Kinh Phật Thuyết Hiền Giả Ngũ Phước Đức

24 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 9868)

Kinh Phật Thuyết Hiền Giả Ngũ Phước Đức
Dịch từ Phạn sang Hán: Tây Tấn, Hà Nội, Sa môn Bạch Pháp Tổ
Dịch từ Hán sang Việt: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ, Chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ
Hiệu đính: HT Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

Nghe như vầy.

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ.

Đức Phật bảo các vị Tỳ Kheo:

"Khi hiền giả thuyết pháp có được năm phước đức. Sao gọi là năm?

- Phước đức thứ nhất: Người ấy lúc sống được trường thọ.

- Phước đức thứ hai: Người ấy lúc sống được giàu có, nhiều tiền, nhiều của.

- Phước đức thứ ba: Người ấy lúc sống được đoan chánh không sánh được.

- Phước đức thứ tư: Người ấy lúc sống được tiếng khen xa nghe.

- Phước đức thứ năm: Người ấy lúc sống được thông minh, đại trí.

 

  1. “Do đâu hiền giả thuyết pháp được trường thọ? Do đời trước lúc thuyết pháp, điều nói trước cũng thiện, điều nói giữa cũng thiện, điều nói sau cũng thiện. Điều nói ấy đầy đủ ý nghĩa, quy về chỗ tịch lặng, vô vi. Kẻ hiếu sát nghe pháp này liền dừng lại không sát hại nữa. Do vậy mà được trường thọ.
  2. “Do đâu người thuyết pháp được giàu có, nhiều tiền, nhiều của? Do đời trước lúc thuyết pháp, điều nói ở trước, giữa, sau đều đầy đủ ý nghĩa, quy về chỗ tịch lặng, vô vi. Kẻ trộm cắp nghe được Kinh liền dừng lại không trộm mà còn bố thí. Do vậy được giàu có.
  3.  “Do đâu người thuyết pháp được đoan chánh không sánh được? Do đời trước lúc thuyết pháp, điều nói ở trước, giữa, sau đều đầy đủ ý nghĩa, quy về chỗ tịch lặng, vô vi; khiến cho người nghe pháp an lành, hòa diệu, sắc mặt vui vẻ, tự sinh mừng rỡ. Do vậy mà được đoan chánh.
  4. “Do đâu người thuyết pháp được tiếng khen xa nghe? Do đời trước lúc thuyết pháp, điều nói ở trước, giữa, sau đều đầy đủ ý nghĩa, quy về chỗ tịch lặng, vô vi; khiến người nghe pháp kính Phật, kính Pháp, kính Tỳ kheo Tăng. Do vậy mà được nghe danh.
  5. “Do đâu người thuyết pháp được thông minh, đại trí? Do đời trước lúc thuyết pháp, điều nói ở trước, giữa, sau đều đầy đủ ý nghĩa, quy về chỗ tịch lặng, vô vi; khiến người nghe pháp thấy rõ trí tuệ tuyệt diệu. Do vậy mà được thông minh, đại trí.”

Đó là năm phước mà người thuyết Kinh có được phước ấy.

Các vị Tỳ kheo nghe Kinh này rồi vui mừng, đối trước Đức Phật đảnh lễ.

Phật Thuyết Hiền Giả Ngũ Phước Đức Kinh

 

Dịch xong ngày 18 tháng 12 năm 2013

 

No. 777

佛說賢者五福德經

西晉河內沙門白法祖譯

聞如是:

一時佛在舍衛國祇樹給孤獨園。佛告諸比丘:「賢者說法時,有五福德。何謂為五?其人所生則得長壽,是為一福德;其人所生即得大富,饒財多寶,是為二福德;其人所生即端正無比,是為三福德;其人所生即名譽遠聞,是為四福德;其人所生即聰明大智,是為五福德。

「何因賢者說法得長壽?用前世說法時,上語亦善,中語亦善,下語亦善,其義備足,歸寂無為,好殺之人聞法,即止不殺,用是故得長壽。

「何因說法之人得大富,饒財多寶?用前世說法時,上、中、下語其義備悉,歸寂無為,盜竊之人聞經,即止不盜,便能施與,用是故得大富。

「何因說法之人得端正無比?用前世說法時,上、中、下語其義備悉,歸寂無為,令聞法者和氣安之,即顏色悅,自生光澤,用是故得端正。

「何因說法之人,得名譽遠聞?用前世說法時,上、中、下語其義備悉,歸寂無為,令聞法者敬佛、敬法、敬比丘僧,用是故得名聞。

「何因說法之人得聰明大智?用前世說法時,上、中、下語其義備悉,歸寂無為,令聞法者曉了妙慧,用是故得聰明大智。是為五法,說經者得福也。」

諸比丘聞經歡喜,前為佛作禮。

佛說賢者五福德經

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14792)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11887)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12403)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12094)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12066)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7960)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8519)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9132)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10148)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.