Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

10 Tháng Tư 201514:41(Xem: 9057)
Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(The Divine Messengers, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)

Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ 

Nầy các Tỳ Kheo, ở cõi trời có ba sứ giả. Ba sứ giả cõi trời nầy là ai?

[Theo các văn bản truyền thống, nói về cuộc đời Đức Phật khi ngài chưa xuất gia, lúc đó ngài còn là một vị Thái Tử tên là Sĩ Đạt Ta (Siddhattha). Khi Thái Tử lần đầu gặp gỡ một ông già, một người bệnh, và một xác chết đã làm cho ngài ngạc nhiên, buồn phiền và suy nghĩ. Nhờ cuộc gặp gỡ nầy, ngài đã quyết định từ bỏ đời sống vương giả, và đi tìm con đường dẫn đến sự giác ngộ. Cũng theo các văn bản truyền thống, ba người mà Thái Tử đã gặp chính là ba vị sứ giả cõi trời (devadūta), biến hóa thành người, họ đến để đánh thức Thái Tử, tỉnh giấc từ giấc ngủ xa rời thực tế của ngài.]

Có một người đàn ông kia, ông đã có lối cư xử không tốt trong hành động, lời nói và ý nghĩ. Bởi vì ông có lối cư xử không tốt như thế, nên sau khi ông chết, ông bị đọa vào cõi địa ngục, đó là cõi thấp kém, xấu xa, và đau khổ. Những người cai ngục, ở cõi địa ngục, nắm lấy hai tay ông ta và lôi ông ta tới trước Thần Chết tên là Yama, rồi nói: "Thưa Thần Chết, người đàn ông này, không kính trọng bố mẹ, cũng không kính trọng các nhà sư khổ hạnh và các vị Bà La Môn, ông ta cũng không kính trọng những người lớn tuổi trong gia đình. Xin Thần Chết hãy trừng phạt ông ấy!"

Nầy các Tỳ Kheo, ngay sau đó Vua Yama tra hỏi, khám xét người đàn ông, rồi hỏi ông về người sứ giả cõi trời đầu tiên: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, ông có bao giờ trông thấy người sứ giả cõi trời thứ nhất xuất hiện ở trần gian không?"

Và ông trả lời: "Thưa Thần Chết, tôi đã không nhìn thấy ông ấy."

Sau đó, Vua Yama nói với ông rằng: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, thế thì ông có trông thấy một phụ nữ hoặc một người đàn ông trạc tuổi tám mươi, chín mươi, hoặc một trăm tuổi, yếu đuối, lưng còng như khung mái nhà, xiêu vẹo, đi đứng dựa bằng cây gậy, đi run rẩy, ốm yếu, người trông chẳng còn sức sống, hình dáng vắng bóng tuổi xuân, răng cái còn cái mất, tóc lưa thưa muối tiêu hoặc chẳng còn tí tóc nào, trông như người trọc đầu, da nhăn nheo, tay chân lốm đốm đồi mồi?"

Và người đàn ông trả lời: "Thưa Thần Chết, tôi đã nhìn thấy người nầy."

Sau đó, Vua Yama nói với ông rằng: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, là một người thông minh và khôn khéo, 'thế thì có bao giờ, ông nghĩ rằng ông cũng sẽ già, và ông cũng sẽ không thoát khỏi cái già không. Thế nên, ngay lúc bấy giờ ông phải làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ không'?"

"Thưa Thần Chết, tôi đã không làm điều nầy. Tôi đã không để ý."

Sau đó, Vua Yama nói: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, chỉ vì ông không để ý, và ông đã không làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ. Cho nên, ông sẽ nhận lãnh hậu quả thích hợp qua việc bất cẩn nầy. Hành động xấu xa đó, đã không tạo ra bởi bố mẹ ông, anh chị em ông, bạn bè hay bạn đồng hành của ông, cũng không phải do người thân của ông, chư thiên, các nhà sư khổ hạnh, hoặc các vị Bà La Môn. Ông, chính ông, đã gieo nhân ác, nên ông sẽ phải gánh chịu quả ác."

Nầy các Tỳ Kheo, ngay sau khi Vua Yama tra hỏi, khám xét, và hỏi người đàn ông về người sứ giả đầu tiên xong rồi, Vua lại tiếp tục tra hỏi, khám xét, và hỏi người đàn ông về người sứ giả thứ nhì: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, ông có bao giờ trông thấy người sứ giả cõi trời thứ nhì xuất hiện ở trần gian không?"

Và ông trả lời: "Thưa Thần Chết, tôi đã không nhìn thấy ông ấy."

"Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, thế thì ông có bao giờ thấy một phụ nữ hoặc một người đàn ông bị bệnh hiểm nghèo, đang đau đớn, dơ bẩn vì nằm trên phân và nước tiểu do chính mình phóng uế, bà (hoặc ông) cần người nầy giúp để ngồi lên và cần người kia giúp để nằm xuống hay không?"

"Thưa Thần Chết, tôi đã nhìn thấy người nầy."

Sau đó, Vua Yama nói với ông rằng: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, là một người thông minh và khôn khéo, 'thế thì có bao giờ, ông nghĩ rằng ông cũng sẽ bệnh hoạn, và ông sẽ không thoát khỏi sự bệnh hoạn không. Thế nên, ngay lúc bấy giờ ông phải làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ không'?"

"Thưa Thần Chết, tôi đã không làm điều nầy. Tôi đã không để ý."

Sau đó, Vua Yama nói: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, chỉ vì ông không để ý, ông đã không làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ. Cho nên, ông sẽ nhận lãnh hậu quả thích hợp qua việc bất cẩn nầy. Hành động xấu xa đó, đã không tạo ra bởi bố mẹ ông, anh chị em ông, bạn bè hay bạn đồng hành của ông, cũng không phải do người thân của ông, chư thiên, các nhà sư khổ hạnh, hoặc các vị Bà La Môn. Ông, chính ông, đã gieo nhân ác, nên ông sẽ phải gánh chịu quả ác."

Nầy các Tỳ Kheo, ngay sau khi Vua Yama tra hỏi, khám xét, và hỏi người đàn ông về người sứ giả thứ nhì xong rồi, Vua lại tiếp tục tra hỏi, khám xét, và hỏi người đàn ông về người sứ giả thứ ba: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, ông có bao giờ trông thấy người sứ giả cõi trời thứ ba xuất hiện ở trần gian không?"

Và ông trả lời: "Thưa Thần Chết, tôi đã không nhìn thấy ông ấy."

"Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, thế thì ông có bao giờ trông thấy một phụ nữ hoặc một người đàn ông đã chết một, hai, hoặc ba ngày, xác đã trương lên, đổi mầu, và đầy máu mủ hay không?"

"Thưa Thần Chết, tôi đã nhìn thấy người nầy."

Sau đó, Vua Yama nói với ông rằng: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, là một người thông minh và khôn khéo, 'thế thì có bao giờ, ông nghĩ rằng ông cũng sẽ chết, và ông sẽ không thoát khỏi cái chết không. Thế nên, ngay lúc bấy giờ ông phải làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ không'?"

"Thưa Thần Chết, tôi đã không làm điều nầy. Tôi đã không để ý."

Sau đó, Vua Yama nói: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, ông chỉ vì không để ý, ông đã không làm việc cao quý qua hành động, lời nói, và ý nghĩ. Cho nên, ông sẽ nhận lãnh hậu quả thích hợp qua việc bất cẩn nầy. Hành động xấu xa đó, đã không tạo ra bởi bố mẹ ông, anh chị em ông, bạn bè hay bạn đồng hành của ông, cũng không phải do người thân của ông, chư thiên, các nhà sư khổ hạnh, hoặc các vị Bà La Môn. Ông, chính ông, đã gieo nhân ác, nên ông sẽ phải gánh chịu quả ác."

Sau khi, Vua tra hỏi, khám xét, và hỏi người đàn ông về người sứ giả cõi trời thứ ba, Vua Yama bỗng trở nên im lặng.

Ngay sau đó, những cai ngục, ở cõi địa ngục, gây ra cho ông nhiều loại đau khổ nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, dựa theo tấm bảng ghi các tội mà ông sẽ phải cam chịu: tội thuộc loại cực kỳ nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội phải chịu đau đớn như dao đâm, và tội phải chịu nhiều cay đắng. Tuy nhiên ông sẽ không chết, cho tới khi nào ông trả xong những nghiệp ác mà ông đã gây ra. [Theo kinh Phật, cuộc sống trong cõi địa ngục không phải là vĩnh viễn. Những người nào đã làm việc ác trong quá khứ, nay họ phải bị đày đọa, khổ đau trong địa ngục, cho tới khi nào người nầy trả hết nghiệp ác mà họ đã làm. Sau khi trả dứt nghiệp ác, thì những nghiệp thiện mà họ đã làm trong quá khứ, nay có cơ hội trổ quả giúp ích cho sự tái sinh của họ. Nhờ quả tốt đẹp, nên họ sẽ được tái sinh vào cõi an lành hơn.]


The Divine Messengers, Anguttara Nikaya 

There are three divine messengers, [37] O monks. What three?

There is a person of bad conduct in body, speech, and mind. Being of such bad conduct, on the dissolution of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in a lower world, in hell. There the warders of hell seize him by both arms and take him before Yama, the Lord of Death, saying: “This man, your majesty, had no respect for father and mother, nor for ascetics and brahmins, nor did he honour the elders of the family. May your majesty inflict due punishment on him!”

Then, monks, King Yama questions that man, examines and addresses him concerning the first divine messenger: “Didn’t you ever see, my good man, the first divine messenger appearing among humankind?”

And he replies: “No, Lord, I did not see him.”

Then King Yama says to him: “But, my good man, didn’t you ever see a woman or a man, aged eighty, ninety or a hundred years, frail, bent like a roof bracket, crooked, leaning on a stick, shakily going along, ailing, youth and vigour gone, with broken teeth, with grey and scanty hair or none, wrinkled, with blotched limbs?”

And the man replies: “Yes, Lord, I have seen this.”

Then King Yama says to him: “My good man, didn’t it ever occur to you, an intelligent and mature person, ’I too am subject to old age and cannot escape it. Let me now do noble deeds by body, speech, and mind’?”

“No, Lord, I could not do it. I was negligent.”

Then King Yama says: “Through negligence, my good man, you have failed to do noble deeds by body, speech, and mind. Well, you will be treated as befits your negligence. That evil action of yours was not done by mother or father, brothers, sisters, friends or companions, nor by relatives, devas, ascetics or brahmins. But you alone have done that evil deed, and you will have to experience the fruit.”

When, monks, King Yama has questioned, examined and addressed him thus concerning the first divine messenger, he again questions, examines and addresses the man about the second one, saying: “Didn’t you ever see, my good man, the second divine messenger appearing among humankind?”

“No, Lord, I did not see him.”

“But, my good man, didn’t you ever see a woman or a man who was sick and in pain, seriously ill, lying in his own filth, having to be lifted up by some and put to bed by others?”

“Yes, Lord, I have seen this.”

“My good man, didn’t it ever occur to you, an intelligent and mature person, ’I too am subject to illness and cannot escape it. Let me now do noble deeds by body, speech, and mind’?”

“No, Lord, I could not do it. I was negligent.”

“Through negligence, my good man, you have failed to do noble deeds by body, speech, and mind. Well, you will be treated as befits your negligence. That evil action of yours was not done by mother or father, brothers, sisters, friends or companions, nor by relatives, devas, ascetics or brahmins. But you alone have done that evil deed, and you will have to experience the fruit.”

When, monks, King Yama has questioned, examined and addressed him thus concerning the second divine messenger, he again questions, examines and addresses the man about the third one, saying: “Didn’t you ever see, my good man, the third divine messenger appearing among humankind?”

“No, Lord, I did not see him.”

“But, my good man, didn’t you ever see a woman or a man one, two or three days dead, the corpse swollen, discoloured and festering?”

“Yes, Lord, I have seen this.”

“Then, my good man, didn’t it ever occur to you, an intelligent and mature person, ’I too am subject to death and cannot escape it. Let me now do noble deeds by body, speech, and mind’?”

“No, Lord, I could not do it. I was negligent.”

“Through negligence, my good man, you have failed to do noble deeds by body, speech, and mind. Well, you will be treated as befits your negligence. That evil action of yours was not done by mother or father, brothers, sisters, friends, or companions, nor by relatives, devas, ascetics, or brahmins. But you alone have done that evil deed, and you will have to experience the fruit.”

Then, having questioned, examined, and addressed the man concerning the third divine messenger, King Yama becomes silent.

Thereupon the warders of hell inflict many kinds of torment on him on account of which he suffers grievous, severe, sharp, and bitter pain. Yet he does not die until that evil deed of his has been worked out. [38]

37. Devadūta. In the traditional account of the Buddha’s early life it was the shocking initial encounter with an old man, a sick man, and a corpse that destroyed his worldly complacency and set him searching for a path to enlightenment. According to the traditional story these beings were actually devadūta, gods in disguise who had descended to earth in order to awaken him from his slumber of delusion.

38. This section of the text, describing the torments, has been abridged. In Buddhism, life in hell is not eternal. Such a painful form of existence is the lawful consequence of evil deeds and will come to an end when the causal force conditioning it is exhausted. Good causes of the past may then have a chance to operate and bring about a happier rebirth.





Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S22 



Hình 1: Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) lần đầu tiên gặp gỡ sứ giả cõi trời (devadūta) thứ nhất. Sứ giả nầy đã biến hóa thành một ông già, ông trạc tuổi tám mươi, yếu đuối, lưng còng như khung mái nhà, đi đứng dựa bằng cây gậy... 

su gia coi troi 1

Hình 2: Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) lần đầu tiên gặp gỡ sứ giả cõi trời (devadūta) thứ nhì. Sứ giả nầy đã biến hóa thành một người đàn ông bị bệnh hiểm nghèo, đang đau đớn, dơ bẩn vì nằm trên phân và nước tiểu do chính mình phóng uế...

su gia coi troi 2

Hình 3: Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) lần đầu tiên gặp gỡ sứ giả cõi trời (devadūta) thứ ba. Sứ giả nầy đã biến hóa thành một người đàn ông đã chết một, hai, hoặc ba ngày, xác đã trương lên, đổi mầu, và đầy máu mủ...

su gia coi troi 3



 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7040)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5702)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6696)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5629)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6784)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7496)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7871)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7801)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6506)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.