Nhiều người bạn cùng khổ đã đến học thực hành pháp với tôi và sau đó tôi nhận thấy có một số vấn đề phát sinh như có một số người sợ rằng khi không được ở gần tôi thì sẽ không thực hành được hay thực hành không đúng cách. Nếu là người ở Băng Cốc thì cảm thấy an tâm hơn vì để gặp lại tôi là một điều không khó lắm. Nhưng nếu là người ở nước ngoài hay ở các tỉnh khác thì sẽ thấy rất lo lắng. Vì vậy, họ mong muốn một sự hướng dẫn có hệ thống và đơn giản để cảm thấy an tâm rằng họ có thể xem nó như là những phương pháp để tiếp tục thực hành giáo pháp trong khi không được gặp tôi.
Một số người đã nghe tôi nói chuyện nhưng vẫn không hiểu hay vẫn còn thắc mắc hoặc đã áp dụng thực hành theo câu trả lời mà tôi đã chỉ dạy cho người khác, mà thường thì mỗi người chúng ta lại có một sự tiến bộhay một cách thức phù hợp với bản thân khác nhau. Như vậy, kết cục của nó không khác gì với việc ta uống phải thuốc trị bệnh của người khác cả. Vì thế nên họ mong muốn có được một cái nhìn tổng quan về phương pháp thực hành mà tôi đã hướng dẫn để họ có thể phần nào giải đápđược những thắc mắc của chính mình.
Một vấn đề khác tôi được biết là một số bạn đã trích dẫn những lời khuyên mà tôi đã nói trong những dịp, trong những thời điểm khác nhau để mang ra tranh luận với nhau về việc thực hành pháp.
Vì thế, tôi cảm thấy rằng tôi nên tóm tắt ý chính của việc thực hành giáo pháp theo phương pháp mà tôi đã giới thiệu cho các bạn. Để các bạn có được một cái nhìn tổng quan về việc thực hành giáo pháp một cách có hệ thống, từ những bước cơ bản trở đi và để giải quyết những vấn đề đã nêu ở trên.
1. Hiểu biết về phạm vi của Phật giáo
Những bạn có chút ít hiểu biết cơ bản về phật giáo sẽ biết được rằng phật giáo không phải là một loại thuốc mà có thể chữa lành tất cả các loại bệnh tật trong vũ trụ, cũng không phải là công cụ duy nhất để có thể sinh sống trong xã hội. Vì vậy, nếu bạn là sinh viên, bạn không cần phải từ bỏ công việc học tập của mình để học phật giáo vì những kiến thức trong thế gian là điều cần thiết để bạn có thể sinh sống cùng với nó. Những người học phật giáo cũng cần phải hiểu biết về các lĩnh vực khoa học khác nữa.
Và cũng đừng hiểu lầm rằng phật giáo là những cái gì đó khác ngoài việc nghiên cứu sự đau khổ hay việc thực hành pháp để thoát khỏikhổ đau (trong tâm). Phật giáo không phải là tôn giáo để trả lời cho những câu hỏi về mê tín dị đoan, số phận, người chủ của nghiệp, kiếp trước kiếp sau hay ma quỷ, thiên thần v.v..
2. Công cụ thực hành Giáo pháp.
Như ta đã biết phật giáo chỉ dạy về đau khổ và sự chấm dứt đau khổ. Và nó sẽ được giới thiệu và làm quen qua các cộng cụ để thực hành pháp. Đó chính là chánh niệm hay là tỉnh thức (Sati) và tỉnh giác(Sampajanna).
Tôi thường khuyên chúng ta rằng hãy nhận thức những cảm giác đang xuất hiện trong tâm của ta chẳng hạn như sự hoài nghi, sự ham muốn, sự lo lắng, hạnh phúc hay đau khổ v.v.. Việc này là để luyện tập cho ta có tỉnh thức. Tỉnh thức là công cụ nhận biết tâm trạng đang xuất hiện và khuyến khích ta nhận biết bản thân mình, không quên mình, không bị lạc trong lục căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm mà hầu hết là bị lạc qua căn mắt và tâm. Đó là đánh mất mình trong thế giới của những suy nghĩ hoặc quá chú ý vào tâm trạng đang xuất hiện. Việc khuyến khích cho bản thânmình không bị lạc trong lục căn hoặc không quá tập trung vào nó và chính sự cố gắng tập luyện ấy là để cho ta có sự tỉnh giác, là luôn tỉnh giácthân tâm.
3. Rèn luyện Tứ niệm xứ
Khi ta đã có những công cụ hoặc “vũ khí” để thực hành pháp thì tiếp theotôi sẽ giới thiệu về Tứ niệm xứ và khuyên tất cả chúng ta rằng hãy tỉnh thức, tỉnh giác và nhận biết thân, tâm, thọ (những cảm giác đang xuất hiện trong cơ thể) và pháp (nội dung của tâm) tùy theo mỗi người và thấy phù hợp với chính mình. Ví dụ, hãy nhận biết các tư thế của cơ thể, nhận biết sự chuyển động trong khi đi thiền hành, nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra. Ban đầu, khi tâm ta chưa có nhiều năng lượng, ta có thể nhận biếtnó như là ta đang thực hành thiền định(samatha). Có nghĩa là tập trung vào cơ thể được nhận biết đó một cách thoải mái. Sau khi tâm được tiếp thêm sức lực thì hãy nhận biết rằng các tư thế, sự chuyển động của cơ thể hoặc hơi thở chỉ là một cái gì đó được nhận biết, được nhận thấy chứ không phải là tâm. Và nó không yên ổn, nó đau khổ và vô ngã. Ta sẽ thấy nó ngay trước mắt của chúng ta.
Một khi ta đã làm được điều đó thì tâm sẽ tăng thêm nhiều năng lượngcủa sự tỉnh thức, tỉnh giác. Bây giờ, bất cứ yếu tố tinh thần nào xuất hiệntrong tâm, ta đều có thể nhận biết nó. Ví dụ: hạnh phúc, đau khổ, điều thiện, điều ác nảy sinh trong tâm, hãy nhận biết các yếu tố tinh thần ấy như là một đối tương được nhận biết giống như việc ta nhận biết các yếu tố vật chất vậy.
Những người có năng lực nhận biết tinh thần, tôi thường khuyên họ tiếp tục nhận biết chúng. Những người cảm thấy mình không phù hợp với việc nhận biết ấy thì có thể chỉ nhận biết vật chất thôi cũng được.
Khi tâm ta liên tục nhận biết tinh thần và vật chất, nó sẽ tăng thêm khả năng tỉnh thức. Ta sẽ thấy rằng một khi tâm nhận biết các yếu tố thuộc tinh thần hay vật chất, tâm sẽ phản ứng lại là nó sẽ cảm thấy dễ chịu, khó chịu hay bình thản. Tôi thường khuyên các bạn hãy nhận biết các cảm giác dễ chịu, khó chịu hay bình thản ấy, đến khi tâm nhận biết được chúng thì ta sẽ thấy được là sự dễ chịu hay khó chịu nó đều nảy sinh và mất đi giống như tất cả các yếu tố tinh thần hay vật chất. Rồi tâm sẽ buông bỏ đi sự dễ chịu, khó chịu và rồi sự quân bình sẽ nảy sinh. Lúc đầusự quân bình này có thể chỉ đến trong một thời gian rất ngắn rồi cảm giácdễ chịu hay khó chịu lại xuất hiện. Nhưng sau đó nó sẽ phát triển hơn, tâm sẽ ngày càng quân bình hơn. Ta hãy nhận biết sự quân bình của tâm, khi tâm có nhiều năng lượng, nó có thể phân biệt được năm uẩn(khandha) một cách rõ ràng hơn.
Trong giai đoạn tâm nhận biết sự quân bình đó, nhiều trí thức lại thường mắc phải hai căn bệnh.
(1) Sự chán nản phát sinh rồi không tiếp tục thực hành.
(2) Phát sinh sự nghi ngờ rằng tiếp theo là cần làm cái gì nữa hay không, rồi bắt đầu không thực hành bằng việc nhận biết mà thay vào đó là việc tìm kiếm câu trả lời qua quá trình tư duy.
Thực tế là một khi tâm ta nhận thức được sự quân bình, cứ hãy tiếp tụcnhận biết nó. Rồi một khi sức mạnh của sự tỉnh thức, sự định tâm và trí huệ hoàn toàn đầy đủ, tâm nó sẽ tự mình tiến bộ.
Đây là kết luận của một hướng dẫn ngắn ngọn trong việc thực hành phápmà tôi muốn gửi đến các bạn để làm tham khảo cho việc thực hành pháptrong tương lai.
4. Những sai lầm khi rèn luyện Tứ niệm xứ.
Từ hướng dẫn trên, khi mọi người bắt đầu thực hành pháp lại gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, chủ yếu là từ việc thực hành tỉnh thức không chính xác.
Hiện nay, đa số chúng ta càng thực hành càng nảy sinh sự khác biệt, càng siêng năng thực hành thì lại càng đi lạc hướng. Điều sai lầm là thay vì ta nhận biết những gì đang thực sự xảy ra trong hiện tại, ta lại đi tạo ra một cảm xúc mới rồi bị mắc kẹt ở trong nó.
Lỗi lầm này xảy ra là do một số người cảm thấy mình quá mất tập trung nên họ nghĩ rằng đầu tiên mình cần phải thực hành thiền định. Khi thực hành thiền định, họ lại thực hành không chính xác. Thay vì thực hànhchánh định họ lại đi thực hành tà định, là một loại thiền không có sự nhận thức, là việc tập trung vào một đối tượng nhưng lại để tâm bám chặt lấy nó thay vì ta phải tỉnh thức nhận biết các đối tượng đó một cách bình thản, nhận biết bản thân mình, không quên mình, không quá tập trung vào nó. Tâm chỉ nhận biết các đối tượng một cách bình thảncho đến khi định tâm[1].
Một khi ta thực hành tà định, tâm sẽ chuyển sang bám víu vào một đối tượng mà mình đã tạo ra. Khi ta ngừng thực tập thiền định và bắt đầu quan sát tâm hay thực hành Tứ niệm xứ, ta lại mang cái tâm mà lúc bấy giờ đã gắn liền với một đối tượng nào đó ra để mà quan sát tâm thì những loại tâm này không thể thực tập Tứ niệm xứ được vì riêng bản thân cái tâm đó nó đã dính chặt vào một đối tượng nào rồi mà chính ta cũng còn không nhận ra được sự thật ấy nữa.
Nguyên nhân phổ biến tiếp theo của sự sai lầm là, thay vì nhận biết các đối tượng đang phát sinh một cách đơn giản và bình thản thì nhiều người lại e sợ rằng sẽ quên mình (tức là không nhận biết mình), sợ sẽ đánh mất mình quá nhiều qua lục căn. Đặc biệt là những lúc gặp tôi hay sắp đến ngày gặp tôi, tâm của họ lại bắt đầu mau mắn tỉnh lại, hồi hộp và rất cẩn thận không khác gì một vận động viên điền kinh đang chuẩn bị bước vào vạch xuất phát vậy.
Một nguyên nhân nữa chính là ta gắn liền việc thực hành pháp với sự ham muốn. Ví dụ như muốn hiểu biết giáo pháp, muốn giác ngộ một cách nhanh chóng, muốn làm người tài giỏi và thông minh, muốn làm sao để được nổi bật, muốn có được sự chấp nhận hay lời khen ngợi từ phía bạn bè… Càng mong muốn nhiều họ lại càng “tăng sự chăm chỉ”, nhưng thay vì thực tập tỉnh thức và tỉnh giác một cách tự nhiên, liên tục theo đúng ý nghĩa của việc “tăng sự chăm chỉ” thì họ lại đi thực hành với toàn bộ sức lực và sự căng thẳng. Nếu nhìn từ bên ngoài thì trông giống như đang thực hành tốt nhưng bên trong thì tâm không có sự bình thản hay hạnh phúc gì cả.
Ba nguyên nhân đó đã làm cho nhiều người trong chúng ta quên đi bản thân mình và bám vào một đối tượng, rồi tưởng rằng mình có thể nhận biết tâm một cách rõ ràng nhưng thực sự thì không phải. Một số người đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Khi ta nhận thức được rằng tâm ta đã tạo ra một thế giới tinh thần thay vì nó phải nhận biết những gì đang thực sự xảy ra thì lúc đó ta sẽ thoát khỏi trạng thái ở trên và thực sự có thể quán tâm, nhận thức được bất cứ gì đang xảy ra trong hiện tại.
Có một chuyện hài hước của một em nọ, tâm của em ấy bị mắc kẹt trong một đối tượng tinh thần. Tôi khuyên rằng hãy quan sát và nhận biết rằng tâm đã mắc kẹt trong một đối tượng, một khi nhận thức được nó, tâm sẽ lại trở ra bên ngoài. Thay vì quá tập trung vào bên trong thì hãy nhận biếtbản thân bên ngoài.Việc tiếp xúc với môi trường đó sẽ làm cho cái tâm đã bị mắc kẹt ấy thoát ra được. Người em này đã rất bối rối vì cho rằng tôi đã dạy em để tâm ra ngoài (quên đi mình) nhưng may là em ấy cảm thấynghi ngờ rồi hỏi lại tôi chứ nếu mà em ấy đem chuyện này kể cho nhà sưcấp cao nghe rằng tôi đã dạy em để tâm ra ngoài thì chắc là tôi đã bị đánh đuổi ra khỏi chùa rồi.
Sự thật là việc quên đi mình rồi đồng thời tạo ra một đối tượng tinh thầnrồi mắc kẹt trong đó cũng giống như việc ta để tâm ra bên ngoài, là ngoài việc nhận thức. Tôi cố gắng giúp em ấy để em ấy thấy được rằng em đã để tâm ra ngoài và đã tạo ra một đối tượng tinh thần khác do không nhận thức được mình. Tôi không có ý định chỉ dạy em ấy cố gắng để tâm ra bên ngoài.
Một vấn đề nữa mà ít người trong chúng ta gặp phải đó là việc bị mất mình trong các đối tượng tinh thần chẳng hạn như hình ảnh ánh sáng (nimitta), ánh sáng, màu sắc, âm thanh hoặc sự co giật của cơ thể. Khi tình trạng này xảy ra, có người cảm thấy dễ chịu cũng có người cảm thấy khó chịu. Tôi thường an ủi và hướng dẫn họ rằng hãy quan sát và nhận thức sự dễ chịu, khó chịu của tâm rồi tâm sẽ tự nó trở lại quân bình thay vì quá tập trung vào các đối tượng tinh thần mà để tâm bị nhiễm độc do tham ái (raga), sân hận (dosa) và si mê (moha) một cách không biết đến mình như thế.
Để tránh những sai lầm trong việc thực hành pháp, ta phải tuân thủcác nguyên tắc sau đây một cách chặt chẽ. Đó là “Ta thực hành để nhận thức được những ô nhiễm (kilesa) và sự ham muốn (tanha) luôn chiếm lấy tâm của ta. Ta thực hành để cho tâm có trí huệ và thoát khỏi sức mạnh của ô nhiễm và ham muốn.” Ta không thực hành vì bất cứ điều gì khác. Nếu như ta thực hành vì có những ham muốn khác chẳng hạn như muốn biết, muốn nhìn thấy, muốn trở thànhmột điều gì, muốn có được một cái gì, muốn nổi bật, muốn nổi tiếng và thậm chí muốn đạt tới giác ngộ thì khả năng mắc sai lầm khi thực hành là rất cao. Bởi vì tâm thường có xu hướng tạo ra một đối tượng nào đó thay vì nhận thức mọi thứ theo đúng bản chất của nó.
Ta nên quan sát tâm của chính mình. Nếu cảm thấy rằng tâm ta đang bắt đầu nặng nề, xa lạ hay khác với môi trường tự nhiên xung quanhthì điều đó có nghĩa là tâm đã đánh mất mình và bám víu vào một điều gì đó. Bởi vì trạng thái tự nhiên của các đối tượng bên trong và bên ngoài đều không có trọng lượng. Chúng bắt đầu có trọng lượng là do ta cầm lấy chúng. Ta có thể thử xem ngay lúc này, hãy thư giãn tâm và quan sát môi trường xung quanh. Ví dụ, tòa nhà, bàn ghế, cây xanh… Ta thấy rằng các đối tượng bên ngoài chúng nhẹ nhàng, không có trọng lượng vì ta không cầm lấy chúng. Còn nếu ta trở lại nhìn vào bên trong tâm của mình, ta sẽ nhận thấy tâm nó có lúc nặng lúc nhẹ. Nếu ta cứ bám chặt thì sẽ rất nặng nhưng nếu bám lỏng thì sẽ ít nặng hơn. Một khi tâm còn tách biệt với tự nhiên và những điều thông thường thì sự tách biệt đó chính là những dư thừa từ việc ta quên mất mình rồi tạo ra nó vì ta đã không nhận thức được sự ô nhiễm.
Một khi nhận thức được những điều trên, hãy tiếp tục quan sát tâm rằng nó đã phản ứng với các đối tượng xa lạ ấy như thế nào? Dễ chịu hay khó chịu? Ta tiếp tục quan sát và nhận thức chúng cho đến khi tâm trung lậpvới tất cả các đối tượng. Sự tự nhiên ở bên trong và sự tự nhiên ở bên ngoài ngang bằng nhau, lúc ấy sẽ không còn có trọng lượng để ta phải mang lấy nữa.
Đức Phật đã dạy rằng năm uẩn là những thứ nặng nề mà bất cứ ai mang theo chúng sẽ không bao giờ hạnh phúc. Lời dạy của Ngài tuyệt đối đúng đắn. Năm uẩn là những thứ thực sự nặng nề mà chỉ đối với những người “có mắt” mới có thể nhận thấy được.
Đức Phật đã dạy rằng sinh sản, lão hóa, bệnh tật và cái chết là đau khổ. Rất ít người đã nghe giáo pháp này rồi thực sự hiểu. Đa số sẽ hiểu rằng ta sinh, ta già, ta bệnh, ta chết là đau khổ. Không ai thực sự hiểu rằng sự thật là các hiện tượng sinh, hiện tượng lão, hiện tượng bệnh, hiện tượngtử kia mới là đau khổ, không có “ta” đau khổ. Chỉ có hiện tượng vật chất và tinh thần thể hiện Tam tướng (Tilakkhana), tức ba đặc điểm của sự hiện hữu đó là nảy sinh, tồn tại rồi mất đi, không thể kiểm soát và cũng không thể điều khiển theo mong muốn của bất cứ ai.
Một khi hiểu lầm vì tà kiến mà cho rằng vật chất và tinh thần, thân và tâm là chúng ta. Khi vật chất và tinh thần bị lão hóa, bị bệnh và chết thì ta cố gắng tránh khỏi chúng. Nhưng càng tránh né lại càng đau khổ, mà càng đau khổ thì lại càng tránh né. Thay vào đó ta nhận ra sự thật rằng chỉ có sự đau khổ tồn tại mà không có người đau khổ. Khi nào ta thực hành pháp cho đến khi ta có thể nhận thức được các hiện tượng một cách nguyên thủy, không có các loài động vật, con người, bản thân, ta hay họ thì lúc ấy ta sẽ thực sự hiểu Tứ Diệu Đế một cách rõ ràng.
Từ những hiểu biết trước đây, vì rằng nguyên nhân của đau khổ(samudaya) chính là sự ham muốn (tanha) phát sinh ra đau khổ, ta sẽ thực sự hiểu rõ ràng rằng là do ta không nhận ra được đau khổchính là vật chất và tinh thần, ta xem vật chất và tinh thần đó là chính ta nên làm cho ta có ham muốn giải phóng bản thân ra khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc. Cũng chính bởi ham muốn đó đã làm phát sinh thêm đau khổ trong tâm.
Tứ Diệu Đế là giáo pháp sâu sắc triệt để, do không nhận thức được Tứ Diệu Đế nên tất cả chúng sinh phải luân hồi, tái sinh vô tận. Tuy nhiên, với sự nhận thức đau khổ một cách thấu đáo, nguyên nhâncủa đau khổ sẽ tự động được buông bỏ. Sự diệt khổ (nirodha-sacca) sẽ xuất hiện ngay trước mắt. Quá trình nhận thức được khổ đế cho đến khi từ bỏ được tập đế và giác ngộ diệt đế này là đạo đế – một con đường duy nhất dẫn đến thoát khỏi khổ đau vĩnh viễn.
Khi ta nhận thức được tất cả chỉ là những hiện tượng nguyên thủy, phát sinh, tồn tại rồi mất đi. Là khổ, vô ngã và không kiểm soát được, ta sẽ nảy sinh ra hiện tượng rằng chỉ là quan sát, chỉ là nhận thức, chỉ là nhìn thấy và không còn có bất cứ ham muốn nào khác trong các hiện tượng đó nữa (là cảm giác mà không còn có bất kì một suy nghĩ nào nảy sinh bên trong các hiện tượng ấy).
Phra Ajanh Promote Pamojjo
(Source: Dhamma.com)
Thư Viện Hoa sen
[1] Định tâm là tâm đang đứng yên trong thực tại để nhận biết rất rõ những gì đang xảy ta trong ta và chung quanh ta.
______________________________
Bản tiếng Anh:
A BRIEF GUIDELINE FOR PRACTICING DHAMMA
An essay in Thai by “Santinan” (Luangpor Pramote Pamojjo nowadays), 7th January 2000