Lời Giới Thiệu

25 Tháng Tư 201000:00(Xem: 32929)
LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch, 6 quyển, được xếp vào Đại Chánh tạng ở quyển 12, kinh số 376, được gọi là kinh Đại Niết Bàn Nam bản. Nay được Thầy Thích Nguyên Hùng dịch ra tiếng Việt. Còn Bản dịch của ngài Đàm Vô Sấm gọi là kinh Đại Niết Bàn Bắc bản 40 quyển, số 374 Đại Chánh tạng, đang được cư sĩ Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và sẽ được phổ biến rộng rãi trong những ngày sắp tới. Dựa vào nội dung, theo dịch giả Nguyễn Minh Tiến, thì bản dịch này cũng chính là bản kinh mà ngài Đàm-vô-sấm đã dịch, kinh thuyết minh về các giáo nghĩa như Như Lai thường trụ, chúng sinh đều có Phật tính, ai cũng có khả năng thành Phật... Bản kinh Đại Bát Niết Bàn hiện đang lưu hành tại Việt Nam và hải ngoại là bản dịch của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh mà chúng tôi đã đánh máy và phổ biến trên mạng từ lâu. Nay chúng tôi trang trọng kính giới thiệu đến quý vị độc giả bản dịch của Thầy Thích Nguyên Hùng. Xin chân thành cảm tạ dịch giả.

Các nhà xuất bản hoặc quý Phật tử có nhu cầu xuất bản hay ấn tống kinh này xin vui lòng liên hệ với dịch giả (Thầy Thích Nguyên Hùng) hoặc trực tiếp hay nhờ TVHS chuyển. Đây là ấn bản điện tử dạng PDF chỉ để phổ biến trên mạng Internet.

Ban Biên Tập TVHS
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1848)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84434)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6325)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 8082)