Chương 2: Hành Trình Về Thiền

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10319)

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN I : THIỀN LỘ.

Chương 2
HÀNH TRÌNH VỀ THIỀN

Songgyong Sunim

Tôi may mắn được sống ở Hàn quốc trong 10 năm với tư cách là một nữ tu sĩ thiền Phật giáo, và ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi là được gặp gỡ Sư bà Songgyong Sunim,viện chủ của một trong những thiền viện chánh dành cho Ni giới ở Naewon Sa. Sư bà là một phụ nữ nhỏ nhắn, hơi khòm nhưng năng động một cách đáng phục ở tuổi 80. Khi Sư bà không hướng dẩn hành thiền ở thiền đường, thì lại bận rộn gom góp các quả đấu và làm những công việc lặt vặt trong thiền viện.

Cuộc Sống Nhọc Nhằn

Tôi sanh ngày 2 tháng 5 năm 1903, trong một ngôi làng gần thành phố Ch'ongju. Chúng tôi là những nông dân rất nghèo. Khi tôi được chín tuổi, thì mẹ tôi qua đời. Tôi có một anh, một chị và một đứa em gái năm tuổi. Cha chúng tôi quá đau khổ về cái chết của mẹ, đã không lo lắng cho chúng tôi được đầy đủ. Cuộc sống trở nên rất khó khăn và cuối cùng thì tệ đến nỗi tôi đã có ý định tìm cái chết. Nhưng khi vừa định kết liễu đời mình, tôi nghe một tiếng nói từ trên không vọng xuống: "Con có duyên lành với Phật pháp. Tại sao lại kết thúc mạng sống?" Tôi hiểu điều đó có nghĩa là tôi phải trở thành người tu. 

Vì thế năm 18 tuổi, tôi tìm đường đến một ni viện, gọi là Yongun Am, gần tu viện của Magok Sa. Đầu tiên tôi bị từ chối, không được nhận vào tu vì tôi quá nhỏ bé. Sau đó, sư bà Inu Sunim nói là dù tôi nhỏ thó, nhưng tôi nhìn cũng được. Thế rồi tôi được chấp nhận.

Năm sau các ni sư cạo tóc cho tôi và tôi được làm lễ thọ giới. Thầy của tôi tên là Myongdok Sunim. Bà đã đi rất nhiều từ ni viện này sang ni viện khác để thu thập kiến thức tu thiền. Sư phụ của bà lại là ni sư Inu Sunim, vị sư bà đã nhận tôi vào thiền viện. Ni sư Myongdok Sunim nhận lãnh việc dạy dổ tôi và tôi đã làm thị giả cho ni sư trong nhiều năm.

Cuộc sống của tôi rất cực nhọc. Tôi phải giặt đồ, sửa soạn bửa ăn, bửa cũi và thổi lửa. Đôi lúc tôi còn phải vào rừng chặt cũi, rồi vác về trên chiếc khung đựng cũi trên lưng. Tôi bàng hoàng vì không ngờ mình phải làm việc này, bởi vì trong làng, việc này thường dành cho cánh đàn ông. Một lần tôi nhớ mình đã nghĩ rằng đời sống ở tu viện còn tệ hơn là cuộc sống nơi làng quê cũ, nên tôi chán ghét liệng cái khung đựng cũi trên lưng xuống. Và tôi ngồi xuống khóc. Vì tôi làm khung cũi hư, vị giáo thọ hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi trã lời: "Tôi đã chán lắm rồi coâng việc này! Tôi nhỏ con! Tôi lại là ni. Tại sao tôi phải làm việc đó?" Sau lần ấy, bà không bao giờ kêu tôi đi chặt cũi nữa.

Nhu Cầu Hành Thiền

Tôi đã ở lại Yongun Am cho đến năm tôi 33 tuổi. Lúc này Nhật đang chiếm đóng khắp đất nước, và đang gây khó khăn cho cộng đồng Phật giáo. Kết quả là Giáo hội Phật giáo đề nghị rằng để củng cố công tác giảng dạy, các vị đại thiền sư trong thời gian này cần đến trụ trì ở các thiền viện lớn. Do chính sách này, Thiền sư Mangong ở thiền viện Chonghye Sa gần Sudok Sa, được bổ nhiệm làm trù trì của Magok Sa trong ba năm.

Trong buổi thăm viếng đầu tiên, thiền sư Mangong đã khuyến khích các vị tu sĩ xây một thiền đường. Rồi Thiền sư bỗng nói: "Các vị là tu sĩ, sao lại lãng phí cuộc sống mà không chịu tu Thiền?" 

Khi nghe được câu này, tôi đaõ 32 tuổi. Tôi chưa bao giờ được nghe một câu hay như vậy. Thật là phi thường và điều này đã tác động mạnh đến tôi, khiến tôi quyết tâm tu thiền. Sau đấy, tôi thầm suy nghĩ và nhận ra rằng vai trò của tăng ni thật khác với những gì tôi đã được giáo huấn. 

Các bài thuyết pháp của Thiền sư Mangong luôn phù hợp với người nghe. Với các thiền sinh, Thiền sư nói về thiền định; với các đệ tử của kinh điển, thầy nói về Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra), thôi thúc các vị ấy nên hiểu rõ nghĩa của kinh cũng như khơi dậy nhiều ý nghĩa sâu xa hơn của kinh qua sự thực tập thiền.

Tôi nhận thấy mình cần tìm một ni viện gần chỗ lưu trú của Thiền sư ở Chonghye Sa, khoảng 100 ki-lô-mét (62 miles), đông bắc của Magok Sa. Khi biết được ý định nầy của ni sư, thầy tôi (ni sư Myongdok) đã từ chối không cho tôi đi. Tôi giải thích rằng tôi muốn học hỏi thêm về vai trò thật sự của một vị ni. Nhưng Ni sư, thầy tôi, phản bác lại rằng nếu tôi bỏ đi mới thật là không hành đúng vai trò ấy. Bà cũng chất vấn về khả năng hiểu biết Pháp của tôi, vì tôi chưa từng nghe qua bài thuyết pháp nào. Bà nói thêm, một người nên sống như đang sống - và không có gì hơn điều này nữa. Bà còn cố gắng ngăn chận không cho tôi rời viện, bằng cách giao cho tôi một chức vị quan trọng trong ni viện này, nhưng vô vọng. Không có gì có thể ngăn cản tôi lúc này và tôi đã van nài bà trong suốt bốn ngày.

Cuối cùng thì Ni sư tôi cũng xiêu lòng, nhưng nói rằng tôi có thể đi thăm cho biết thôi. Không cho tôi tiền hay chăn mền, bà giúp tôi sửa soạn hành lý, và dặn rằng, đi xem xong rồi sớm trở về. 

Cuộc Sống Hòa Đồng

Tu viện của Chonghye Sa giống như một thế giới khác. Khi nhìn thấy thiền đường, tôi có cảm giác là đức Phật đang sống ở đấy. Tôi muốn ở lại thiền đường của một ni viện gần đó, Kyongsong Am, nhưng không có lương thực. Vào lúc ấy (1936), tăng ni phải cung ứng một "mal" (18 kí-lô / 40 lbs) gạo trong vòng một tháng, tính ra đến ba "mal" mỗi khóa tu thiền. Ở Kyongsong Am, phương thức trả tiền này vừa chấm dứt không lâu trước khi tôi đến.

Mặc dù tôi không gạo, không tiền, họ cho tôi việc làm, nấu những món ăn kèm trong nhà bếp, trong vòng một năm. Tôi chấp nhận để đổi lại tôi được quyền thực tập trong thiền đường với các vị ni khác. Trong thời gian này, tôi được nghe các bài thuyết pháp của Thiền Sư Mangong và ni sư Pophui, một vị trưởng lão ni đang làm cố vấn trưởng ở Kyongsong Am.

Cuối năm, Ni sư xuất hiện ở Kyongsong Am, nằn nì là bà không thể sống mà không có tôi, rằng tôi là người duy nhất có thể phục vụ bà một cách thích hợp. Bà nói nếu tôi không trở về, bà sẽ đến Kyongsong Am để sống với tôi. Tôi từ chối trở lại với đời sống của người tu sĩ mà Thiền Sư rõ ràng không chấp nhận. Ông thường nói, sống như thế sẽ đưa chúng tôi xuống địa ngục sau khi chết. Vì thế tôi đã khẩn cầu bà ở lại dựï một khóa tu thiền với tôi, và bà bằng lòng.

Thật kỳ lạ, cuộc sống hoà đồng ở Thiền đường đã hấp dẫn Ni sư. Bà nhận xét rằng sống như thế này thật là tiết kiệm và hữu ích. Vì từ đó bà tham thiền trong Thiền đường, rồi thọ thực chung với ni chúng, nên tôi không cần phải làm thị giả cho bà nữa. Tôi chỉ giúp bà giặt quần áo và làm những công việc lặt vặt. Ngồi thiền là một điều rất mới lạ đối với bà, nhưng bà phát khởi tín tâm vàø "lòng quyết tâm mạnh mẽ" để thực hành đã nẩy sinh. 

Năm sau, vào cuối khóa thiền mùa hạ, Ni sư lại xuất hiện. Lúc đó bà đang sống ở thiền đường Yunp'il Am, một ni viện gần Mungyong, miền đông bắc của Nam Hàn. Bà hỏi tôi có muốn cùng đến đó không. Tôi nhận lời, quá đỗi vui mừng với triển vọng có nhiều thời gian để ở bên bàø.

Cuộc Diện Kiến Kinh Hoàng

Tuy nhiên trước khi ra đi, tôi quyết định học thêm về "hwadu" (nghĩa đen là "thoại đầu", phần quan trọng của công án) từ lão sư Mangong. Tôi chưa bao giờ thực sự có cơ hội để tham vấn Sư, vì tôi luôn bận rộn trong nhà bếp. Mặc dù tôi đã nghe qua các bài thuyết pháp của Sư, đã thử thực hành những lời dạy của Sư, nhưng tôi thường bỏ cuộc sau một thời gian ngắn. Tôi cũng chưa thực tập một cách nghiêm túc một công án hwadu nào. Sư Mangong thường dạy các hwadus, "Vạn pháp trở về một. Một trở về đâu?", "Không!", hoặc "Cái gì đây?". Tôi nhận thức rằng nếu tôi thật sự muốn tham thiền, tôi phải có một hwadu (công án) của riêng mình.

Vì vậy, một ngày nọ tôi đến bái kiến Sư Mangong trong thư phòng của ngài. Sư đang ngồi một mình. Tôi cúi chào ba lần rồi thưa: "Con muốn có một hwadu. Xin Thầy dạy cho con một hwadu".

Sư đã thấy tôi vào, nhưng cũng chẳng ngước nhìn. Sư chỉ ngồi nhắm mắt. Tôi cảm thấy bối rối vô cùng, tự nghĩ không biết có phải Sư hành động như thế vì nghĩ tôi nhỏ con, không thể tu tập. Tôi cảm thấy buồn và bắt đầu nghĩ đến tất cả những khuyết điểm của mình.

Và rồi, sau 30 phút im lặng, tôi quyết định đi ra. Ngay lúc ấy, Sư bỗng mở lớn mắt, la lên: "Cô không có khả năng biết được đâu là đầu hay đuôi, thì làm gì biết được loại 'thoại đầu' nào mà nói?"

Tôi quá bất ngờ vì sự la lối này đến nỗi tôi cảm thấy nặng ngực, tim tôi đập như thể vừa bị một trái banh dội vào. Tôi chẳng biết làm gì nữa. Tôi cảm thấy đau khổ vì bị la thay vì được một hwadu, tôi bổ nhào ra cửa sau không dám hỏi thêm gì nữa.

Sau đó không lâu, tôi ra đi theo sư phụ tôi. Tôi rất vui được đi với bà, nhưng dường như có một khối gì động lại nơi ngực của tôi, từ sau cuộc diện kiến kinh hoàng với Sư Mangong. Tôi vẫn còn traøn ñaáy thất vọng và lo âu vì không có được một hwadu.

Không bao lâu sau khi chúng tôi đến Yunp'il Am, thầy Ch'ongam, một vị đệ tử của Sư Mangong, từ Taesong Am, một tu viện lớn gần bên, nơi thầy đang giữ chức vụ cố vấn Thiền môn, đến thăm ni viện. Tôi xin thầy dạy tôi chút ít về hwadu để tôi có thể hành thiền tốt hơn. Thầy kêu lên: "Nếu cô đã không học được hwadu từ nơi Sư Mangong, thì cô còn học được từ ai nữa?"

Điều này còn làm tôi đau khổ hơn và tôi suy gẫm về sự kiện đây là lần thứ hai tôi bị khiển trách bởi một vị thầy có tiếng. Lần nữa tôi lại tràn đầy lo lắng, xấu hổ.

Sự Sáng Suốt Rõ Ràng

Vài ngày sau đó thiền bắt đầu. Ba mươi vị ni đã họp lại ở thiền đường, toàn là những thiền sinh cần mẫn. Chúng tôi quyết định bắt đầu với thời gian là 30 ngày tích cực tham thiền. Nhưng tôi không thể nghĩ đến việc thực tập đàng hoàng nữa, tôi chỉ cảm thấy một nỗi thất vọng và xấu hổ cùng cực, nghĩ rằng mọi người có lẽ đang hỏi rằng tôi làm gì trong thời gian tham thiền này. Tôi phải pha trà vào buổi sáng, nhưng thời gian còn lại tôi ngồi thiền. Đôi lúc tôi cảm nhận những ý nghĩ đau buồn, đôi khi những nghi ngờ như "Tại sao tôi không thể thực tập như những người khác?" và "Tại sao các vị taêng luôn quở trách tôi, không ban cho tôi một hwadu?"

Trong suốt 21 ngày sau đó, cái tâm tự khiển trách này vẫn không thuyên giảm. Tôi không còn thiết ngủ nghỉ hay trò truyện với ai. Rồi tôi nhận thấy mình đang ở trong trạng thái sáng suốt rõ ràng. Ni chúng đều nghỉ ngơi lúc 11: 30 trong thiền đường ở chỗ riêng của họ, nhưng tôi lại vào phòng bên cạnh ngồi thiền suốt đêm. Dần dần, một trạng thái tâm tỉnh thức, sáng suốt phát sinh. Tất cả mọi vọng tưởng tan biến, chỉ còn lại một sự tĩnh lặng sáng suốt. Đôi khi câu hỏi, "Cái gì đây?" lại phát khởi trong tâm. Tất cả mọi dấu vết của phiền não biến mất, chỉ còn lại một tâm thức sáng suốt, thanh tịnh. 

Đột nhiên một ý nghĩ độc nhất xuyên qua tôi, lên đến tận đỉnh đầu. Ý nghĩ này mãnh liệt đến nỗi tôi buột miệng thốt lên "Từ lúc ban sơ đã không đầu, không đuôi, vậy thì đâu là đầu, đâu là đuôi?"

Không Chướng Ngại

Sau đó không lâu, thầy Ch'ongam lại đến Yunp'il Am. Tôi thưa với Thầy tâm tự trách đã được hóa giải trong tôi, đến độ tôi cảm thấy tôi có thể không màng đến các vị đại sư. Thầy giải thích đó là đại nghi trong tôi sắp bùng vỡ. Nó còn trên đà phát triển trước khi bùng vỡ, nhưng một khi nó đã xảy ra thì sự thực hành sẽ tiến triển một cách dễ dàng.

Hôm sau, Thầy dán trên tường của thiền đường một câu như sau: "Ngồi trên con thuyền sắt không đáy, vượt qua sông không chướng ngại."

Khi đọc câu này, bất giác tôi nhận ra rằng không có chướng ngại trong tâm thức tôi. Chỉ còn lại sự nghi hoặc, nhưng rồi nó cũng sẽ biến mất! Lần sau gặp lại, tôi trình bày với Thầy làm thế nào màø tôi đã hiểu được con thuyền sắt không đáy chính là tâm thức. Tôi cũng nói thêm là vì cơ bản, tâm thức không có chướng ngại, nó không bị trở ngại khi vượt qua bờ bên kia.

Thầy trả lời là lòng nghi hoặc của tôi giờ đã bị phá vỡ rồi, và sự thực tập của tôi đang tiến triển tốt đẹp. Dường như đây là lần đầu tiên Thầy gặp một vị ni với tâm không còn nghi hoặc, điều đóù thúc giục Thầy quay về Chonghye Sa để thực tập hết sức tinh tấn dưới sự chỉ dạy của lão sư Mangong. Hình như Thầy sợ bị một vị ni qua mặt trong sự thực tập.

Giờ tôi không còn bị các vọng tưởng chi phối; tâm tôi hoàn toàn sáng suốt, thanh tịnh và phát tín tâm rộng lớn. Tôi rất vui với niềm tin tràn đầy và không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài vieäc hành thiền.

Trong khóa tu thiền mùa hè đó, một sự kiện trong tiền kiếp của tôi chợt xuất hiện. Tôi thấy trong một tiền kiếp tôi là một tăng sĩ tuấn tú, thông minh. Tôi cũng thấy một cô gái rất xinh đẹp được sinh ra từ cõi trời, rồi trở thành một vị ni. Tôi đã làm cho vị ni này phạm giới. Sau đó tôi chết đi ở tuổi 50, rồi tái sanh với thân thể nhỏ thó xấu xí, nhưng với một tâm thức trong sáng. Sau khi vị ni xinh đẹp từ trần, lại được tái sanh làm ni mà bây giờ là sư phụ của tôi.

Khi chung sống với sư phụ, tôi vẫn thường tự hỏi tại sao, bất kể hành vi của tôi, thầy tôi lúc thích tôi và lúc lại không ưa. Sau khi nhìn thấy điều này tôi hiểu rằng tại vì tôi đã làm bà ta phạm giới trong kiếp trước. Tôi không biết có nên coi trọng về ảo ảnh đã thấy hay không, tuy nhiên tôi cảm thấy rất sung sướng khi biết về nó.

Trên Đường Đi

Cũng gần bốn năm từ lúc tôi rời Yunp'il Am. Bây giờ tôi tin rằng nếu lúc ấy tôi ở lại thêm một năm nữa tôi có thể hoàn thành công tác (giác ngộ rốt ráo). Tuy nhiên, một bạn đạo đã thuyết phục tôi cùng chu du đây đó, và tôi quyết định đi chung. Người bạn này là Pongong Sunim. Cô này đi với tôi vì cô nghe nói về sự đốn ngộ của tôi và đề nghị cùng đi đến Đỉnh Odae sau mùa an cư. Tôi đồng ý một cách hăng hái, nghĩ rằng đấy là một chỗ tốt để thực tập và hoàn thành công việc.

Trước khi đi, chúng tôi thực hiện một thời khóa tụng niệm đặc biệt. Trong vòng bảy ngày chúng tôi giữ yên lặng, rồi tụng niệm và đứng suốt ngày. Lúc kết thúc, một bé trai xuất hiện trước mặt tôi như trong mơ. Pongong Sunim không thấy đứa bé, riêng tôi hỏi đứa bé ấy từ đâu đến và tại sao lại đến đây. Đứa bé trả lời đến từ Đỉnh Odae, và rằng vị đại Lão Thiền sư Hanam sai cậu đến dẫn đường cho chúng tôi. Sự xuất hiện này rõ ràng là một dấu hiệu để củng cố lòng quyết tâm của chúng tôi.

Vì thế chúng tôi ra đi. Trên đường đi chúng tôi nhân tiện đó đến iếng Dãy núi Kim Cương (Diamond Mountains). Đây là lần đầu tiên tôi thấy những cảnh hùng vĩ đẹp đẻ như vậy. Ở động Podok, chúng tôi lại thực hiện trì niệm trong vòng bảy ngày, rồi là Nakasan Sa, và một nơi khác nữa, kéo dài đến l4 ngày. Vào cuối thời gian trì niệm này, Bố Tát Quán Thế Âm, với hình ảnh treo trên điện, đã hiện ra nói với tôi : "Nếu con thật sự muốn thực tập, tại sao lại luẩn quẩn vô ích ở đây? Mau đến ra mắt vị đại Lão Thiền sư! Tham vấn Pháp với ngài, rồi thực hành tinh tấn!"

Vì vậy chúng tôi tiếp tục đi đến thiền viện của Lão sư Hanam. Khi xuyên qua những vùng núi non quanh Đỉnh Odae, chúng tôi đến một ngôi chùa nhỏ. Vì trời đã tối, chúng tôi quyết định ngủ qua đêm. Ba vị tăng sĩ cư trú tại chùa rất ngạc nhiên khi thấy chúng tôi, vì họ chưa từng thấy các vị ni đi du hành chỉ để tiến sâu hơn trong sự tu tập. Vì chùa rất nhỏ hẹp, họ phải ngăn phòng chánh ra làm hai bằng tấm ngăn, rồi nhất quyết dành cho chúng tôi chỗ ấm nhất trên sàn để ngủ. Đây là vào tháng mười, tuyết đang rơi nhiều và chúng tôi còn đến 40 dặm (16km/ 10 miles) mới đến Sangwon Sa, thiền viện của Thiền Sư Hanam.

Các vị tăng sĩ khuyên chúng tôi nên đi theo đường đèo Sinsollyong, con đường mà họ nghĩ rằng sẽ không khó đi lắm. Sau khi dùng cơm, chúng tôi rời chùa rất sớm. Khi chúng tôi đang giữa đường lên núi, thình lình một thanh niên xuất hiện và muốn biết chúng tôi đang đi đâu. Nghe xong, anh ta khuyên chúng tôi nên ngủ lại một làng gần đó đêm nay, vì chúng tôi hãy còn rất xa đích đến.

Lạc Lối

Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Đó là một ngày sáng trong tươi đẹp, nhưng đi một lúc chúng tôi không thể tìm thấy đúng đường vì tuyết rất nhiều. Chỉ còn vài ngày nữa là khoá tu thiền bắt đầu, vậy mà ở nơi đây chúng tôi không thể tiến tới hay thối lui - thật là gay go. Rồi chúng tôi nghe tiếng la của một người đàn ông: "Các vị làm gì ở đây? Nếu các vị đi lạc đường bây giờ thì các vị sẽ chết cóng mất!" Chúng tôi năn nỉ anh ta chỉ dùm đường và anh ta bảo chúng tôi nên chọn con đường chính giữa, mà chúng tôi cũng vừa nhận ra. Lạ một điều là hình như đó cũng là người mà chúng tôi đã gặp hôm trước. 

Cuối cùng, chúng tôi cũng đến được tu viện Sangwon Sa trong tình trạng ướt sũng. Khi diện kiến Thiền sư Hanam, ngài hết sức kinh hoàng khi nghe chúng tôi kể đã chọn con đường nào để đến tu viện. Hình như kể cả những người rành rọt về vùng đó, cũng phải chết cóng, nếu đi theo con đường chúng tôi đã đi. Chúng tôi kể có một thanh niên đã giúp đỡ chúng tôi như thế nài. Ngài bảo rằng đôi lúc Bồ Tát Văn Thù hiện thân để giúp những kẻ lạc lối có lòng tin thành kính.

Sau cuộc gặp gỡ ấy, chúng tôi được biết có năm vị ni nữa cũng đến từ Yunp'il Am. Điều này làm cho chúng tôi vô cùng sung sướng vì nơi đây có đến 80 vị tăng.

Ngày hôm sau, sau bữa ăn sáng, bảy người chúng tôi đến đảnh lễ mọi người để gia nhập tăng đoàn. Các tăng sĩ rất ngạc nhiên khi thấy bảy vị ni - vì đêm trước chỉ có hai người - và họ đã từ chối không chấp nhận chúng tôi.

Chúng tôi đang bối rối, không biết phải làm gì sau đó. Thì Thiền sư Hanam đã ân cần cho chúng tôi biết về Chijang Am, một ni viện cách đấy 30 dặm (12km / 7.5 miles), nơi chúng tôi có thể sẽ được nhận vào khóa tu thiền. Vị ni trưởng của Chijang Am hóa ra là một bạn đạo. Bà chỉ sống với một người học trò ở đây, nên rất niềm nở tiếp nhận chúng tôi. Vào ngày đầu khoá, chúng tôi tắm rửa, cạo đầu và đi trở lại thiền viện để nghe Thiền sư Hanam thuyết giảng. Bài pháp đầu tiên về Kinh "Platform Sutra" và tôi cảm thấy mình có thể hiểu được tất cả những gì Thiền sư đã nói.

Thiền sư Hanam rất từ bi, giống như một người mẹ, khi ngài cố gắng làm cho chúng tôi hiểu nghĩa kinh và nghiên cứu thêm. Ngài biết là tôi đã đến từ chỗ của Thiền sư Mangong và đang thực tập về "hwadu", nhưng tôi tham vấn ngài về điều ấy trong lần đầu gặp gở. Thật ra tôi cũng chưa bao giờ tham dự việc trao đổi pháp với ngài; mục đích của tôi ở đây chỉ đơn thuần là được học tập dưới sự hướng dẫn của ngaøi, cố gắng thực hành miên mật để giác ngộ và sau đó sẽ trở về gặp lại Thiền sư Mangong.

Người Giữ Chùa

Sau đó không lâu, một trưởng lão ni hỏi xem ai trong chúng tôi có thể trông coi dùm ngôi chùa nhỏ của bà ở tỉnh Kangnung. Không nhằm mùa an cư, nên tôi tình nguyện đi. Thức ăn ở đó rất tệ, vì vị lão ni ấy đã khoá kho chứa gạo trước khi đi, để lại cho tôi thức ăn sơ sài chỉ gồm khoai lang và bắp. Tôi không quen với những thức ăn này; hồi nào đến giờ tôi luôn có ít nhất chút cơm để ăn. Chẳng bao lâu tôi bắt đầu cảm thấy chóng mặt. Rồi cả thân thể tôi trở vàng vì bệnh vàng da.

Các vị ni tới thăm khuyên tôi nên trở lại Chijang Am, nhưng tôi thà chết chớ không muốn phận sự không tròn. Đến một lúc, da tôi trở nên rất vàng, và dù không cảm thấy đau đớn gì, nhưng tôi hòan toàn kiệt lực. Tôi chỉ có thể ăn các cọng moku mà một huynh đệ trẻ tuổi đã đến nấu giúp và năn nỉ tôi ăn. Ít nhất các cọng moku này cũng có vị ngọt mà tôi rất thích.

Rồi tôi đã mơ. Một cậu bé cỡ 14 tuổi xuất hiện trước mặt tôi với một cái bát bằng đồng sáng chói đựng đầy cơm nóng hỗi. Cậu đưa bát cơm cho tôi, nói răng chứng viêm da vì thiếu dinh dưỡng sẽ được chữa khỏi và tôi sẽ được bình phục. Tôi ăn hết bát cơm và trong vòng ba ngày khuôn mặt tôi có thần sắc trở lại và cơn đói cũng biến mất. Tôi cảm thấy bây giờ mình sẽ sống. Sau đó không lâu, vị laõ ni trở veà và tôi quay lại Chijang Am.

Về đến nơi tôi lại có một giấc mơ khác. Pongong Sunim và tôi đang đi trên một con đường khi chúng tôi gặp một đám trẻ đang đào đất. Khi tôi hỏi chúng đang làm gì, thì chúng trả lời rằng đang tìm đủ loại thuốc và cho chúng tôi mỗi người một ít. Khi vừa nuốt xong phần thuốc của mình, tôi ngửi được một mùi hương kỳ diệu, tâm thức tôi cảm thấy bình yên, rộng mở. Cảm giác thật là dễ chịu, khiến lòng của tôi thêm sức mạnh. Sau đó sức khoẻ và sự ăn uống của tôi hoàn toàn được phục hồi.

Ở Chijang Am, tôi tinh tấn thực hành thiền định. Tuy thế, tôi vẫn phải đảm trách bao nhiêu công việc khác, có lẻ đó là một sai lầm trong quá trình tu tập của tôi, ở thời điểm đó. Dù tôi tiếp tục quán sát câu thoại đầu "Trở về với bản tâm", nhưng vì đã có lần sự nghi ngờ của tôi được vỡ ngộ, tôi cảm thấy mình đã tìm ra được câu trả lời. Điều này có nghĩa laø sự nghi ngờ của tôi chưa đủ mạnh. Vì thế tôi tiếp tục quán sát câu thoại đầu, mà không đào sâu tận gốc rễ. Lý ra tôi phải tham vấn với Thiền sư Hanam về điều này, nhưng tôi nghĩ mình có thể chờ đợi để hỏi Thiền sư Mangong.

Ngôi Chùa Hoang

Ngày nọ một người bạn và tôi bị lạc đường khi đi hái cây cỏ dại trên triền núi gần Puktae. Cuối cùng khi chúng tôi trở về, Pongong Sunim lại nói đã chuẩn bị bữa ăn cho chúng tôi ở Puktae. Thế là chúng tôi đi đến đó, với ý định sẽ viếng Sangwon Sa vào ngày sau để xin lỗi về việc đã gây ra lo lắng cho họ. Đêm đã xuống khi chúng tôi đến và trời rất tối. Puktae chỉ là một ngôi chùa hoang, nhưng vì đang buồn lo về những gì đã xảy ra, chúng tôi không cảm thấy sợ nữa. Người bạn của tôi đi ngủ liền, nhưng tôi chỉ ngồi đó, không thể ngủ được vì xấu hổ.

Tôi không cảm giác gì - không đau đớn, không đói - chỉ là nỗi đau đáu vì đã làm cho người khác buồn lòng. Thế nhưng vào lúc nửa đêm, sự xấu hổ của tôi đã chuyển hoá thành một trạng thái sáng tõ, yên bình. Tâm tôi không có ý nghĩ nào, ngoài câu thoại đầu. Thình lình có một tiếng rít và đèn cầy tắt phụp. Bạn của tôi vẫn ngáy đều. Nếu hoảng loạn, tôi đã có thể chết ngay lúc ấy, nhưng tôi chỉ đứng dậy, đốt lại đèn và ngồi trở lại. Tôi nghĩ đến Thiền sư Naong, người đã sống ở nơi này trước đây rất lâu, nghĩ đến những khó khăn mà ông đã phải trải qua.

Ngày hôm sau, khi gặp Thiền sư Hanam, tôi thưa với ngài là tôi đã không ngủ được và đã ngồi thiền cả đêm. Thiền sư khen ngợi sự tinh tấn của tôi và nói rằng chúng tôi đã có thể ở lại Puktae cũng là nhờ đó. "Một vong linh đã thổi tắt đèn của cô", ông nói. "Vong linh đó ở đấy đã ba năm rồi. Chuyện là một ngày có tên trộm từ một làng dưới thung lũng đã lên đó để trộm gạo của nhà sư đang sống ở đó. Nhà sư đã thiệt mạng trong lúc chống cự tên trộm. Vì thế, ông đã trở thành một vong linh. Điều này có thể không xảy ra, nếu ông chết với tâm thanh tịnh". 

Thiền Sư Mangong Qua Đời

Vào khoảng thời gian đó, tôi đã nghe tin buồn về sự ra đi của Thiền sư Mangong. Tôi đã khóc rất nhiều. Thiền sư Mangong giống như một người cha cứng rắn, nghiêm khắc. Sư chỉ lắng nghe những lời giác ngộ, và luôn cố gắng giúp mọi người thấy được bản tâm chân thật của mình. Đôi lúc sư viết thư cho các thiền sinh còn đang tham dự trong khoá tu thiền. Một lần Thiền sư gửi cho tôi một lá thư tới Yunp'il Am, bảo tôi viết cho thầy biết những thắc mắc của tôi. Tôi đã viết : "Sau khi nấu sôi một hòn đá cho đến lúc nó mềm ra, tôi sẽ tặng nó cho vị cố vấn uyên thâm". Sư trả lời rằng sư chọn lấy hòn đá chưa nấu. 

Tôi không dự được đám tang hay buổi lễ cúng bốn mươi chín ngày của sư nhưng quyết định phải dự buổi lễ cúng một trăm ngày. Sau đó, Pophui Sunim, vị cố vấn cho các ni ở gần Kyongsong Am, khuyên tôi đừng trở lại Chijang Am. Ngoài ra, vị trụ trì của ni viện nhấn mạnh rằng điều quan trọng là trong khóa tu sắp tới, tôi phải sống hòa hợp với đông đảo ni chúng và phải đảm nhận các công việc khác nữa. Tôi bảo rằng tôi phải đi, vì không mang theo mền và túi nải thì trống không. Bà nói có thể nhắn người khác mang đồ dùng của tôi đến đây. Vì bà quá cương quyết, tôi không còn lựa chọn nào khác hơn làø ở lại Kyongsong Am mùa hè năm đó.

Thời Hạn Ba Năm

Ở Kyongsong Am tôi được giao ngay nhiệm vụ trông coi thực phẩm. Tuy nhiên, trước khi mãn thời hạn của nhiệm vụ này, tôi lại được cử làm người phụ bếp. Dường như họ không muốn tôi rời khỏi đây. Tôi cố gắng từ chối công việc này với lý do là tôi không biết quản lý tiền bạc, không biết đi mua bán, không biết giao tiếp. Họ bảo là sẽ có người giúp đỡ tôi, rồi tôi nghe một giọng nói bực bội: "Những người trẻ này, họ tưởng mình là ai chứ, cứ lang thang từ thiền đường này qua thiền đường khác mà không biết nhận lãnh một trách nhiệm nào hết. Không thể như vậy được!" Vì thế tôi nhận lãnh nhiệm vụ làm phụ bếp trong ba năm và thực tập trong Thiền đường khi nào tôi rảnh rang.

Một sáng sớm nọ tôi đang ngồi thiền thì cảm thấy như bị sét đánh và một mảnh của mặt trăng xâm nhập tôi. Tâm thức tôi thật sáng tỏ, còn thân tôi như thể đã bị cuốn đi xa. Tôi hét lên : "Tôi đã được giải thoát khỏi sanh tử!" Mọi người trong thiền đường giật mình, chắc họ tự hỏi không biết tôi đã mơ thấy gì. Vì thế tôi rời thiền đường, cười khúc khích một mình, rồi thiền hành lặng lẽ một lúc bên ngoài. 

Trước khi hết ba năm, tôi quyết định đi nơi khác. Tuy nhiên, vào đêm trước khi tôi định đảnh lễ Tam bảo trong chánh điện để ra đi, Thiền sư Mangong hiện ra trong giấc mơ của tôi. Sư bảo người chủ lễ gióng chuông gọi người phụ bếp. Để một vị thiền sư đã viên tịch phải trở về lo lắng cho mình, tôi cảm thấy mình đã không còn trách nhiệm. Tôi mặc áo tràng vào phòng đảnh lễ Sư. Nhìn Sư như người sống, khiến tôi không cảm thấy đó là một giấc mơ.

Khi tôi cúi xuống đảnh lễ, Sư bảo: "Tôi nghe nói cô định từ bỏ nhiệm vụ của mình".

"Vâng, con sẽ đi.", tôi trả lời yếu ớt.

Sư nói : "Cô phải hoàn thành nhiệm vụ đủ ba năm, chỉ có thế cô mới trọn vẹn trách nhiệm".

Nhưng tôi nài nỉ rằng tôi đã quyết định rồi, và sẽ rời khỏi đây vào ngày mai. Thế là sáng hôm sau tôi đến đảnh lễ ni chúng lần cuối.

Sau đó không lâu Kobong Sunim, vị thiền chủ mới của Chonghye Sa, bảo tôi đến gặp ông. Ông nói: "Cô đã phạm một sai lầm. Tăng đoàn nhờ tôi thuyết phục cô hoàn thành đủ ba năm trách nhiệm của mình. Nếu tăng đoàn đồng ý về việc gì, thì chắc chắn là đức Phật cũng thuận theo điều đó. Tôi có nghe về kinh nghiệm của cô ở Yunp'il Am và tôi tin rằng nếu cô ở lại Kyongsong Am đủ ba năm, cô sẽ hoàn thành trách vụ của mình".

Tôi trả lời là đã quá đủ và sẽ đi.

Sau đó tôi có một giấc mơ gây ấn tượng rằng nếu tôi ở đủ ba năm ở Kyongsong Am, tôi sẽ hoàn tất mọi công đức cần thiết. Nhưng nếu tôi không làm tròn việc này, thì tôi sẽ không bao giờ có khả năng thuyết pháp. (Thật vậy, điều đó đã trở thành sự thật. Tôi không bao giờ có khả năng thuyết pháp.) Mặc kệ những giấc mơ này và lời nài nỉ của thầy Kobong Sunim, tôi rời bỏ nhiệm vụ. 

Pophui Sunim khuyên tôi nghỉ việc phụ bếp, mời tôi theo bà về ni viện mà bà phải trông coi ở Seoul. Tôi vui vẻ nhận lời.

Các vị ni ở đấy muốn tôi trở thành người hướng dẫn ở Thiền đường. Tôi cố gắng từ chối với lý do là tôi đã quá già và không biết điều hành. Nhưng họ khẩn hoãn : "Bà chắc chắn biết phải làm sao. Chúng tôi đều nghe qua những chứng nghiệm của bà ở Yunp'il Am." 

"Tôi hết biết nói sao.", tôi trả lời.

"Nếu bà hết biết nói sao, thì tôi sẽ nói dùm cho bà," một người vặn lại.

"Cứ làm đi!"

Vì vậy tôi đã làm người hướng dẫn ở Thiền đường trong mùa hè đó.

Chiên Tranh Hàn Quốc Và Sau Đó

Vào lúc rảnh rang, không có khóa tu, tôi nói với Phophui Sunim là tôi phải đi thăm thầy của tôi ở Magok Sa trong một thời gian ngắn. Dù tôi đi không hành lý, nhưng vì chiến tranh ở Hàn quốc bùng nổ, nên đến ba năm sau tôi mới rời nơi đó được. Người ta đe dọa sẽ giết các vị thầy, vì thế rất nhiều thầy cũng như các Phật tử, phải lánh nạn ở Magok Sa, vì nghe nói là tu viện này được các chư thiên bảo vệ. Và đúng là như vậy; chiến tranh hoàn toàn không ảnh hưởng đến chúng tôi.

Sau chiến tranh, Pongong Sunim đến Magok Sa, đề nghị tôi cùng bà đến tu học tại Tonghwa Sa, một tu viện gần thành phố Daegu, nơi mà Thiền sư Huyobong đang trú ngụ. Tôi ở đấy hai năm.

Tôi nhớ Sư có giảng một bài mà Sư nói : "Có một bục giảng ở trên trời cao. Vậy thì đức Phật phải đứng ở đâu?" Tôi đến đứng trước mặt Sư. Sư cười và nói rằng tôi đã hiểu.

Một lần khác, Sư Hyobong nhận được vài nắm lá trong một bao thư do Thiền sư Kyongbong gửi. Sư hỏi chúng tôi ý nghĩa của điều này. Tôi nói : "Thầy ấy đã sai khi nhặt nắm lá này."

Sư Hyobong rất từ bi, luôn luôn giúp đỡ mọi người nghiên cứu, học hỏi. Được học pháp với Sư, việc thực tập của tôi rất khả quan. 

Sau khi rời Tonghwa Sa, Pongong Sunim và tôi lang thang khắp nơi suốt ba năm, hành thiền nơi này nơi kia. Cuối cùng chúng tôi đến thành phố Namhae, nơi có một ngôi chùa đặc biệt dành cho các tăng ni tổ chức các buổi lễ tụng. Chúng tôi ở gần đó trong một am nhỏ do một nữ cư sĩ cất. Chúng tôi đến Namhae tụng kinh trong bảy ngày, rồi quay về am để thực tập thiền. Tôi ở đó ba năm, nhưng chỉ tụng các thời trong khóa đầu tiên thôi. 

Khi chiến tranh Hàn quốc gần kết thúc, tôi mới nhận người đệ tử đầu tiên. Một vị tăng đã dẫn người ấy đến chùa, rồi bảo hãy đảnh lễ vị ni nào mà bà ấy muốn nhận làm thầy. Bà ấy đảnh lễ tôi. Vì bà ấy đã quá già, tôi sợ bà ấy không thể học được kinh kệ vì cần phải học thuộc lòng nhiều bài kinh. Vì vậy sau hai năm, tôi gửi bà ấy đến những thiền đường nơi có những vị ni sư giỏi về Thiền, như Pophui Sunim và Mansong Sunim. Bà ta đặc biệt thích Mansong Sunim.

Tôi không gặp đệ tử của mình trong một thời gian dài. Rồi một ngày nọ bà xuất hiện ở thảo am. Bà nói rằng tôi đã ốm đi nhiều, quần áo thì quá lôi thôi, và khuyến khích tôi trở lại Taesong Am, ni viện của Mansong Sunim với bà. Mặc dù Pongong Sunim rất bực bội là tôi đã nghe lời học trò, nhưng thật ra lời đề nghị đó cũng là ý muốn của tôi. Vì vậy, tôi nhất định ra đi, Pongong Sunim hứa là sẽ theo chúng tôi sau.

Mansong Sunim lo lắng cho tôi chu đáo, cung cấp thuốc men để tôi bồi bổ, nên mặt tôi tròn trịa ra.

Một lần Sansong Sunim và tôi đi đến một bờ sông. Bà ấy hỏi: "Dòng sông chảy hay là gió thổi?"

Tôi trả lời : "Đấy là tâm của bàø động". Bà cười. Đây là lần duy nhất mà chúng tôi trao đổi Pháp.

An Cư

Thế rồi chúng tôi cùng đến Naewon Sa để giúp cử hành một tang lễ đặc biệt. Mansong Sunim muốn tôi trở về với bà, nhưng các vị ni ở Naewon Sa xin tôi ở lại làm cố vấn cho họ. Khi đã ở hẳn đây, tôi có thể chăm sóc cho các vị ni trẻ đến học thiền. Cho đến lúc đó, vẫn còn là một phong tục khi các vị ni chỉ đến ở trong các khóa thiền, và trong những thời gian còn lại, nơi đây luôn vắng vẻ. Ni trưởng Suok Sunim xin tôi hãy coi ni viện này như nhà của mình, như thế sẽ khuyến khích ni chúng ở đây quanh năm.

Tôi rất thích sống ở Naewon Sa và trở nên hăng hái nhiều. Hai vị Trưởng lão: Sư Hyanggok và Sư Kyongbong, thường xuyên thăm viếng, khiến tôi thêm tinh tấn. Điều này rất hữu ích vì sự quyết tâm của tôi đã lung lay nhiều sau sự ra đi của Sư Mangong. Quán tưởng về câu thoại đầu, "Trở về với một", tôi đã hiểu là tất cả mọi thứ đều trở lại một và cái một đó lại trở về giữa tâm, chấm dứt ở đấy. Tuy vậy, sau khi nghe Sư Hyanggok giảng, tôi thích nghi với thoại đầu "Không!" và đã thực tập từ đó đến giờ.

Sư Kyongbong một lần viết như sau : " Kinh điển từ đâu đến? Đức Phật lấy các kinh này từ đâu ra?"

Tôi hỏi lại Sư: "Tại sao, thưa Lão Sư, tại sao ngài lại lo nghĩ đến các vọng tưởng đó?"

Sư gật đầu, cười.

Dù Sư Kyongbong rất tử tế, tôi cũng không cảm thấy thích bàn luận với Sư về kinh nghiệm tu tập của mình. Có thể tại vì Sư đã quá già yếu, và thường lui ra ngay sau khi thuyết pháp. 

Sư Hyanggok, ngược lại, rất là mạnh mẽ và thô bạo - thật ra, khá đáng sợ. Tôi nhớ Sư đã một lần la chúng tôi: "Các vị ở đây đông đảo thế nầy, nhưng các vị đang làm gì? Ăn uống, chăm sóc bản thân, ngắm cảnh, chỉ tổn hao sự cúng dường của cư sĩ? Tại sao các vị cả ngày chỉ lo chơi? Tại sao các vị không lo tu?"

Thế rồi, Sư cho một bài pháp. Trước khi chấm dứt, Sư lại lớn tiếng: "Mười ngàn vị Văn Thù ở đây. Hãy tìm ra vị chân thật, nguyên thủy!" và đi như vũ bảo về phòng.

Tôi còn nguyên áo tràng, chạy theo Sư la to: "Vị Văn Thù chân thật, các vị Phật trong ba đời, các vị tổ trong dòng thiền, các vị thầy hiện tại, tất cả đều từ lỗ mũi tôi mà ra!"

Sư cười lớn và hỏi : "Lỗ mũi của cô đâu?"

Tôi trả lời :"Đầu tiên thì không có lỗ mũi, nhưng tôi không thể lên tiếng, nếu không nói về cái gì đó, tôi nói như thế này đấy."

Sư lại cười và nói : "Cô đã cố gắng tu tập tốt. Hãy hướng dẫn và giúp các vị ni trẻ thực tập tốt."

Sau cuộc đối đầu đó không lâu thì Sư qua đời. Sư đã ban cho chúng tôi bài pháp đó vì Sư biết mình sẽ không còn sống bao lâu nữa.

Tôi đã bước vào Thiền đường năm 32 tuổi và già đi theo thời gian. Khi còn trẻ, tôi ráo riết tu tập, chỉ dành chút thời gian để ăn. Nếu tôi đã hoàn thành đủ nhiệm vụ ba năm ở Kyongsong Am, chắc chắn rằng tôi đã được giác ngộ. Nhưng khi tôi lắng nghe các bài thuyết pháp của các vị đại sư, tôi nhận ra rằng có rất nhiều thứ tôi biết mà cũng có rất nhiều thứ tôi không biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7833)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6923)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7630)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7580)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7156)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.