Lời Giới Thiệu Lời Nói Đầu

20 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 14626)

PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT
TÂM ĐỊA PHẨM LƯỢC SỚ

Dịch giả: Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải)

Lời giới thiệu

Qua một số sách chú giải Kinh Phạm Võng, Tôi thấy rằng phần nhiều chỉ đề cập đến 10 giới trọng, 48 giới khinh. Nhưng trong quyển “Phật nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm lược Sớ” thì lại khác. Trong tác phẩm nầy, Ngài Hoằng Tán chú giải một cách chi tiết và rõ ràng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sự thực hành của Bồ Tát giới.

Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử. Cầu nguyện cho quí vị sau khi đọc được những gì Ni Sư Như Hải đã dày công phiên dịch đều được thâm nhập vào thế giới Bồ Tát để thăng hoa trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

Mùa An Cư Phật lịch 2545 – 2001
Hòa Thượng Thích Trí Quảng.
 

Lời giới thiệu

Có thể nói rằng Bồ Tát được sanh ra từ đại bi và cũng nhờ đó mà lớn mạnh, đủ sức vượt qua lộ trình lợi tha để tiến lên quả vị Phật. Cho nên Bồ Tát bảo trì năng lực từ bi rất kỹ, không để cho phiền não sân hận tác động, đó cũng chính là lý do tại sao giới sát được đặt lên hàng đầu trong giới luật Bồ Tát. Hàng Thanh Văn giữ giới rất nghiêm mật, không để bất cứ lý do nào làm ảnh hưởng đến việc phòng phi chỉ ác. Vì Thanh Văn chán ngán ba cõi vô thường hoại diệt, nhơ uế khổ đau, muốn tránh xa nó càng xa càng tốt, càng nhanh càng hay, cho nên, có được Niết Bàn tịch diệt thì tuyệt nhiên không muốn tạm rời. Chính vì tính thích ứng phương tiện của hàng Thanh Văn đã làm hạn chế việc khai triển đầy đủ nội dung chánh giác của chư Phật. Chỉ có Bồ Tát mới hành động phù hợp với tinh thần của chư Phật bằng việc đem lại lợi lạc giải thoát cho chúng sanh.

Để có đủ năng lực nhiếp hóa chúng sanh , Bồ Tát phải trải tâm như đất, tại vì tính cách của đất là không phân biệt đối tượng tiếp xúc, muôn vật đều sinh sôi và lớn lên từ đất. Bồ Tát cũng phải chấp nhận đủ loại chúng sanh, nhờ chúng sanh mà tăng trưởng tâm Bồ Đề và thành tựu quả vị tối thượng. Song, muốn trải tâm như đất, Bồ Tát phải nhờ đến Thi-La. Thi-La là giới luật, là năng lực bảo hộ và thúc đẩy Bồ Tát thanh tịnh hóa chính mình, phá trừ kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc, nhờ đó, mới có thể độ hết chúng sanh dễ dàng. Trong giới Bồ Tát có Tam tụ tịnh giới. Trong Tam tụ tịnh giới lại có chứa Bốn nguyện vọng của Bồ Tát, đó là nguyện vọng muốn độ tận chúng sanh (nhiếp chúng sanh giới); muốn đoạn tận phiền não (nhiếp luật nghi giới); muốn học tất cả Pháp môn và muốn thành Phật đạo (nhiếp thiện pháp giới). Bồ Tát giữ giới chăm chút hơn Thanh Văn, vì phải canh phòng ngay trong ý niệm. Vì lợi ích của chúng sanh, Bồ Tát sẵn sàng hy sinh sát, đạo, dâm, vọng mà không sợ mất mình, không sợ mất lợi ích của biệt gỉải thoát, dù biết chắc phải đọa vào địa ngục cũng không do dự sự phạm giới đó là sự trì giới rốt ráo, hợp lý. Ngài Ấn Thuận nói: “Có khi phạm giới mà trở thành Thi-La-Ba La Mật.”

Tác phẩm “Phật nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ” được Ngài Hoằng Tán rút ra từ bản Kinh Phạm Võng do Ngài Cưu Ma La Thập dịch. Ni Sư Như Hải đã tìm thấy bộ lược sớ khá hay, trình bày con đường tu tập của Bồ Tát qua 58 điều giới thật rõ ràng, dễ hiểu, nên quyết định chuyển dịch thành một tác phẩm lược sớ chữ Việt. Mặc dù hạn chế về sức khoẻ và tuổi hạc, Ni Sư đã vượt qua nhiều thử thách, ngày đêm cặm cụi tham khảo, đối chiếu chọn lọc để cống hiến cho Phật tử Việt Nam một bản Kinh văn sáng sủa, đáng tin cậy. Tài năng và giới hạnh của một bậc Ni lưu đã thổi vào làn hơi ấm cho nền Luật Học nước nhà hãy còn nhiều chỗ trống vắng.

Dịch phẩm này như một loài hoa quý nở khiêm tốn giữa rừng Giới Luật, vậy nhờ gió thay lời Tôi mang hương thơm này đến san sẻ cùng với Bồ Tát sẽ học, đang học và đã học khắp mọi nơi.

Huệ Nghiêm, mùa An Cư năm Tân Tỵ
Tỳ Kheo Thích Minh Thông.


Lời nói đầu

Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo Pháp dù Tiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất. Vì thế, khi Đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, A Nan hỏi: “Bạch Thế Tôn, khi Ngài còn tại thế, hàng Đệ tử chúng con nương theo Ngài là bậc Thầy chỉ giáo, sau khi Ngài nhập diệt rồi, chúng con biết nương vào ai làm Thầy?” Phật dạy: “Sau khi Ta nhập diệt, các ông lấy Giới Luật làm bậc Đại Sư. Vì sao? Vì nếu Ta còn trụ ở đời, có nói ra Pháp nào chăng nữa, cũng không ngoài Giới Luật như Ta đã nói.”

Thế nên, trong tất cả Kinh điển của Phật, nhất là Luật Tạng, Chư Phật, chư Tổ luôn có lời dạy cho hàng Đệ tử của Ngài trong hiện tại cũng như vị lai. Hàng Đệ tử luôn phải trân quý cung hành Giới Luật. Lời dạy đẵ khắc ghi đậm nét trong Tam tạng giáo điển là: “Giới Luật là thọ mạng của Phật Pháp, Giới Luật còn thì Phật Pháp còn.” Thế đủ biết Giới Luật với hành giả quan trọng như thế nào!

Như trong Tạng Tỳ Ni, Phật còn dạy rõ: “Không một vị Phật nào vong giới thể, không một Bồ Tát nào không hành giới độ, không một Thanh Văn nào không hành giới hạnh mà thành tựu sở nguyện tu hành.” Trăm ngàn Thắng, Định, Vô Lậu, Diệu Huệ đều nhờ trì giới mà thành tựu. Hành giả chúng ta khởi một niệm rong ruổi theo tiền trần, đó là cơ hội của ma chướng. Ngược lại, nếu biết trân quý Giới Luật, cung hành nghiêm mật, đúng như Pháp chơn thật thanh tịnh tu hành dõng mãnh, kiên trì lập chí thệ nguyện y theo Giới Luật tấn tu, dù bỏ thân mạng cũng không vi phạm cấm giới của Phật thì quả vị Giác ngộ giải thoát chỉ còn tùy thuộc vào thệ thâm nguyện tấn tu dõng mãnh của hành giả chậm hay mau mà thôi.

Đệ tử có chút thiện duyên được đọc Phẩm Hạ Lược Sớ - Kinh Phạm Võng Bồ Tát do Ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán ngữ, Ngài Hoằng Tán lược sớ giải. Vì muốn giúp cho Tăng Ni và Phật tử tại gia mới thọ giới Bồ Tát có thêm tài liệu để tìm hiểu, phần nào trợ duyên cho việc hành trì tấn thú trên bước đường tu tập, lần lần trở về tự tánh bản nguyên thanh tịnh của chính mình, Đệ tử không ngại tài hèn sức mọn, hiểu biết cạn cợt, đã dịch Kinh Sớ này sang Việt ngữ. Trong quá trình chuyển dịch, tất không tránh khỏi những khiếm khuyết , nhầm lẫn, ngưỡng mong chư Tôn Thiền Đức cao minh hoan hỷ niệm tình chỉ giáo.

Kính mong chư Tăng Ni Phật tử sơ cơ thọ Bồ Tát giới cùng tôi góp ý vào những phần khiếm khuyết để cho Phẩm Kinh Giới Phạm Võng Bồ Tát văn nghĩa được hoàn hảo hơn.

Nguyện đem công đức chuyển dịch Giới Kinh này hồi hướng cầu nguyện cho chúng sanh trong Pháp giới đều trọn thành Phật đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Từ Nghiêm, trọng Hạ năm Mậu Thìn 
PL.
2545 – DL. 2001.

Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (Tự Như Hải)
Cẩn soạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6593)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7223)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11436)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6503)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6636)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6494)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10898)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11349)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.