Phụ Lục: Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng

29 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 10398)

BỒ TÁT GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Phụ Lục 1 
Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng

Ghi chú.- Nhiều vị chú thích nói khi tụng giới không nên tụng tên của mỗi giới. Lý do là vì tên ấy do các vị chú thích đặt ra, và có nhiều tên không gồm hết ý nghĩa. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu tụng những tiểu đề cần thiết, trong đó có tên của mỗi giới, thì vẫn hơn. Nhất là khi tụng lược thì câu " còn các giới khác như thường đã tụng" không làm sao bằng cách tụng tên các giới.

10 Giới Nặng

1. Không được tàn sát, 

2. Không được trộm cướp, 

3. Không được dâm dục, 

4. Không được vọng ngữ, 

5. Không được buôn rượu, 

6. Không được nói xấu đồng đạo, 

7. Không được khen mình chê người, 

8. Không được tiếc lẫn tài pháp, 

9. Không được giận dữ không nguôi, 

10. Không được phỉ báng Tam bảo.

 

48 Giới Nhẹ

1. Không được bất kính thầy bạn, 

2. Không được uống các thứ rượu, 

3. Không được ăn các thứ thịt, 

4. Không được ăn đồ cay nồng, 

5. Không được không khuyên sám hối, 

6. Không được không cầu chánh pháp, 

7. Không được không đi nghe pháp, 

8. Không được phản đại thừa giới, 

9. Không được không giúp bệnh tật, 

10. Không được tàng trữ khí cụ, 

11. Không được làm kẻ quốc tặc 

12. Không được buôn bán tàn nhẫn, 

13. Không được phỉ báng không thật, 

14. Không được cố ý thiêu đốt, 

15. Không được chỉ dạy sai lệch, 

16. Không được nói pháp rối loạn 

17. Không được ỷ thế ham cầu, 

18. Không được mù mờ làm thầy, 

19. Không được phỉ báng giữ giới, 

20. Không được không cứu phóng sinh, 

21. Không được giận dữ báo thù, 

22. Không được kiêu ngạo không học, 

23. Không được không truyền kinh giới, 

24. Không được học các sách khác, 

25. Không được lạm dụng gây rối, 

26. Không được không đãi khách tăng, 

27. Không được thọ thỉnh riêng biệt, 

28. Không được thỉnh tăng riêng biệt, 

29. Không được sống bằng tà mạng 

30. Không được bất kính hảo thời. 

31. Không được không cứu không chuộc, 

32. Không được tổn hại chúng sinh, 

33. Không được tà tâm làm quấy, 

34. Không được rời bồ đề tâm, 

35. Không được không phát đại nguyện, 

36. Không được không phát đại thệ, 

37. Không được mạo hiểm tai nạn, 

38. Không được ngồi không thứ tự, 

39. Không được không làm lợi lạc, 

40. Không được chọn lựa truyền giới, 

41. Không được vụ lợi làm thầy, 

42. Không được thuyết giới ác nhân, 

43. Không được cố tâm phạm giới, 

44. Không được không trọng kinh luật, 

45. Không được không có giáo hóa, 

46. Không được thuyết không đúng phép, 

47. Không được kềm chế phi lý, 

48. Không được phá hoại đạo pháp.


Phụ Lục 2
Phân Loại Bồ Tát Giới Phạn Võng 

Đối Với Xuất Gia Tại Gia

Ghi chú.- Phụ lục này cốt bổ túc cho tiết 9 của chương 1. Phân loại này, thật ra mới làm tàm tạm, chưa nói chi tiết kỹcàng. Phân loại ghi dấu A B C, không phải biểu thị nặng nhẹ mà chỉ ghi theo nhiều ít.

Một, Phân Loại 10 Giới Nặng

1. Loại A răn cả xuất gia tại gia:

1. Không được tàn sát, 

2. Không được trộm cướp, 

4. Không được vọng ngữ, 

6. Không được nói xấu đồng đạo, 

7. Không được khen mình chê người, 

8. Không được tiếc lẫn tài pháp, 

9. Không được giận dữ không nguôi, 

10. Không được phỉ báng Tam bảo.

2. Loại B răn xuất gia nhiều tại gia ít:

3. Không được dâm dục,

3. Loại C răn tại gia:

5. Không được buôn rượu (h) .

Hai, Phân Loại 48 Giới Nhẹ

1. Loại A răn cả xuất gia, tại gia:

2. Không được uống các thứ rượu (a) , 

3. Không được ăn các thứ thịt, 

4. Không được ăn đồ cay nồng, 

6. Không được không cầu chánh pháp, 

7. Không được không đi nghe pháp (b) , 

8. Không được phản đại thừa giới (c) , 

9. Không được không giúp bịnh tật, 

13. Không được phỉ báng không thật, 

19. Không được phỉ báng giữ giới, 

20. Không được không cứu phóng sinh, 

22. Không được kiêu ngạo không học, 

24. Không được học các sách khác (c) , 

29. Không được sống bằng tà mạng, 

30. Không được bất kính hảo thời, 

31. Không được không cứu không chuộc, 

33. Không được tà tâm làm quấy, 

34. Không được rời bồ đề tâm, 

38. Không được ngồi không thứ tự, 

39. Không được không làm lợi lạc, 

44. Không được không trọng kinh luật,

2 Loại B răn xuất gia:

5. Không được không khuyên sám hối, 

16. Không được nói pháp rối loạn, 

18. Không được mù mờ làm thầy (d) , 

23. Không được không truyền kinh giới, 

25. Không được lạm dụng gây rối, 

26. Không được không đãi khách tăng (d) , 

27. Không được thọ thỉnh riêng biệt, 

36. Không được không phát đại thệ, 

37. Không được mạo hiểm tai nạn, 

40. Không được chọn lựa truyền giới, 

41. Không được vụ lợi làm thầy, 

42. Không được thuyết giới ác nhân (d) , 

46. Không được thuyết không đúng phép (d) , 

48. Không được phá hoại đạo pháp.

3. Loại C răn tại gia:

1. Không được bất kính thầy bạn (f) , 

10. Không được tàng trữ khí cụ, 

11. Không được làm kẻ quốc tặc, 

12. Không được buôn bán tàn nhẫn, 

32. Không được tổn hại chúng sinh, 

47. Không được kềm chế phi lý,

4. Loại D răn xuất gia nhiều tại gia ít:

15. Không được chỉ dạy sai lệnh, 

35. Không được không phát đại nguyện, 

43. Không được cố tâm phạm giới, 

45. Không được không có giáo hóa.

5. Loại Đ răn tại gia nhiều xuất gia ít:

14. Không được cố ý thiêu đốt (e) , 

17. Không được ỷ thế ham cầu (e) , 

21. Không được giận dữ báo thù, 

28. Không được thỉnh tăng riêng biệt (g) .


Chú Thích (a)

Cũng có thể nói răn tại gia nhiều. 

 

Chú Thích (b)

Cũng có thề nói răn xuất gia nhiều. 

 

Chú Thích (c)

Răn những người chỉ tôn cái gọi là Phật giáo nguyên thỉ đó. 

 

Chú Thích (d)

Cũng có răn tại gia. 

 

Chú Thích (e)

Coi chừng xuất gia cũng bị răn không ít. 

 

Chú Thích (f)

Tại gia còn răn như vậy, huống chi xuất gia. 

 

Chú Thích (g)

Ngày nay xuất gia cũng bị răn.

 

Chú Thích (h)


Không lẽ xuất gia mà buôn rượu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6590)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7218)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11429)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6503)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6626)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6492)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10887)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11343)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.