[33] Chương Xii Tương Ưng Vacchagota

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 17371)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[33] Chương XII
Tương Ưng Vacchagota

I. Vô Tri (1) (S.iii,257)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì? do duyên gì, này Tôn giả Gotama, một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là không thường còn"; hay "Thế giới hữu biên" hay "Thế giới vô biên"; hay "Sinh mạng và thân thể là một" hay "Sinh mạng và thân thể là khác"; hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

4) -- Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tri đối với con đường đưa đến sắc đoạn diệt, cho nên có những (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên đời: "Thế giới là thường còn"... hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Do nhân này, do duyên này, này Vaccha, có một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn..". hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Vô Tri (2)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với thọ").

Vô Tri (3)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với tưởng").

Vô Tri (4)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với các hành").

Vô Tri (5)

(Như trên, ở đây là "vô tri đối với thức").

II. Vô Kiến (1-5)

(Như trên, ở đây là "vô kiến đối với sắc" ... "thọ, ...tưởng, ...các hành, ...thức").

III. Không Hiện Quán (anabhisamaya) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không hiện quán năm uẩn").

IV. Không Liễu Tri (anubodha) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không liễu tri năm uẩn")

V. Không Thông Đạt (appativebha) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không thông đạt năm uẩn")

VI. Không Đẳng Quán (asallakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không đẳng quán năm uẩn")

VII. Không Tùy Quán (anupalakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không tùy quán năm uẩn")

VIII. Không Cận Quán (appaccupalakkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không cận quán năm uẩn")

IX. Không Đẳng Sát (asamapekkana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không đẳng sát năm uẩn").

X. Không Cận Sát (appaccupekkhana) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không cận sát năm uẩn")

XI. Không Hiện Kiến (appaccakkhakamma) (1-5)

(Như trên, ở đây là "không hiện kiến năm uẩn")

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10237)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7641)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7716)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5925)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.