Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

05 Tháng Giêng 201713:10(Xem: 6830)

KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT
Vajracchedikā  Prajñāpāramitāsūtram 金剛般若波羅蜜經
THÍCH NHƯ MINH dịch từ nguyên bản Hán và Phạn
CHÙA VIỆT NAM * LOS ANGELES

 

TỰA

 

blankA không phải là A do vậy A là A

Thoảng mùi trầm hương từ nơi tàng các cổ thư của ngôi chùa Việt Nam trong một thành phố khả ái vào một ngày chớm Đông về. Có vẻ đẹp của những hàng cây thốt nốt thấp thoáng và xa xa là đồi núi chập chùng đầy mộng mơ. Không gian là sắc vàng óng ả của ánh nắng ban mai rực rỡ trong tiết trời se lạnh. Giờ này lũ chim tụ về nơi khu vườn chùa dưới kia hót ca đón chào ngày mới. Thành phố này như tên gọi chính là chốn trú ngụ của Những Thiên Thần đọa xứ .

Cảnh vật bỗng chốc trở nên trong sángvắng lặng lạ thường, chốn phàm trần dường như biến thành cõi trang nghiêm thanh tịnh với những cánh đồng thênh thang xanh màu mạ non của vương triều Ca Tỳ La nơi xứ sở của Người Tĩnh Thức đã đến đã đi ngày nào. Ở đây không còn nữa những dòng xe xuôi ngược trên mọi nẻo đường và những chuyến bay trên từng không như xé toạt bầu không gian im ả, không còn nữa những tòa nhà hiện đại cao tầng, không còn nữa tiếng ồn, tiếng người nóicười trong phố thị náo nhiệt hiếm khi tĩnh lặng này. 

Ngoài kia ánh nắng vàng óng ả và ấm áp chính là màu nắng của hai nghìn rưởi năm trước nơi thành Xá vệ thời Phật tại thế. Trên đường cái quan quen thuộcTăng đoàn khi xưa thường đi về khất thực mỗi ngày. Cũng dọc theo con đường đó là hai hàng cây tươi mươi có tàn lá sáng đẹp hòa quyện màu vàng y ngời sáng của của Đức Thế Tôn trong dáng uy nguy an lạc từng bước chân sen nở chậm rãi vào thành lớn khất thực

Xa xa là tinh xá Kỳ viên thấp thoáng ẩn hiện trong rừng cây của Thái Tử Kỳ Đà nằm trong khu vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc hiến cúng cho Đức Thế Tôn ngày nào. Và chính ngay trong khu vườn khả ái và rừng cây xinh đẹp này, vào lúc bấy giờ buổi trưa sau giờ ngọ thực, Trưởng Lão Tu Bồ Đề người khất sĩ già nua thông tuệ ở trong đại chúng Tỳ kheo đã bạch với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Như Lai khéo nâng đỡ các Bồ Tát. Đức Như Lai khéo ủy thác các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, người con trai hoặc người con gái dòng dõi cao quí phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên làm sao để trú tâm, nên làm sao để hàng phục tâm?” 

Rồi khi ấy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn đã cất tiếng rống của sư tử tuyên thuyết lời Pháp thậm thâm lấp lánh những hạt kim cương vi diệucho đến mãi hôm nay vẫn còn nghe vang vọng:

“Này Tu Bồ Đề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên sanh tâm trong sáng như vậy: không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm. Không nên trụ vào bất kỳ đâu mà sanh tâm.”

Này Tu Bồ Đề, Phật nói Bát nhã ba la mật, tức không là Bát nhã ba la mật, thị danh là Bát nhã ba la mật.”

blankTat kasya hetoḥ ? yo hi kaścit subhūte evaṃ vadetātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, sattvadṛṣṭir jīvadṛṣṭiḥ pudgaladṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, api nu sa subhūte samyagvadamāno vadet ? subhūtirāha-no hīdaṃ bhagavan, no hīdaṃ sugata, na samyagvadamāno vadet| tatkasya hetoḥ ? yā sā bhagavan ātmadṛṣṭis tathāgatena bhāṣitā, adṛṣṭiḥ sā tathāgatena bhāṣitā| tenocyate ātmadṛṣṭir iti||

Bhagavān āha- evaṃ hi subhūte bodhisattvayānasaṃprasthitena sarvadharmā jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ| tathā ca jñātavyā draṣṭavyā adhimoktavyāḥ, yathā na dharmasaṃjñāyāmapi pratyupatiṣṭhennādharma- saṃjñāyām| tat kasya hetoḥ ? dharmasaṃjñā dharmasaṃjñeti subhūte asaṃjñaiṣā tathāgatena bhāṣitā| tenocyate dharmasaṃjñeti||

“Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề, nếu có người nói như vậy: Như Lai nói có ngã kiến, Như Lai nói có chúng sanh kiến, thọ giả kiến, nhân kiến. Này Tu Bồ Đề, lời nói đó có chân thật không?” Tu Bồ Đề bạch: “Bạch Thế Tôn, điều này là không thật, bạch Thiện Thệ, điều này là không thật. Người này nói lời không chân thật. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn, vì Như Lai nói ngã kiến tức là Như Lai nói không là kiến. Do vậy được gọi là ngã kiến.” Thế Tôn nói: “Như vậy, này Tu Bồ Đề, đối với một người an trú nơi Bồ Tát thừa phải biết, phải thấy, phải hiểu tất cả pháp. Và như vậy phải thấy, phải biết, phải hiểu các pháp. Như vậy trụ nơi pháp tưởng, cũng không trụ nơi phi pháp tưởng. Tại sao vậy? Pháp tưởng là pháp tưởng, này Tu Bồ Đề, Như Lai nói đó không phải tưởng. Do vậy, được gọi là pháp tưởng .”

tasmādiyaṃ tathāgatena saṃdhāya vāgbhāṣitā-kolopamaṃ dharmaparyāyamājānadbhidharmā eva prahātavyāḥ prāgevādharmā iti //

Do vậy, mật ý này được Như Lai nói: “Đối với những người vô trí thì pháp phương tiện ví như chiếc bè. Như vậy Pháp còn phải từ bỏ huống nữa là phi pháp.”

Tuyên thuyết của Đấng Đến-Và-Đi-Như-Thế: “Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng” nên chi “không trụ chỗ nào để sanh tâm” vậy.
Kim cương Bát nhã ba la mật như tên tựa kinh là một huyền dụ hay là một công án? ƯNG VÔ SỞ TRỤ.


Chùa Việt Nam, Los Angeles
MÙA XUÂN 2015
Trú Trì Bí Sô THÍCH NHƯ MINH


pdf_download_2
kinh-kim-cuong-bat-nha-ba-la-mat-thich-nhu-minh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11884)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12397)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12088)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12062)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7958)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8515)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9129)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10137)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8010)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.