng là xa lìa tham sân si để chứng ngộ Niết bàn.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 13955)
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10317)