Kinh Phật Bảo

13 Tháng Sáu 201403:56(Xem: 5815)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Thuật Phật Phẩm Pháp Cú Kinh đệ nhị thập nhị

述佛品法句經第二十二

Kinh Phật Bảo

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 22

 

Phẩm này có 21 bài kệ, có mục đích xưng tán đức Thế Tôn bằng cách nói ra được những gì mà Bụt đã có thể thực hiện như một con người. Trước hết, Bụt là người đã đạt được chiến thắng, một thứ chiến thắng oanh liệt nhất: đó là chiến thắng bản thân, chiến thắng phiền não, đạt tới tự do lớn. Bụt là người đã xé toang được màn lưới ái ân, màn lưới vô minh phiền não, là người mà trí tuệ và từ bi không còn có thể đo lường được. Bụt vốn là một con người, nhờ tu tập mà đạt tới vô sinh. Cho nên, là con người ta có thể đi theo Bụt, nương tựa nơi Bụt, nơi giáo pháp và nơi tăng đoàn của người. Bài kệ thứ 21 xưng tán Tam Bảo: Hạnh phúc thay, có Bụt ra đời! Hạnh phúc thay, có chánh pháp đó cho chúng ta tu tập! Hạnh phúc thay, có tăng đoàn đó để hướng dẫn, bảo hộ và soi sáng cho ta trên đường tu học!

Bài kệ 1

Kỷ thắng bất thọ ác 己 勝 不 受 惡

Nhất thiết thắng thế gian 一 切 勝 世 間

Duệ trí khuếch vô cường 叡 智 廓 無 彊

Khai mông lệnh nhập đạo 開 曚 令 入 道

 

Đã chiến thắng phiền não, để phiền não không còn làm gì được người, sự chiến thắng này vượt lên tất cả các thứ chiến thắng khác trong thế gian. Trí tuệ thông duệ hoàn toàn không còn có biên cương, Bụt đã mở lối để cho những kẻ u mê có thể đi vào được con đường đạo.

 

Bài kệ 2

Quyết võng vô quái ngại 決 網 無 罣 礙

Ái tận vô sở tích 愛 盡 無 所 積

Phật ý thâm vô cực 佛 意 深 無 極

Vị tiễn tích lệnh tiễn 未 踐 迹 令 踐

 

Xé toang màn lưới, không còn chướng ngại, ân ái đã tận diệt, không còn sót lại gì, tâm ý của Bụt thâm sâu không cùng, chẳng có thể tìm được dấu tích.

 

Bài kệ 3

Dũng kiện lập nhất tâm 勇 健 立 一 心

Xuất gia nhật dạ diệt 出 家 日 夜 滅

Căn đoạn vô dục ý 根 斷 無 欲 意

Học chánh niệm thanh minh 學 正 念 清 明

Dũng kiện một lòng, xuất gia đêm ngày qua, quyết đoạn trừ gốc rễ của mọi dục ý, thực tập chánh niệm trong sáng.

 

Bài kệ 4

Kiến đế tịnh vô uế 見 諦 淨 無 穢

Dĩ độ ngũ đạo uyên 已 度 五 道 淵

Phật xuất chiếu thế gian 佛 出 照 世 間

Vi trừ chúng ưu khổ 為 除 眾 憂 苦

 

Thấy chân lý, đạt thanh tịnh, vô uế, vượt qua năm dòng sông phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi kiến). Bụt xuất hiện, chiếu sáng thế gian để giúp trừ diệt mọi ưu khổ của cuộc đời.

Bài kệ 5

Đắc sanh nhân đạo nan 得 生 人 道 難

Sanh thọ diệc nan đắc 生 壽 亦 難 得

Thế gian hữu Phật nan 世 間 有 佛 難

Phật Pháp nan đắc văn 佛 法 難 得 聞

 

Được sinh làm người là dịp hiếm có. Sinh ra và sống lâu cũng hiếm. Sự kiện có một vị Bụt ra đời trên thế gian là chuyện rất hiếm. Được có cơ hội học hỏi pháp Bụt cũng là một dịp rất hiếm.

 

Bài kệ 6

Ngã ký vô quy bảo 我 既 無 歸 保

Diệc độc vô bạn lữ 亦 獨 無 伴 侶

Tích nhất hành đắc Phật 積 一 行 得 佛

Tự nhiên thông thánh đạo 自 然 通 聖 道

 

Ta vốn không có thầy dạy, cũng không được bạn ta chỉ dẫn, chỉ một mình tu tập mà thành công, tự nhiên mà thông đạt được con đường thánh đạo.

 

Bài kệ 7

Thuyền sư năng độ thủy 船 師 能 渡 水

Tinh tấn vi kiều lương 精 進 為 橋 梁

Nhân dĩ chủng tính hệ 人 以 種 姓 繫

Độ giả vi kiện hùng 度 者 為 健 雄

 

Người đi thuyền biết cách điều phục con nước, người tu lấy tinh tấn làm cầu để bước sang, con người lấy chủng tánh để nối kết, nếu muốn độ người phải có sức kiện hùng.

 

Bài kệ 8

Hoại ác độ Phật 壞 惡 度 為 佛

Chỉ địa vi Phạm chí 止 地 為 梵 志

Trừ cận vi học Pháp 除 饉 為 學 法

Đoạn chủng vi đệ tử 斷 種 為 弟 子

Chỉ có một vị Bụt mới phá hủy được ác đạo và bước qua bờ bên kia. Chỉ có một bậc Phạm chí mới dừng lại được sự tái sinh vào các cõi luân hồi. Chỉ có những pháp môn tu học mới trừ diệt được những cơn đói kém tâm linh. Chỉ có người đệ tử giỏi mới có khả năng đoạn trừ được những hạt giống xấu trong tâm điền.

 

Bài kệ 9

Quán hành nhẫn đệ nhất 觀 行 忍 第 一

Phật thuyết nê hoàn tối 佛 說 泥 洹 最

Xả tội tác sa môn 捨 罪 作 沙 門

Vô nhiêu hại ư bỉ 無 嬈 害 於 彼

 

Quán sát cho kỹ thì trong các hạnh, nhẫn nhục là hạnh đầu. Bụt dạy Niết Bàn là cái tối thắng (trong tất cả các cái mà ta có thể tìm cầu). Đã là một vị sa môn thì phải buông bỏ mọi tội chướng, không làm hại kẻ khác.

 

Bài kệ 10

Bất nhiêu diệc bất não 不 嬈 亦 不 惱

Như giới nhất thiết trì 如 戒 一 切 持

Thiểu thực xả thân tham 少 食 捨 身 貪

Hữu hành u ẩn xứ 有 行 幽 隱 處

Ý đế dĩ hữu hiệt 意 諦 以 有 黠

Thị năng phụng Phật giáo 是 能 奉 佛 教

 

Không nhiễu hại, không làm phiền kẻ khác, mỗi hành động đều phù hợp với giới luật, ăn uống có tiết độ, buông bỏ tham dục bản thân, biết sống nơi yên tĩnh, tâm ý vững chãi hướng về chứng đắc chân lý, như vậy mới thực sự là làm theo lời Bụt dạy.

 

Bài kệ 11

Chư ác mạc tác 諸 惡 莫 作

Chư thiện phụng hành 諸 善 奉 行

Tự tịnh kỳ ý 自 淨 其 意

Thị chư Phật giáo 是 諸 佛 教

 

Đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, thanh lọc tâm ý mình, đó là lời chư Bụt dạy.

 

Bài kệ 12

Phật vi tôn quý 佛 為 尊 貴

Đoạn lậu vô dâm 斷 漏 無 婬

Chư thích trung hùng 諸 釋 中 雄

Nhất quần tùng tâm 一 群 從 心

 

Bụt là bậc tôn quý, đã đoạn trừ mọi lậu hoặc và không còn phóng đãng, đó là bậc anh hùng trong dòng họ Thích, tất cả quần chúng đều hết lòng đi theo Ngài.

 

Bài kệ 13

Khoái tai phước báo 快 哉 福 報

Sở nguyện giai thành 所 願 皆 成

Mẫn ư thượng tịch 敏 於 上 寂

Tự trí nê hoàn 自 致 泥 洹

 

Hạnh phúc thay, phúc báo và sở nguyện đều đã thành tựu, đến được nơi vắng lặng cao nhất, tự mình đi tới Niết Bàn.

 

Bài kệ 14

Hoặc đa tự quy 或 多 自 歸

Sơn xuyên thọ thần 山 川 樹 神

Miếu lập đồ tượng 廟 立 圖 像

Tế tự cầu phước 祭 祠 求 福

 

Có những người đi tìm chỗ nương tựa nơi núi, sông, thần cây, miếu vũ, tượng thần, tế tự, cầu phước.

 

Bài kệ 15

Tự quy như thị 自 歸 如 是

Phi cát phi thượng 非 吉 非 上

Bỉ bất năng lai 彼 不 能 來

Độ ngã chúng khổ 度 我 眾 苦

Những chỗ nương tựa như thế không phải là những chỗ nương tựa tốt lành, siêu việt, bởi vì những cái ấy không thể che chở ta và giúp cho người ta bớt khổ.

Bài kệ 16

Như hữu tự quy 如 有 自 歸

Phật Pháp thánh chúng 佛 法 聖 眾

Đạo đức Tứ đế 道 德 四 諦

Tất kiến chánh tuệ 必 見 正 慧

 

Nếu biết trở về nương tựa nơi Phật, Pháp và thánh chúng, nơi con đường Tứ đế đạo đức thì có thể đạt được ân huệ chân chính.

 

Bài kệ 17

Sanh tử cực khổ 生 死 極 苦

Tùng đế đắc độ 從 諦 得 度

Độ thế bát đạo 度 世 八 道

Tư trừ chúng khổ 斯 除 眾 苦

 

Cái khổ sinh tử là cái khổ lớn nhất. Nhờ tuệ giác về Tứ diệu đế mà đi đến được giải thoát. Con đường Bát chánh có khả năng độ đời, trừ diệt mọi khổ đau.

 

Bài kệ 18

Tự quy tam tôn 自 歸 三 尊

Tối cát tối thượng 最 吉 最 上

Duy độc hữu thị 唯 獨 有 是

Độ nhất thiết khổ 度 一 切 苦

 

Quy y Tam bảo là lành nhất, cao nhất, chỉ có con đường ấy mới giúp ta vượt qua được tất cả khổ đau.

 

Bài kệ 19

Sĩ như trung chánh 士 如 中 正

Chí đạo bất xan 志 道 不 慳

Lợi tai tư nhân 利 哉 斯 人

Tự quy Phật giả 自 歸 佛 者

 

Bậc nhân sĩ cũng như giới trung lưu, nên hết lòng đi theo chánh đạo, đừng chỉ lo bo bo giữ gìn tiền của. Những người như thế quy y theo Phật sẽ có nhiều lợi lạc.

Bài kệ 20

Minh nhân nan trị 明 人 難 值

Diệc bất bỉ hữu 亦 不 比 有

Kỳ sở sanh xứ 其 所 生 處

Tộc thân mông khánh 族 親 蒙 慶

 

Rất ít có dịp gặp được bậc minh triết, cũng rất hiếm có những địa phương có thể sản sinh ra một bậc minh triết. Khi có một người như thế ra đời thì tất cả các thân tộc đều vui sướng ăn mừng.

 

Bài k 21

Chư Phật hưng khoái 諸 佛 興 快

Thuyết kinh đạo khoái 說 經 道 快

Chúng tụ hòa khoái 眾 聚 和 快

Hòa tắc thường an 和 則 常 安

 

Hạnh phúc thay có chư Phật ra đời, hạnh phúc thay được nghe kinh pháp, hạnh phúc thay chúng tăng đang sống hòa hợp. Có sự hòa hợp thì sẽ mãi mãi có niềm an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14816)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11903)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12430)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12119)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12106)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7980)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8551)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9168)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10167)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.