Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già

31 Tháng Năm 201000:00(Xem: 75800)
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải

Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki . Thích Nữ Trí Hải 1969. Tái hiệu chính 1997 (Chánh Tân Tu Đại Tạng, tập 16, Kinh Tập Bộ, số hiệu 0672, 7 quyển, Đại Thừa Nhập Lăng Già Kính, Đường Thật-xoa-nan-đà dịch.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546


Nhập Lăng-già kinh (zh. rù lèngqié jīng 入楞伽經, ja. nyū ryōga kyō, sa. laṅkāvatārasūtra) là một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, hành giả đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi loài. Kinh này chỉ rõ là văn tự không đóng vai trò quan trọng gì trong việc trao truyền giáo pháp.

Kinh này có ba bản dịch Hán ngữ song song với nguyên bản tiếng Phạn còn tồn tại:

  1. Bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la (sa. guṇabhadra) dưới tên Lăng-già-a-bạt-đa-la bảo kinh (zh. 楞伽阿跋佗羅寶經) 4 quyển;
  2. Bản của Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) với tên Nhập Lăng-già kinh, 10 quyển;
  3. Đại thừa nhập Lăng-già kinh (zh. 大乘入楞伽經) của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda), 7 quyển.

Những thuyết trong kinh này rất gần với quan điểm của Thiền tông. Cùng với kinh Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đaĐại thừa khởi tín luận (sa. mahāyānaśraddhotpāda-śāstra), kinh Nhập Lăng-già là một trong những bộ kinh Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Thiền tông Trung Quốc. Người ta cho rằng bộ kinh này do Bồ-đề-đạt-ma, Sơ tổ thiền Trung Quốc chính tay truyền cho Nhị tổ Huệ Khả. Ngay cả giáo pháp tiệm ngộ (giác ngộ từng bậc) của Thần Tú cũng bắt nguồn từ kinh Nhập Lăng-già này.

Kinh bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần. Kinh này lần đầu được dịch ra Hán văn trong thế kỉ thứ 5. Kinh Nhập Lăng-già được Phật thuyết tại Tích Lan theo lời mời của một nhà vua xứ này, trong đó Phật trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (sa. mahāmati). Giáo pháp trong kinh này là nền tảng của Duy thức tông (sa. yogācāra, vijñānavāda).

(http://vi.wikipedia.org/wiki/)

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 2015(Xem: 8021)
Như một sự tình cờ, bản dịch kinh “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” dưới hình thức thi kệ này được hoàn thành trong thời gian 49 ngày.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 7376)
Hidden for centuries in a sealed-up cave in north-west China, this copy of the 'Diamond Sutra' is the world's earliest complete survival of a dated printed book. It was made in 868. Seven strips of yellow-stained paper were printed from carved wooden blocks and pasted together to form a scroll over 5m long.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 9841)
Những sinh viên học viện Phật giáo được khuyến khích học tiếng Sanskit (Phạn) ngay cả đối với sự hiểu biết cơ bản của ngôn ngữ là một sự hỗ trợ đáng kể trong việc tìm hiểu cả Kinh Văn Tây Tạng và Trung Quốc.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 8115)
25 Tháng Hai 2015(Xem: 7648)
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 5492)
Ngày xưa có một tỳ kheo, thông minh và đầy trí tuệ. Khi thầy lâm trọng bệnh, đệ tử hỏi thầy rằng: Thầy đắc đạo A-la-hán (4) được chưa ? Thầy trả lời: Chưa được. Đệ tử lại hỏi: Vậy Thầy đắc đạo bất hoàn chứ ? Thầy trả lời: Chưa đâu. Đệ tử lại thưa rằng: Thầy hành đạo cao và nổi tiếng, như vậy vì sao không thành chánh quả?
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9299)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6612)
Sau quá trình khảo sát nghiêm túc về các bộ Đại tạng kinh Hán ngữ hiện có3, chúng tôi đã không phát hiện toàn văn của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng. Đây là dấu hiệu sơ khởi cho thấy các nhà biên tập Đại tạng kinh đã có một sự thẩm sát đúng mực, khi không đưa bản kinh này vào Đại tạng kinh