Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni
Trong Truyền Thống Nguyên Thủy
Lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được công nhận một cách hợp pháp đã biến mất trong truyền thống Nguyên thủy (Theravāda, Nam tông) những thế kỷ trước. Chứng tích cuối cùng về sự tồn tại của Hội chúng Ni Nguyên thủy trong một đất nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda được ghi nhận ở Sri Lanka là vào thế kỷ thứ 11. đầu những năm 1990, tuy nhiên, sự phục hồi của lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được vận động và tiến triển trong cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy, mà mũi dẫn đầu là chư Tăng Ni người Tích Lan (Sri Lanka). Với sự ủng hộ của một số vị Tăng có học vấn cao [1], phụ nữ Sri Lanka đã tìm cách tái tạo lại một truyền thống tốt đẹp đã mất lâu đời, đó là Hội chúng Tỳ-khưu-ni, không chỉ như một di sản quốc gia, mà là đời sống tôn giáo không thể thiếu của đạo Phật Nguyên thủy quốc tế.
Lễ thọ giới đầu tiên để phục hồi Hội chúng Ni trong thời gian này được tổ chức ở Sanath, Ấn ñộ, vào tháng 12 năm 1996, khi đó 10 phụ nữ Sri Lanka được (chọn lựa từ các nữ tu Phật theo 10 giới thịnh hành tại Sri Lanka trong thế kỷ 20) thọ giới Cụ Túc (Upasampadā hay Vu44happana) do các Tỳ-khưu của hội Mahabodhi (đại Giác) với sự trợ giúp của các Tỳ-khưu-ni Hàn Quốc. Sự kiện này được tiếp nối bởi một lễ đại giới đàn mang tính quốc tế tại Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng), vào tháng 2 năm 1998, truyền giới cho nhiều phụ nữ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó ñược tổ chức dưới sự đỡ đầu của tổ chức Phật Quang Sơn có trụ sở tại Cao Hùng, đài Loan, với sự tham dự, chứng minh của các Tăng Ni từ nhiều quốc gia Nguyên thủy cũng như đại thừa (Mahāyana).