Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

22 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 37204)

KINH KIM CANG và PHẨM PHỔ MÔN
Tỳ Kheo Thích Giác Quả
Nhà xuất bản Thuận Hóa

kinhkimcang-thichgiacqua-bia-med

GIỚI THIỆU

Trong tập này gồm kinh Kim Cang và phẩm Phổ Môn, cả hai nội dung này đều chuyển tải tư tưởng kinh điển thuộc hệ Bắc tông.

- Nội dung kinh Kim Cang là đại ý tiêu biểu của tư tưởng hệ Bát-nhã, nhằm xiển dương tinh thần Vô trụ bất cứ đối tượng nào (sáu trần) để đoạn tận chấp thủ ngã (và pháp), thành tựu Chánh tri kiến Vô lậu, Vô ngã, tức viên mãn Trí tuệ Bát-nhã, hội nhập quả vị Phật-đà. Đấy là con đường thực hiện hạnh nguyện Bồ-tát qua nội dung Lục độ với tiêu chí Vô trụ để chuyển hóa Lục độ thành Lục độ Ba-la-mật, viên mãn tự độ, độ tha, tức viên thành Đại Từ bi, Đại Trí tuệ, đạt quả vị giải thoát cuối cùng - Phật-đà.

- Nội dung phẩm Phổ Môn thuộc tư tưởng kinh Pháp Hoa. Pháp Hoa được mệnh danh là Kinh Vua -Kinh đứng đầu và dung nhiếp hết thảy các kinh. Được quy ước như thế, bởi lẽ tư tưởng Pháp Hoa 4 khẳng định: Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật (Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh); đồng thời, độc tôn ở địa vị Phật thừa (Nhất thừa) - thừa sau cùng để Ngộ-Nhập quả Phật, qua bảo chứng của thuật ngữ Hội tam quy nhất (Hành giả của ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát đều phải tu Phật thừa này để viên mãn quả Phật).

Xét phẩm Phổ Môn, nằm trong 14 phẩm sau của kinh Pháp Hoa, thuộc phần Bản môn1, phần giới thiệu những pháp hành Ngộ-Nhập Tri kiến Phật (Ngộ-Nhập quả vị Phật-đà). Phổ Môn là một pháp hành để Ngộ-Nhập Tri kiến Phật ấy. Theo Phổ Môn, hành giả muốn Ngộ-Nhập phải thực hiện Lục Độ - thực hiện với tiêu chí Vô ngã (Biểu tưởng là Bồ-tát Quán Thế Âm) để chuyển hóa Lục độ thành Lục độ Ba-la-mật, nhằm tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Khi viên mãn hai đức tánh tự giác, giác tha chính là thời điểm hành giả đã Ngộ-Nhập Tri kiến Phật vậy.

Tư tưởng Kim Cang Phổ Môn xem ra có sự tương đồng nhiều hơn dị biệt. Đấy là đều cùng thực hiện pháp hành Lục độ với tinh thần Tam luân không tịch2 (thành tựu Lục độ Ba-la-mật) hay tinh thần Vô trụ, Vô ngã để hoàn thiện hai đức tánh Từ bi, Trí tuệ; tự giác, giác tha, thành tựu Trí tuệ Bát-nhã Ngộ-Nhập Tri kiến Phật (Ngộ-Nhập quả vị Phật-đà).

Do ý nghĩa vừa trình bày, bút giả mạo muội in hai Kinh này vào chung một tập, tạo thuận duyên để quý độc giả đối chiếu khi nghiên cứu hay tu tập.

Thật ra, hai Kinh này đã được dịch-giải khá lâu, giờ đây hội đủ nhân duyên bút giả bổ cứu để xuất bản. Dù rằng đối tượng nghe pháp và ứng dụng pháp hành của hai Kinh, chủ yếu là hàng Bồ-tát đích thực và hàng Thanh Văn có căn khí Bồ-tát. Tuy nhiên, pháp Phật được giảng tựa như một cơn mưa lớn, mọi loài thảo mộc đều được lợi ích. Cũng vậy, dù đang là phàm phu lại ra đời trong thời mạt pháp, nhưng bất cứ ai chân thành thật học, thật tu một trong hai Kinh này vẫn đón nhận được kết quả thiết thực trong việc chế ngự vọng tâm, tà tâm của mình, nhằm phát triển chân tâm, chánh tâm, là nhân tố căn bản để giữ trọn lý tưởng theo giáo nghĩa Tam quy hầu đi đúng theo dấu chân chư Tổ, chư Phật năm xưa.

Trân trọng kính giới thiệu đến quý độc giả, quý Thiện hữu tri thức đồng học, đồng tu.

Kính

Chùa Hồng Đức, Mùa Phật Đản PL.2556

TK. Thích Giác Quả


1- Theo tông Thiên Thai phân chia, 14 phẩm đầu Kinh Pháp Hoa thuộc phần Tích môn, 14 phẩm sau là phần Bản môn 

2- Tam luân không tịch: Đấy là năng thí, sở thí, vật thí đều thanh tịnh. Còn gọi là Tam luân thanh tịnh. 



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ..............................................................
MỤC LỤC ...................................................................
CHƯƠNG I: NHẬN THỨC KHÁI QUÁT...............
I. Lịch sử thành lập.......................................................
II. Lý do thành lập........................................................
III. Tên Kinh và Ý nghĩa..............................................
IV. Nội dung căn bản kinh Kim Cang...........................
CHƯƠNG II: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG...................
Đoạn thứ 1: Pháp hội nhân do: Nguyên nhân pháp hội.................................................................................
Đoạn thứ 2: Thiện Hiện khải thỉnh: Thiện Hiện thưa hỏi.................................................................................
Đoạn thứ 3: Đại thừa chánh tông: Chánh tông Đại thừa...............................................................................
Đoạn thứ 4: Diệu hạnh Vô trụ: Hạnh vi diệu: Vô trụ....
Đoạn thứ 5: Như lý thật kiến: Thấy đúng như lý (Thật tại).................................................................................
Đoạn thứ 6: Chánh tín hy hữu: Hiếm có đức tin chân chánh.............................................................................
Đoạn thứ 7: Vô đắc vô thuyết: Không có Pháp chứng đắc, không có Pháp tuyên thuyết..................................
Đoạn thứ 8: Y Pháp xuất sanh: Sanh khởi từ Pháp.......
Đoạn thứ 9: Nhất tướng: Vô tướng: Một tướng: Vô tướng.............................................................................
Đoạn thứ 10: Trang nghiêm Tịnh độ: Trang nghiêm Tịnh độ (cõi Phật).........................................................
Đoạn thứ 11: Vô vi thắng Phước: Vô vi là Phước đức tối thắng .......................................................................
Đoạn thứ 12: Tôn trọng chánh giáo: Tôn trọng giáo điển chân chánh (Kim Cang) ........................................
Đoạn thứ 13: Như Pháp thọ trì: Thọ trì đúng Pháp .....
Đoạn thứ 14: Ly tướng tịch diệt: Ly tướng là tịch diệt..
Đoạn thứ 15: Trì Kinh công đức: Công đức trì Kinh (Kim Cang)...................................................................
Đoạn thứ 16: Năng tịnh Nghiệp chướng: Làm sạch Nghiệp chướng .............................................................
Đoạn thứ 17: Cứu cánh Vô ngã: Vô ngã là cứu cánh (Niết-bàn)......................................................................
Đoạn thứ 18: Nhất thể đồng quán: Cái nhìn nhất thể (thật thể)........................................................................
Đoạn thứ 19: Pháp giới thông hóa: Pháp giới thông suốt................................................................................
Đoạn thứ 20: Ly sắc, ly tướng: Lìa sắc, lìa tướng ........
Đoạn thứ 21: Phi thuyết, sở thuyết: Không năng thuyết, sở thuyết........................................................................
Đoạn thứ 22: Vô Pháp khả đắc: Không có Pháp để chứng đắc .....................................................................
Đoạn thứ 23: Tịnh tâm hành thiện: Hành thiện bằng tâm thanh tịnh ..............................................................
Đoạn thứ 24: Phước-Trí vô tỷ: Phước-Trí vô song ......
Đoạn thứ 25: Hóa vô sở hóa: Hóa độ không đối tượng .
Đoạn thứ 26: Pháp thân phi tướng: Pháp thân chẳng có hình tướng ....................................................................
Đoạn thứ 27: Vô đoạn, vô diệt: Không có đoạn diệt ....
Đoạn thứ 28: Bất thọ, bất tham: Không thọ nhận, không tham trước ....................................................................
Đoạn thứ 29: Uy nghi tịch tĩnh: Oai nghi tịch tịnh ......
Đoạn thứ 30: Nhất hiệp lý tướng: Lý của tướng hợp nhất (thế giới) ...............................................................
Đoạn thứ 31: Tri kiến bất sanh: Tà tri kiến không sanh khởi (Tứ kiến)...............................................................
Đoạn thứ 32: Ứng hóa phi chân: Ứng hóa không phải chân thật .......................................................................


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF: KINH KIM CANG Thích Giác Quả


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15310)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14945)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11085)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8707)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7593)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9803)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16155)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12552)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7345)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14072)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.