Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

14 Tháng Tư 201608:57(Xem: 5754)

KINH SEDAKA  
TẠI SEDAKA CÓ NGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN,
 
Dịch từ tiếng Pali: Thanissaro Bhikkhu -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org
(Sedaka Sutta: At Sedaka, The Acrobat - Translated from the Pali by: Thanissaro Bhikkhu)




blankTôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!"

"Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.

Đức Thế Tôn nói rằng: "Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có một ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, dựng lên một cây sào bằng tre, rồi nói với cô phụ tá của ông, tên là Chảo-Chiên-Xào: 'Hãy đến đây, Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi. Con hãy leo lên cây sào bằng tre nầy, rồi con đứng lên hai vai của Thầy.'

"'Thưa Thầy, con sẽ làm theo lời Thầy nói', Chảo-Chiên-Xào trả lời ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, rồi leo lên cây sào tre, và đứng trên hai vai của ông thầy.

"Rồi sau đó ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn nói với cô phụ tá, 'Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi, bây giờ con chú-tâm nhìn cho Thầy, rồi Thầy cũng sẽ chú-tâm nhìn cho con. Như thế, chúng ta bảo vệ cho-nhau, và chú-tâm nhìn cho-nhau, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn.'

Sau khi nghe Thầy nói xong, Chảo-Chiên-Xào nói với Thầy, "Thầy ơi, điều nầy không ổn rồi. Con nghĩ rằng, Thầy nên chú-tâm nhìn cho Thầy, con nên chú-tâm nhìn cho con, và như thế, mỗi người chúng ta bảo vệ cho chúng-ta, và chú-tâm nhìn cho chúng-ta, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ đi xuống cây sào tre một cách an toàn.'

"Nầy các Tỳ Kheo, những gì cô phụ tá, Chảo-Chiên-Xào, nói với ông Thầy của cô, là đúng đắn trong trường hợp nầy. 

"Nầy các Tỳ Kheo, thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.

"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ người khác? Tôi làm bằng cách trau giồi [qua thực hành], qua sự phát triển, qua sự tiếp tục theo đuổi phương-cách nầy. Đây là điều tôi bảo vệ người khác, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi.

"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ cho tôi? Tôi làm bằng cách luyện tập qua sự chịu đựng bền bỉ, qua sự không-gây-hại, qua tâm từ-bi, và qua sự thông-cảm. Đây là điều tôi bảo vệ cho tôi, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác.

"Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi."

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn47/sn47.019.than.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Hai 2017(Xem: 8007)
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8220)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 7733)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6965)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?"
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6323)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5210)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thống và bộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.