Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

01 Tháng Ba 201517:35(Xem: 8050)
Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Fear Of Death, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source:
www.bps.lk)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ 

 

Một lần kia, có vị Bà-La-Môn tên là Jāṇussoṇi, đến gần Đức Phật, rồi thưa hỏi ngài như sau:

"Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm), tôi vẫn giữ ý nghĩ, cho rằng không ai mà không sợ cái chết, và không ai mà không sợ bị chết."

"Nầy Bà-La-Môn, quả thật có người sợ cái chết, và có người sợ bị chết. Tuy nhiên, cũng có người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết. Câu hỏi là: ai sợ chết và ai không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người hãy còn tham muốn khoái lạc nhục dục, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người hãy còn tham muốn cái thân thể nầy, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ nầy đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người mà không làm điều gì tốt và lành mạnh, người mà không tự làm nhà để an trú; người mà chỉ làm những điều ác, dữ tợn và xấu xa. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã không làm điều gì tốt và lành mạnh, ta đã không tự làm nhà để an trú; ta chỉ làm những điều ác, dữ tợn và xấu xa. Kiếp sau, ta sẽ bị đi về cõi dành cho những người làm ác như thế.' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người bối rối vì nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên không có niềm tin. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã bối rối vì nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta không có niềm tin!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thế thì, ai là người không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người không còn tham muốn khoái lạc nhục dục, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không còn tham muốn cái thân thể nầy, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không làm điều gì ác, dữ tợn và xấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và tự làm nhà để an trú. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không làm điều gì ác, dữ tợn và xấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và ta đã tự làm nhà để an trú. Kiếp sau, ta sẽ đi về cõi dành cho những người làm điều thiện như thế.' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp nên có niềm tin vững chắc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta có niềm tin vững chắc!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không vừa khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây cũng là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người mà không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết."

"Thật là tuyệt vời! Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm)... kính xin Thầy Gotama nhận con làm Phật Tử, con xin quy y ngài từ ngày hôm nay, và cho đến trọn đời."

67. Fear Of Death, Anguttara Nikaya 

 

Once the brahmin Jāṇussoṇi approached the Blessed One and addressed him thus:

“I maintain, Master Gotama, and hold the view that there is no mortal who does not fear death, who is not afraid of death.”

“There is indeed, brahmin, such a mortal who fears death, who is afraid of death. But there is also a mortal who has no fear of death, who is not afraid of death. And who is the one who fears death and the other who does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is not free from lust for sensual pleasures, not free from the desire and affection for them, not free from thirsting and fevering after them, not free from craving for sensual pleasures. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, those beloved sensual pleasures will leave me, and I shall have to leave them!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast, and becomes deranged. This mortal is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is not free from lust for this body, not free from desire and affection for it, not free from thirsting and fevering after it, not free from craving for the body. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, this beloved body will leave me, and I shall have to leave it.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything good and wholesome, who has not made a shelter for himself; but he has done what is evil, cruel and wicked. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I have not done anything good and wholesome, I have not made a shelter for myself; but I have done what is evil, cruel and wicked. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has doubts and perplexity about the good Dhamma and has not come to certainty in it. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I am full of doubts and perplexity about the good Dhamma and have not come to certainty in it!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who fear death and are afraid of death.

“But which mortal, brahmin, does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is free from lust for sensual pleasures, free from desire and affection for them, free from thirsting and fevering after them, free from craving for sensual pleasures. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, these beloved sensual pleasures will leave me and I shall have to leave them!’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is free from lust for this body …. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, this beloved body will leave me and I shall have to leave it!’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything evil, cruel or wicked, but has done what is good and wholesome, who has made a shelter for himself. When a grave illness befalls him, these thoughts come to him ’I have not done anything evil, cruel, or wicked, but have done what is good and wholesome, I have made a shelter for myself. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has no doubts and perplexity about the good Dhamma and has gained certainty in it. When a grave illness befalls him, this thought comes to him: ’I am free of doubt and perplexity about the good Dhamma and have gained certainty in it.’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who do not fear death and are not afraid of death.” [143]

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama accept me as a lay follower who has gone for refuge from today until life’s end.”

 

[143] For more of the same theme, fear of death, see Sāriputta’s two discourses of the ailing lay disciple Anāthapiṇḍika at SN 55.26, 27.


Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S67

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6545)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6606)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6382)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8823)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25404)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9304)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6313)