[50] Chương Vi Tương Ưng Lực

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 18760)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP V - THIÊN ĐẠI PHẨM

[50] Chương VI
Tương Ưng Lực

I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết

1.I Viễn Ly (S.v,249)

1) ...

2) -- Có năm lực này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lực.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Đông, hướng về phương Đông, xuôi về phương Đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tấn lực... niệm lực... định lực... tu tập tuệ lực liên hệ đến viễn ly... hướng đến từ bỏ.

5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

2-12.II-XII (S.v,250)

(Tóm tắt đề kinh: Sáu thiên về phương Đông, sáu thiên về biển, sông Hằng thành mười hai, tên phẩm là như vậy).
 
 

II. Phẩm Không Phóng Dật

13-22.I-X Viễn Ly (S.v,250)

Gồm các kinh :

Như Lai, Bàn Chân, Nóc Nhà, Cội Gốc, Lõi Cây, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải; gồm tất cả là mười.
 
 

III. Phẩm Sức Mạnh (Viễn Ly)

23-34.I-XII (S.v,250)

Gồm các kinh:

Lực, Chủng Tử, Long, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông.
 
 

IV. Phẩm Tầm Cầu

35-46.I-XII Viễn Ly (S.v,250)

Gồm các kinh :

Tầm Cầu, Kiêu Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Ba Uế Nhiễm, Chướng Ngại, Cấu Uế. Dao Động, Thọ. Ái. (Phẩm Tầm Cầu được thuyết rộng như chương nói về Lực)
 
 

V. Phẩm Bộc Lưu

47-55.I-IX. Viễn Ly (S.v,251)

56.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,251)

1) ...

2) -- Có năm thượng phần kiết sử, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử. Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần phải tu tập. Thế nào là năm?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực này cần phải tu tập.

(Tóm tắt đề kinh :

Bộc Lưu, ưch Chấp Thủ, Tay, Tùy Miên, Dục Công Đức, Triều Cái, Uẩn Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).
 
 

VI. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết

57.I. (S.v,251) Tham

1) ...

2) -- Có năm lực này. Thế nào là năm?

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Đông... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo... thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo... xuôi về Niết-bàn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp phục si... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

58-68.II-XII. (S.v,252)

(Tóm tắt đề kinh: Sáu thiên về phương Đông, hai thiên về biển và sông Hằng thành mười hai. Tên phẩm là như vậy).
 
 

VII. Phẩm Không Phóng Dật

69-78.II-XII. (S.v,252) Tham

Gồm các kinh: Như Lai, Chân, Nóc Nhọn, Rễ, Lõi, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải, tất cả là mười.
 
 

VIII. Phẩm Lực

79-90.I-XII. (S.v,252) Tham

Gồm các kinh :

Lực. Chủng Tử, Long, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông.
 
 

IX. Phẩm Tầm Cầu

91-100.I-X. (S.v,252) Tham

Gồm các kinh:

Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Ba Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Động, Thọ, Ái.
 
 

X. Phẩm Bộc Lưu

101-109 I-IX (S.v,53) Tham

110.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,243)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần phải tu tập. Thế nào là năm?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực... tu tập tuệ lực với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp si.

4) Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần được tu tập.

(Tóm tắt đề kinh: Bộc Lưu, Ách, Chấp Thủ, Hệ Phược, Tùy Miên, Dục Công Đức, Triền Cái, Uẩn, Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8204)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.
04 Tháng Ba 2015(Xem: 9697)
Giống như giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, rồi tan biến vội vàng dưới tia nắng ấm áp của mặt trời; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mong manh như giọt sương.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 7260)
Trong những tháng cuối cùng còn tại thế, Đức Phật khuyên các vị tu sĩ đệ tử phải chuyên cần hành thiền quán niệm, phải biết tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, mà không nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, mà không nương tựa một gì khác.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 7050)
Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?
10 Tháng Hai 2015(Xem: 5974)
Nầy các Tỳ Kheo, lòng từ bi giúp tâm giải thoát, nếu lòng từ bi được phát triển và được nuôi dưỡng, thường xuyên thực hành, và nếu chúng ta cũng dùng lòng từ bi làm phương tiện và nền tảng, thiết lập chúng vững chắc, hợp nhất, và thực hiện đúng cách, chúng ta sẽ nhận được mười một phước lành