[25] Chương Iv Tương Ưng Nhập

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 17702)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[25] Chương IV
Tương Ưng Nhập


I. Con Mắt (S.iii,225)

1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.

4) -- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu. 

5) Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

6) Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế "sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp" bằng "nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý").
III. Thức
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. Xúc
(Như kinh trên, chỉ thế vào "nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc").
V. Thọ
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh").
VI. Tưởng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng").
VII. Tư
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư").
VIII. Ái
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái").
IX. Giới 
(Như kinh trên, chỉ thế vào "địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới").
X. Uẩn (S.iii,227) (Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn")

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8208)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.
04 Tháng Ba 2015(Xem: 9703)
Giống như giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, rồi tan biến vội vàng dưới tia nắng ấm áp của mặt trời; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mong manh như giọt sương.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 7261)
Trong những tháng cuối cùng còn tại thế, Đức Phật khuyên các vị tu sĩ đệ tử phải chuyên cần hành thiền quán niệm, phải biết tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, mà không nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, mà không nương tựa một gì khác.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 7050)
Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?
10 Tháng Hai 2015(Xem: 5974)
Nầy các Tỳ Kheo, lòng từ bi giúp tâm giải thoát, nếu lòng từ bi được phát triển và được nuôi dưỡng, thường xuyên thực hành, và nếu chúng ta cũng dùng lòng từ bi làm phương tiện và nền tảng, thiết lập chúng vững chắc, hợp nhất, và thực hiện đúng cách, chúng ta sẽ nhận được mười một phước lành