Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

01 Tháng Ba 201517:35(Xem: 8057)
Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Fear Of Death, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source:
www.bps.lk)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ 

 

Một lần kia, có vị Bà-La-Môn tên là Jāṇussoṇi, đến gần Đức Phật, rồi thưa hỏi ngài như sau:

"Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm), tôi vẫn giữ ý nghĩ, cho rằng không ai mà không sợ cái chết, và không ai mà không sợ bị chết."

"Nầy Bà-La-Môn, quả thật có người sợ cái chết, và có người sợ bị chết. Tuy nhiên, cũng có người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết. Câu hỏi là: ai sợ chết và ai không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người hãy còn tham muốn khoái lạc nhục dục, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người hãy còn tham muốn cái thân thể nầy, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ nầy đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người mà không làm điều gì tốt và lành mạnh, người mà không tự làm nhà để an trú; người mà chỉ làm những điều ác, dữ tợn và xấu xa. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã không làm điều gì tốt và lành mạnh, ta đã không tự làm nhà để an trú; ta chỉ làm những điều ác, dữ tợn và xấu xa. Kiếp sau, ta sẽ bị đi về cõi dành cho những người làm ác như thế.' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người bối rối vì nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên không có niềm tin. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã bối rối vì nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta không có niềm tin!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thế thì, ai là người không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người không còn tham muốn khoái lạc nhục dục, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không còn tham muốn cái thân thể nầy, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không làm điều gì ác, dữ tợn và xấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và tự làm nhà để an trú. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không làm điều gì ác, dữ tợn và xấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và ta đã tự làm nhà để an trú. Kiếp sau, ta sẽ đi về cõi dành cho những người làm điều thiện như thế.' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp nên có niềm tin vững chắc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta có niềm tin vững chắc!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không vừa khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây cũng là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người mà không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết."

"Thật là tuyệt vời! Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm)... kính xin Thầy Gotama nhận con làm Phật Tử, con xin quy y ngài từ ngày hôm nay, và cho đến trọn đời."

67. Fear Of Death, Anguttara Nikaya 

 

Once the brahmin Jāṇussoṇi approached the Blessed One and addressed him thus:

“I maintain, Master Gotama, and hold the view that there is no mortal who does not fear death, who is not afraid of death.”

“There is indeed, brahmin, such a mortal who fears death, who is afraid of death. But there is also a mortal who has no fear of death, who is not afraid of death. And who is the one who fears death and the other who does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is not free from lust for sensual pleasures, not free from the desire and affection for them, not free from thirsting and fevering after them, not free from craving for sensual pleasures. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, those beloved sensual pleasures will leave me, and I shall have to leave them!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast, and becomes deranged. This mortal is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is not free from lust for this body, not free from desire and affection for it, not free from thirsting and fevering after it, not free from craving for the body. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, this beloved body will leave me, and I shall have to leave it.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything good and wholesome, who has not made a shelter for himself; but he has done what is evil, cruel and wicked. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I have not done anything good and wholesome, I have not made a shelter for myself; but I have done what is evil, cruel and wicked. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has doubts and perplexity about the good Dhamma and has not come to certainty in it. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I am full of doubts and perplexity about the good Dhamma and have not come to certainty in it!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who fear death and are afraid of death.

“But which mortal, brahmin, does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is free from lust for sensual pleasures, free from desire and affection for them, free from thirsting and fevering after them, free from craving for sensual pleasures. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, these beloved sensual pleasures will leave me and I shall have to leave them!’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is free from lust for this body …. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, this beloved body will leave me and I shall have to leave it!’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything evil, cruel or wicked, but has done what is good and wholesome, who has made a shelter for himself. When a grave illness befalls him, these thoughts come to him ’I have not done anything evil, cruel, or wicked, but have done what is good and wholesome, I have made a shelter for myself. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has no doubts and perplexity about the good Dhamma and has gained certainty in it. When a grave illness befalls him, this thought comes to him: ’I am free of doubt and perplexity about the good Dhamma and have gained certainty in it.’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who do not fear death and are not afraid of death.” [143]

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama accept me as a lay follower who has gone for refuge from today until life’s end.”

 

[143] For more of the same theme, fear of death, see Sāriputta’s two discourses of the ailing lay disciple Anāthapiṇḍika at SN 55.26, 27.


Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S67

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7054)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5712)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6706)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5636)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6794)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7505)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7880)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7803)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6513)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.