Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phật Giáo được truyền bá tại Việt Nam hơn 2000 năm qua. Kinh sách Đại Thừa thường được trích ra từ Hán Tạng và cho đến ngày nay chúng ta chưa có một Đại Tạng Việt Nam (Việt Tạng) hoàn toàn đầy đủ. Vì chữ Hán rất ít người biết mà số lượng kinh điển chưa được dịch còn quá nhiều. Đây là vấn đề làm Tuệ Quang Wisdom Light Foundation chúng tôi lưu tâm trong nhiều năm qua. Gần đây, chúng tôi nhờ cơ duyên có được các bản chính văn trong Hán Tạng của Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA) liền phát tâm phiên âm và dịch các kinh điển này ra tiếng Việt.
Chương trình thành lập Đại Tạng Việt Nam của chúng tôi được chia ra năm giai đoạn:
1. Nghiên cứu cách phiên âm Hán Tạng bằng máy vi tính,
2. Phiên âm Hán tạng,
3. Dịch nghĩa tiếng Việt bằng máy vi tính,
4. Hiệu đính và ấn chứng bởi Chư Tôn Đức, và
5. Ấn tống và phát hành bản điện tử.
Kinh điển CBETA dựa trên Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) gồm khoảng 2372 bộ kinh, luật và luận chia ra thành 56 tập (volumes 1-55 và 85). Vì số lượng kinh điển quá lớn nên chúng tôi đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu cách dịch kinh bằng máy vi tính. Xin xem Hiện Trạng Đại Tạng Kinh , Dịch Đại Tạng Kinh bằng Máy Vi Tính và Mục Lục CBETA Hán Tạng để biết thêm chi tiết. Qua trang Web này, chúng tôi sẽ cung cấp các bản kinh, luật và luận nguyên văn chữ Hán và phiên âm tiếng Việt cũng như các bản dịch tiếng Việt của các Chư Tôn Đức và các bậc thức giả. Các phiên bàn được hoàn thành dưới dạng Unicode và có thể dùng với Microsoft Word. Xin mang về các nhu liệu (font chữ Hán, WinZip) nếu chưa có. Xin xem các bản Phiên âm Đại Tạng Kinh. Chúng tôi đã dùng Tự Điển Hán-Việt Thiều Chửu và các tự điển Phật học khác để phiên âm bằng máy vi tính.
Đến nay chúng tôi đã hoàn thành việc phiên âm và lược dịch (Giai Đoạn 3 của Chương Trình) các bộ kinh trong Hán tạng (hơn 70 triệu chữ trong 9035 phiên bản). Tất cả 2372 bộ Kinh trong Hán Tạng được phiên âm và lược dịch bằng máy vi tính trong vòng 28 giờ. Xin mời xem các bản lươc dịch các Kinh A-Di-Đà, Dược-Sư và Kim Cương dưới đây. Các bô kinh ngắn này chỉ cần dưới 10 giây đồng hồ. Các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm (80 quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại Trí Độ Luận 17 phút, và bộ Đại Bát Nhã (600 quyển) 50 phút. Chúng tôi đang cố gắng sửa chữa và bổ túc các phiên bản với những danh từ Phật Học và Hán-Việt hiện đại.
Chư Tôn Đức và các dịch giả tại các Phật Học Viện ở Việt Nam đã bắt đầu chương trình Hiệu đính và Duyệt xét các phiên bản (Giai Đoạn 4 của Chương Trình). Chương trình hiệu đính sẽ kéo dài trong vòng 10 năm tới, và chỉ cần một ngân khoản tương đối khiêm tốn để bảo trợ cho khoảng 50 vị Tăng Ni và dịch giả ở Việt Nam cũng như hải ngoại.
Với lập trình phiên dịch bằng máy vi tính của chúng tôi, thời gian để dịch toàn bộ Đại Tạng được rút ngắn từ nhiều thấp niên hoắc thế kỷ còn một vài năm mà thội! Nhóm Tuệ Quang chúng tôi hy vọng công việc thành lập một Đại Tạng Việt Nam được hoàn thành trong một tương lai gần đây. Sau khi hoàn thành, chúng tôi hy vọng Việt Tạng sẽ được truyền bá miễn phí và rộng rãi qua các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet và CD/DVD.
Các công trình của chúng tôi chỉ là những đóng góp nhỏ sơ khởi trong công việc hoàn thành Việt Tạng. Xin mời xem tình trạng hiện nay của Việt Tạng (Hiện Trạng Đại Tạng Kinh )Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đở, hợp tác cũng như ý kiến của các Chư Tôn Đức, các bậc thức giả và các Phật Tử gần xa để công việc sớm thành tựu.
TUỆ QUANG WISDOM LIGHT FOUNDATION
- 1. Góp sức xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, Nguyễn Minh Tiến
- 2. Phiên âm Đại Tạng Kinh, Trần Tiễn Khanh
- 3. Góp phần đề nghị một đề cương biên dịch cho Đại tạng kinh Việt Nam, Đào Nguyên
- 4. Trao đổi với tác giả Trần Kiêm Đoàn về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt Nam, Đào Nguyên
- 5. Giới thiệu Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam, HT. Thích Đổng Minh
- 6. Lý luận dịch kinh của các đại sư Trung Quốc, HT. Thích Phước Sơn
- 7. Lịch sử Kết tập Kinh điển và truyền giáo, Tỳ Kheo Thiện Minh
- 8. Góp chút công sức cho Đại Tạng Kinh Việt Nam, Đào Nguyên
- 9. Tam Tạng Kinh điển, Bình Anson
- 10. Sự xuất hiện Kinh điển Đại thừa, Thích Hạnh Bình
- 11. Kinh điển Đại thừa có phải do Phật thuyết hay không, Thích Hạnh Bình
- 12. Cá nghe kinh, Trần Kiêm Đoàn
- 13. Nguồn gốc Đại Tạng Kinh, Quảng Thành
- 14. Công trình của Tuệ Quang Foundation
- 15. Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh Hán văn, HT. Thích Thiện Siêu
- 16. Đôi điều ghi chép về Đại Tạng Kinh, Liên Hương
- 17. Về công trình Đại Tạng Kinh Việt Nam, HT. Thích Chơn Thiện
- 18. Lời kêu gọi vận động cho công trình của Hòa thượng Tịnh Hạnh
- 19. Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, TT. Thích Tuệ Sỹ
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẠI TẠNG KINH
ĐẾN ĐẠI TẠNG KINH
Nhiều Tác Giả
14
Công trình của Tuệ Quang Foundation
Tuệ Quang Foundation
Gửi ý kiến của bạn