Kinh Tuổi Già

13 Tháng Sáu 201403:30(Xem: 6160)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Lão Hao Phẩm Pháp Cú Kinh đệ thập cửu

老耗品法句經第十九

Kinh Tuổi Già

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 19

 

Phẩm này có 14 bài kệ. Lão là già, Hao là hư hao, giảm bớt, Jara là cái già. Kinh này nhắc nhở ta nhớ hình hài là vô thường, mạng sống đang từ từ giảm bớt, đừng đi tìm cái lâu dài trong ấy, phải sớm tìm cách vượt khỏi sinh tử. Tuổi già như một cỗ xe đã cũ, như lá mùa thu, nếu không tu tập từ bây giờ đến khi khí lực không còn thì khó mà tu tập thành công.

 

Bài kệ 1

Hà hỉ hà tiếu 何 喜 何 笑

Mạng thường sí nhiên 命 常 熾 然

Thâm tệ u minh 深 弊 幽 冥

Như bất cầu đĩnh 如 不 求 錠

 

Vui gì cười khi thế giới mạng sống đang cứ tiếp tục bị bốc cháy? Trong cõi thâm sâu u tối sao không đi tìm sự an định?

Bài kệ 2

Kiến thân hình phạm 見 身 形 範

Ỷ dĩ vi an 倚 以 為 安

Đa tưởng trí bệnh 多 想 致 病

Khởi tri phi chân 豈 知 非 真

 

Hãy nhìn lại hình hài này thì biết: ta cứ tưởng là có sự an ổn lâu dài trong ấy, nhưng thật ra nó có rất nhiều vấn đề. ta không biết rằng nó chỉ là một cái gì tạm bợ, không chắc thật?

 

Bài kệ 3

Lão tắc sắc suy 老 則 色 衰

Bệnh vô quang trạch 病 無 光 澤

Bì hoãn cơ súc 皮 緩 肌 縮

Tử mạng cận xúc 死 命 近 促

Một khi cái già đã đến thì sắc diện suy thoái, cơ thể đầy dẫy bệnh tật, không còn mượt mà, da nhăn, bắp thịt rút lại, cái chết cận kề.

Bài kệ 4

Thân tử thần đồ 身 死 神 徒

Như ngự khí xa 如 御 棄 車

Nhục tiêu cốt tán 肉 消 骨 散

Thân hà khả hỗ 身 何 可 怙

 

Khi thân xác tan rã thì thần thức bỏ đi, như con ngựa bỏ chiếc xe. Thịt tiêu, xương tán, thân hình khô héo.

 

Bài kệ 5

Thân vi như thành 身 為 如 城

Cốt cán nhục đồ 骨 幹 肉 塗

Sanh chí lão tử 生 至 老 死

Đãn tạng khuể mạn 但 藏 恚 慢

 

Thân hình ta cũng như một bức thành, phần cốt cán là xương thịt cũng chỉ như bùn đất trét lên. Từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi cứ chất chứa những sân nhuế và kiêu mạn.

 

Bài kệ 6

Lão tắc hình biến 老 則 形 變

Dụ như cố xa 喻 如 故 車

Pháp năng trừ khổ 法 能 除 苦

Nghi dĩ lực học 宜 以 仂 學

 

Tuổi già thì hình hài biến đổi, như một cỗ xe đã cũ. Chỉ có giáo pháp mới có khả năng diệt trừ khổ não, cho nên ta cần phải nỗ lực tu học.

 

Bài kệ 7

Nhân chi vô văn 人 之 無 聞

Lão nhược đặc ngưu 老 若 特 牛

Đãn trường cơ phì 但 長 肌 肥

Vô hữu phước tuệ 無 有 福 慧

 

Người mà không học hỏi thì đến khi lớn tuổi cũng như một con bò đực; cơ bắp thì lớn mà phước tuệ thì không.

 

Bài kệ 8

Sanh tử vô liêu 生 死 無 聊

Vãng lai gian nan 往 來 艱 難

Ý y tham thân 意 猗 貪 身

Sanh khổ vô đoan 生 苦 無 端

 

Vấn đề sinh tử không lo liệu thì sẽ phải gian nan qua lại trong cõi sinh tử. Tâm ý cứ tham trước vào hình hài thì cái khổ sinh tử không có cơ hội nào được chấm dứt.

 

Bài kệ 9

Tuệ dĩ kiến khổ 慧 以 見 苦

Thị cố khí thân 是 故 棄 身

Diệt ý đoạn hành 滅 意 斷 行

Ái tận vô sanh 愛 盡 無 生

 

Đạt được tuệ giác, thấy được bản chất khổ đau, mới buông bỏ được ý niệm hình hài này (là ta), thanh lọc được tâm ý, chuyển hóa được tâm hành mới chấm dứt được ái nhiễm và đạt tới vô sinh.

 

Bài kệ 10

Bất tu phạm hạnh 不 修 梵 行

Hựu bất phú tài 又 不 富 財

Lão như bạch lộ 老 如 白 鷺

Thủ tý không trì 守 伺 空 池

 

Không tu phạm hạnh, cũng không phải là kẻ giàu có, nhiều tiền nhiều của, thì đến khi già cũng như con hạc trắng chỉ biết bám lấy cái hồ không nước không cá.

 

Bài kệ 11

Ký bất thủ giới 又 不 積 財

Hựu bất tích tài 又 不 積 財

Lão luy khí kiệt 老 羸 氣 竭

Tư cố hà đãi 思 故 何 逮

 

Đã không trì giới, lại không giàu có, thì khi tuổi già tới, khí lực khô kiệt, làm gì mà giữ được sự khương kiện?

 

Bài kệ 12

Lão như thu diệp 老 如 秋 葉

Hà uế giám lục 何 穢 鑑 錄

Mạng tật thoát chí 命 疾 脫 至

Diệc dụng hậu hối 亦 用 後 悔

 

Tuổi già cũng như là mùa Thu, làm sao giữ được sắc tươi xanh? Bệnh tật nhiều và giờ đi sắp tới, hối tiếc làm sao cho kịp?

 

Bài kệ 13

Mạng dục nhật dạ tận 命 欲 日 夜 盡

Cập thời khả cần lực 及 時 可 懃 力

Thế gian đế phi thường 世 間 諦 非 常

Mạc hoặc đọa minh trung 莫 惑 墮 冥 中

 

Đời sống theo đêm ngày tàn lụi, hãy nỗ lực kịp thời, phải thấy sự thực cuộc đời là vô thường, đừng để cái mê hoặc đưa mình vào trong cõi tối tăm.

 

Bài kệ 14

Đương học nhiên ý đăng 當 學 燃 意 燈

Tự luyện cầu trí tuệ 自 練 求 智 慧

Ly cấu vật nhiễm ô 離 垢 勿 染 污

Chấp chúc quán đạo địa 執 燭 觀 道 地

 

Phải học cách thắp sáng ngọn đèn tâm lên, tự luyện tập để tìm cầu trí tuệ, lìa bỏ cấu uế, đừng để bị nhiễm ô. Hãy cầm đuốc lên mà soi lấy đường đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14770)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11877)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12382)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12065)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12045)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7929)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8500)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9116)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10129)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.