Lăng Nghiêm Ảnh Hiện

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 22093)

LĂNG NGHIÊM ẢNH HIỆN
(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
BAN VĂN HÓA CHÙA PHẬT TỔ 
905 Orange Ave, Long Beach, CA 90813

lang_nghiem_anh_hien_02

Mục lục

CHƯƠNG 1 - MYSTERY CỦA TÂM THỨC: CÁI VÔ TƯỚNG LÀ TỐI QUAN HỆ VÌ LÀ NGUỒN GỐC, CÒN HÌNH TƯỚNG LÀ THỨ YẾU VÌ LÀ BIẾN HIỆN – THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT – THUYẾT SÁT NA – LÝ TƯƠNG SANH TƯƠNG DUYÊN.

CHƯƠNG 2 - BIỂN CHÂN TÂM DIỆU MINH-CÂU HỎI CỦA NGÀI PHÚ LÂU NA: TẠI SAO KHỞI VỌNG? – CÂU CHUYỆN CHÀNG DIỂN NHÃ ĐẠT ĐA – VÔ MINH BẤT GIÁC HAY NIỆM MÊ MỜ VÔ THỦY: TỰ TÂM THỦ TỰ TÂM – MẶT TRĂNG THỨ 2: HƯ MINH, BÓNG MỜ CỦA DIỆU TÂM.

CHƯƠNG 3 - TÂM LÀ GÌ?- THỨC LÀ GÌ?- CÁI VÒNG HUYỄN HIỆN CỦA THỨC BIẾN.-CHÂN THỨC, HIỆN THỨC VÀ THỨC BIẾN VÀ CHUYỂN THỨC- TÂM PHƯƠNG VÀ TÂM THỂ.- SẮC PHÁP VÀ BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP.-CĂN THỨC ĐẮM NHIỄM LẪN NHAU.-LÝ TRÙNG TRÙNG HUYỄN KHỞI TƯƠNG ƯNG.

CHƯƠNG 4 - BÍ ẨN BỘ BA CĂN TRẦN THỨC- CĂN LÀ GÌ? TRẦN LÀ GÌ? THỨC LÀ GÌ?-MỖI CĂN, MỖI TRẦN ĐỀU DÍNH MẮC DUNG THÔNG KHẮP PHÁP GIỚI, VÀ LUÔN CHUYỂN HIỆN TƯƠNG ƯNG-VÌ THẾ, PHẬT DẠY RẰNG 12 XỨ SỞ CHỈ LÀ LUỐNG DỐI-KHÁM PHÁ MỚI TÂM LINH HỌC CHỨNG MINH LỜI KINH XƯA-THUYẾT THỜI GIAN CỦA KOZYREV-

CHƯƠNG 5 - 6 NHẬP, 12 XỨ, 18 GIỚI LÀ ĐỂ ĐỐI TRỊ NHỮNG KIẾN CHẤP GÌ?- 5 ẤM LÀ GÌ? TƯƠNG XỨNG VỚI 8 THỨC CÙNG NGŨ TRƯỢC NHƯ THẾ NÀO? – PHÁP MÔN: CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH.

CHƯƠNG 6 - NÓI VỀ 7 ĐẠI. 7 ĐẠI VỐN NHƯ HUYỄN VÔ TỰ TÁNH, NÊN PHẬT ĐÃ DÙNG BIỆN CHỨNG TRUNG QUÁN THÂU VỀ NHƯ LAI TẠNG CHÂN NHƯ NHIỆM MÀU…7 ĐẠI ẨN HIỆN RA SAO?



nghiemxuanhongTôi mạo muội viết tập tiểu-luận này để góp ý cùng gợi ý, và cũng để kết cơ-duyên với những bạn đang muốn phát tâm đọc tụng kinh Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương, hoặc đã phát tâm đọc tụng nhưng còn thao thức về ý nghĩa u-huyền ẩn mật của Kinh. Để cùng nhau tìm một lối lý giải có thể hiểu được, vì thời đại ngày nay là thời đại lý giải.

Lâu đài giáo lý mà Chư Phật Thế Tôn đã xiển minh là một tòa Diệu-Trang-Nghiêm-Vương-Các, mà xưa kia, ki ngài Thiện tài đồng tử đến vấn Đạo ngài Di Lặc Đại Bồ tát, đã được nhìn thấy sự BIẾN HIỆN của mọi ảnh tượng chập chùng….Do đó, tâm thức trở thành vi-tế nhỏ nhiệm, tâm nhãn của Đệ bát thức được hé mở, và thể nhập được pháp giới…Tòa Diệu-trang-nghiêm-vương-Các ấy chẳng phải là vật gì xa lạ,cũng chẳng được xây dựng bằng một Vật gì hết, nó chính là Pháp-giới-Hoa-tạng-Tỳ-lô này, và chỉ được dệt nên bởi vô vàn những TÂM NIỆM từ vô thủy của mỗi tâm chúng sanh, DỆT nên bởi những ÁNH BIẾN HIỆN của tâm đó. Đồng thời, cũng được an lập bởi những thiên-la-võng quang-minh vô cấu của thần-lực-hải cùng nguyện-lực-hải của Chư Phật cùng Đại Bồ tát…Khoa Vật lý học cực vi ngày nay đã bắt đầu nhận thấy rằng những cái mà họ gọi là Cực-vi ấy, chúng hình như chẳng có vẻ gì là lượng-tử hết, chẳng có vẻ gì là Vật, chúng thường biến ảo chập chùng, và có vẻ giống như những ba-động-quang-minh, giống như những ánh-biến-hiện của quang minh trong cái màn-vũ-diệu vô cùng vô tận của mọi thứ thiên-la-võng quang minh…Và những quang minh ấy thì từ đâu mà lưu xuất?...Chúng đều lưu xuất từ những tâm-thức đầy tình nhiễm cùng vọng tưởng của chúng sanh, cũng như lưu xuất từ cái Diệu tâm vô cấu của Chư Phật cùng Bồ tát....

Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng


Download Audio CD lotuspro.net, Tâm Từ đọc || CD1 || CD2 ||CD3 ||CD4 ||CD5 ||CD6|| CD7 ||CD8||
(Cảm ơn trang nhà lotuspro đã giới thiệu bộ CD 8 đĩa và xin giới thiệu với quý độc giả)

 




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 15302)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14938)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11081)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8702)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7586)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9800)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16146)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12543)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7336)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14064)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.