Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

05 Tháng Giêng 201713:10(Xem: 6829)

KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT
Vajracchedikā  Prajñāpāramitāsūtram 金剛般若波羅蜜經
THÍCH NHƯ MINH dịch từ nguyên bản Hán và Phạn
CHÙA VIỆT NAM * LOS ANGELES

 

TỰA

 

blankA không phải là A do vậy A là A

Thoảng mùi trầm hương từ nơi tàng các cổ thư của ngôi chùa Việt Nam trong một thành phố khả ái vào một ngày chớm Đông về. Có vẻ đẹp của những hàng cây thốt nốt thấp thoáng và xa xa là đồi núi chập chùng đầy mộng mơ. Không gian là sắc vàng óng ả của ánh nắng ban mai rực rỡ trong tiết trời se lạnh. Giờ này lũ chim tụ về nơi khu vườn chùa dưới kia hót ca đón chào ngày mới. Thành phố này như tên gọi chính là chốn trú ngụ của Những Thiên Thần đọa xứ .

Cảnh vật bỗng chốc trở nên trong sángvắng lặng lạ thường, chốn phàm trần dường như biến thành cõi trang nghiêm thanh tịnh với những cánh đồng thênh thang xanh màu mạ non của vương triều Ca Tỳ La nơi xứ sở của Người Tĩnh Thức đã đến đã đi ngày nào. Ở đây không còn nữa những dòng xe xuôi ngược trên mọi nẻo đường và những chuyến bay trên từng không như xé toạt bầu không gian im ả, không còn nữa những tòa nhà hiện đại cao tầng, không còn nữa tiếng ồn, tiếng người nóicười trong phố thị náo nhiệt hiếm khi tĩnh lặng này. 

Ngoài kia ánh nắng vàng óng ả và ấm áp chính là màu nắng của hai nghìn rưởi năm trước nơi thành Xá vệ thời Phật tại thế. Trên đường cái quan quen thuộcTăng đoàn khi xưa thường đi về khất thực mỗi ngày. Cũng dọc theo con đường đó là hai hàng cây tươi mươi có tàn lá sáng đẹp hòa quyện màu vàng y ngời sáng của của Đức Thế Tôn trong dáng uy nguy an lạc từng bước chân sen nở chậm rãi vào thành lớn khất thực

Xa xa là tinh xá Kỳ viên thấp thoáng ẩn hiện trong rừng cây của Thái Tử Kỳ Đà nằm trong khu vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc hiến cúng cho Đức Thế Tôn ngày nào. Và chính ngay trong khu vườn khả ái và rừng cây xinh đẹp này, vào lúc bấy giờ buổi trưa sau giờ ngọ thực, Trưởng Lão Tu Bồ Đề người khất sĩ già nua thông tuệ ở trong đại chúng Tỳ kheo đã bạch với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Như Lai khéo nâng đỡ các Bồ Tát. Đức Như Lai khéo ủy thác các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, người con trai hoặc người con gái dòng dõi cao quí phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên làm sao để trú tâm, nên làm sao để hàng phục tâm?” 

Rồi khi ấy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn đã cất tiếng rống của sư tử tuyên thuyết lời Pháp thậm thâm lấp lánh những hạt kim cương vi diệucho đến mãi hôm nay vẫn còn nghe vang vọng:

“Này Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên sanh tâm trong sáng như vậy: không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm. Không nên trụ vào bất kỳ đâu mà sanh tâm.”

Này Tu Bồ Đề, Phật nói Bát nhã ba la mật, tức không là Bát nhã ba la mật, thị danh là Bát nhã ba la mật.”

blankTat kasya hetoḥ ? yo hi kaścit subhūte evaṃ vadetātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, sattvadṛṣṭir jīvadṛṣṭiḥ pudgaladṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, api nu sa subhūte samyagvadamāno vadet ? subhūtirāha-no hīdaṃ bhagavan, no hīdaṃ sugata, na samyagvadamāno vadet| tatkasya hetoḥ ? yā sā bhagavan ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, adṛṣṭiḥ sā tathāgatena bhāṣitā| tenocyate ātmadṛṣṭir iti||

Bhagavān āha- evaṃ hi subhūte bodhisattvayānasaṃprasthitena sarvadharmā jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ| tathā ca jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ, yathā na dharmasaṃjñāyāmapi pratyupatiṣṭhennādharma- saṃjñāyām| tat kasya hetoḥ ? dharmasaṃjñā dharmasaṃjñeti subhūte asaṃjñaiṣā tathāgatena bhāṣitā| tenocyate dharmasaṃjñeti||

“Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề, nếu có người nói như vậy: Như Lai nói có ngã kiến, Như Lai nói có chúng sanh kiến, thọ giả kiến, nhân kiến. Này Tu Bồ Đề, lời nói đó có chân thật không?” Tu Bồ Đề bạch: “Bạch Thế Tôn, điều này là không thật, bạch Thiện Thệ, điều này là không thật. Người này nói lời không chân thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn, vì Như Lai nói ngã kiến tức là Như Lai nói không là kiến. Do vậy được gọi là ngã kiến.” Thế Tôn nói: “Như vậy, này Tu Bồ Đề, đối với một người an trú nơi Bồ Tát thừa phải biết, phải thấy, phải hiểu tất cả pháp. Và như vậy phải thấy, phải biết, phải hiểu các pháp. Như vậy trụ nơi pháp tưởng, cũng không trụ nơi phi pháp tưởng. Tại sao vậy? Pháp tưởng là pháp tưởng, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói đó không phải tưởng. Do vậy, được gọi là pháp tưởng .”

tasmādiyaṃ tathāgatena saṃdhāya vāgbhāṣitā-kolopamaṃ dharmaparyāyamājānadbhidharmā eva prahātavyāḥ prāgevādharmā iti //

Do vậy, mật ý này được Như Lai nói: “Đối với những người vô trí thì pháp phương tiện ví như chiếc bè. Như vậy Pháp còn phải từ bỏ huống nữa là phi pháp.”

Tuyên thuyết của Đấng Đến-Và-Đi-Như-Thế: “Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng” nên chi “không trụ chỗ nào để sanh tâm” vậy.
Kim cương Bát nhã ba la mật như tên tựa kinh là một huyền dụ hay là một công án? ƯNG VÔ SỞ TRỤ.


Chùa Việt Nam, Los Angeles
MÙA XUÂN 2015
Trú Trì Bí Sô THÍCH NHƯ MINH


pdf_download_2
kinh-kim-cuong-bat-nha-ba-la-mat-thich-nhu-minh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2015(Xem: 7397)
Hidden for centuries in a sealed-up cave in north-west China, this copy of the 'Diamond Sutra' is the world's earliest complete survival of a dated printed book. It was made in 868. Seven strips of yellow-stained paper were printed from carved wooden blocks and pasted together to form a scroll over 5m long.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 9859)
Những sinh viên học viện Phật giáo được khuyến khích học tiếng Sanskit (Phạn) ngay cả đối với sự hiểu biết cơ bản của ngôn ngữ là một sự hỗ trợ đáng kể trong việc tìm hiểu cả Kinh Văn Tây Tạng và Trung Quốc.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 8129)
25 Tháng Hai 2015(Xem: 7664)
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 5509)
Ngày xưa có một tỳ kheo, thông minh và đầy trí tuệ. Khi thầy lâm trọng bệnh, đệ tử hỏi thầy rằng: Thầy đắc đạo A-la-hán (4) được chưa ? Thầy trả lời: Chưa được. Đệ tử lại hỏi: Vậy Thầy đắc đạo bất hoàn chứ ? Thầy trả lời: Chưa đâu. Đệ tử lại thưa rằng: Thầy hành đạo cao và nổi tiếng, như vậy vì sao không thành chánh quả?
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9323)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6626)
Sau quá trình khảo sát nghiêm túc về các bộ Đại tạng kinh Hán ngữ hiện có3, chúng tôi đã không phát hiện toàn văn của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng. Đây là dấu hiệu sơ khởi cho thấy các nhà biên tập Đại tạng kinh đã có một sự thẩm sát đúng mực, khi không đưa bản kinh này vào Đại tạng kinh
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14790)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.