Kinh Pháp Cú Hán Tạng

12 Tháng Sáu 201415:00(Xem: 10132)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

blankDhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.

Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người. Mười hai thể tài kinh điển nói lên được một cách tổng quát những gì thiết yếu nhất của đạo nghĩa ấy để được phân thành một số kinh bộ. Bốn bộ kinh A Hàm được lưu truyền lại sau khi Bụt qua đời là do công phu của thầy A Nan tụng đọc lại. Các kinh dù lớn hay nhỏ đều bắt đầu bằng câu “Đây là những gì tôi đã được nghe khi Bụt đang cư trú ở miền…v.v.” Về sau các vị sa môn trong năm bộ phái Phật giáo đã nghiên cứu thông suốt về giáo nghĩa trong các bộ kinh ấy, sưu tầm và chép ra thành những bài kệ bốn câu hoặc sáu câu, xét theo ý nghĩa mà xếp riêng thành từng phẩm. Đối với mười hai thể tài giáo lý, không cần phải châm chước, không cần phải gọi bằng một cái tên riêng, cho nên mới gọi là Pháp Cú. Các kinh điển đều là do sự tập hợp của các câu nói về chánh pháp mà có. Pháp Cú cũng là sự tập hợp của các câu nói về chánh pháp.

Cận đại có nhà họ Cát lưu truyền một bộ kinh Pháp Cú có 700 bài kệ. Nghĩa lý của các bài kệ rất sâu, những người dịch chưa thật sự lột được hết nghĩa lý ấy. Được gặp Bụt đó là một việc hiếm có, được nghe lời dạy của Bụt cũng là một chuyện hiếm có. Với lại các vị Bụt lại hay xuất hiện ở miền Tây Trúc. Mà ngôn ngữ Tây Trúc rất khác với văn Hán. Sách là sách Ấn Độ, chữ cũng là chữ Ấn Độ, tên người và tiếng gọi sự vật không giống nhau, cho nên phổ biến được kinh điển là chuyện khó.
.../...
Thích Nhất Hạnh
(Làng Mai)

XEM THÊM CÁC BẢN DỊCH KHÁC:

Pali Tạng:

Kinh Pháp Cú Thích Minh Châu

Kinh Lời Vàng Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Kinh Pháp Cú Thích Thiện Siêu

Kinh Pháp Cú - Đa Ngữ: Việt - Anh - Pháp - Đức

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Thích Phước Thái

Sanscrit/Hán Tạng

Kinh Pháp Cú Hán Tạng Thích Nhất Hạnh

Kính Pháp Cú Hán Tạng Thích Nguyên Hùng




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14777)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11883)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12392)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12075)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12050)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7943)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8509)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9121)
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8006)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.