[33] Chương Xii Tương Ưng Vacchagota

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 17374)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[33] Chương XII
Tương Ưng Vacchagota

I. Vô Tri (1) (S.iii,257)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì? do duyên gì, này Tôn giả Gotama, một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là không thường còn"; hay "Thế giới hữu biên" hay "Thế giới vô biên"; hay "Sinh mạng và thân thể là một" hay "Sinh mạng và thân thể là khác"; hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

4) -- Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tri đối với con đường đưa đến sắc đoạn diệt, cho nên có những (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên đời: "Thế giới là thường còn"... hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Do nhân này, do duyên này, này Vaccha, có một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn..". hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Vô Tri (2)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với thọ").

Vô Tri (3)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với tưởng").

Vô Tri (4)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với các hành").

Vô Tri (5)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với thức").

II. Vô Kiến (1-5)

(Như trên, ở đây là "vô kiến đối với sắc" ... "thọ, ...tưởng, ...các hành, ...thức").

III. Không Hiện Quán (anabhisamaya) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không hiện quán năm uẩn").

IV. Không Liễu Tri (anubodha) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không liễu tri năm uẩn")

V. Không Thông Đạt (appativebha) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không thông đạt năm uẩn")

VI. Không Đẳng Quán (asallakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không đẳng quán năm uẩn")

VII. Không Tùy Quán (anupalakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không tùy quán năm uẩn")

VIII. Không Cận Quán (appaccupalakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không cận quán năm uẩn")

IX. Không Đẳng Sát (asamapekkana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không đẳng sát năm uẩn").

X. Không Cận Sát (appaccupekkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không cận sát năm uẩn")

XI. Không Hiện Kiến (appaccakkhakamma) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không hiện kiến năm uẩn")

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6595)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6647)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6433)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8861)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25454)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9377)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên