Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

03 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 11814)

LUẬN ĐẠI THỪA
TẬP BỒ TÁT HỌC
Tác giả : Pháp Xứng - Dịch giả : Nguyên Hồng
Nhà xuất bản Phương Đông 2011

LỜI GIỚI THIỆU

 

luan-dai-thua-tap-bo-tat-hocĐại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận có tên Phạn là Śikşā Samuccaya, gồm 25 quyển thu lục trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, Quyển số 32, mang số hiệu 1636, do Bồ-tát Pháp Xứng tạo luận, Pháp Hộ và Nhật Xứng dịch ra Hán văn vào đời Tống. Đây là bộ luận thuộc kinh luận Đại thừa tông của Ấn Độ, một bộ luận tập hợp các học xứ cốt yếu của Bồ-tát.

Học xứ, tiếng Phạn là Śikşāpada, Pāli là Sikkhāpada. Tiếng Hán dịch rút gọn của “ưng học chi xứ”, tức là chỗ cần phải học. Chỗ cần phải học đây là giới luật. Vậy thuật ngữ Phật học khi nói học xứ là nói giới luật. Học xứ cơ bản thấp nhất là 5 giới tại gia. Về học xứ của Bồ-tát, Kinh Bồ Tát Địa Trì 1 nói như sau: “Bồ-tát học những chỗ nào? Học 7 chỗ: Một học tự lợi, hai học lợi tha, ba học nghĩa chân thật, bốn học năng lực, năm học thành thục chúng sinh, sáu học tự mình thành thục Phật pháp, bảy học vô thượng Bồ-đề.”

Nội dung các học xứ trong luận này chủ yếu tập trung vào 6 pháp Ba-la-mật. Căn cứ bản Hán văn của tạng Đại Chính, nội dung luận được chia làm 18 phẩm (trong khi bản dịch tiếng Anh của Bendall & Rouse chia làm 19 chương và có cách đặt tên khác) như sau:

Phẩm 1: Tập hợp các học xứ về bố thí: Nói về phát tâm Bồ-đề, trụ tâm đại bi, xả thí tất cả, trừ diệt mọi khổ não của chúng sinh.
Phẩm 2: Học xứ về hộ trì chính pháp: Nói về sự không bỏ thiện tri thức, sự không tiếc thân mạng, sự tôn trọng và hộ trì chính pháp.
Phẩm 3: Học xứ về hộ pháp sư: Nói về người tu hành có thể gặp các khó khăn, các nạn khi hộ trì chính pháp.
Phẩm 4: Học xứ nói về Không: Tu hành tính không, xa lìa các tội nạn của 10 ác v.v…
Phẩm 5: Tập hợp các học xứ liên quan việc lìa các nạn về giới: Tự thuật phải xa lìa khỏi các lầm lỗi.
Phẩm 6: Học xứ về hộ thân: Nói rõ các giới hạnh hộ trì thân tâm phải trụ nơi chính niệm.
Phẩm 7: Học xứ về hộ thụ dụng phúc: Nói rõ vì lợi ích chúng sinh, phải hộ trì phúc nghiệp thanh tịnh.
Phẩm 8: Học xứ về thanh tịnh: Nói rõ phải biết xa lìa sự phạm tội do sai lầm, lầm lỡ, chỉ bày pháp sám hối cho thân tâm thanh tịnh.
Phẩm 9: Học xứ về nhẫn nhục: Nói về hạnh nhẫn nhục để trưởng dưỡng các giới hạnh.
Phẩm 10: Học xứ về tinh tiến Ba-la-mật-đa: Nói dựa vào nhẫn nhục phát sinh công đức của sự tinh tiến.
Phẩm 11: Học xứ nói rõ Bồ-tát phải ở A-lan-nhã là nơi tịch tĩnh.
Phẩm 12: Học xứ về trị tâm: Nói dựa vào thiền định đối trị các phiền não.
Phẩm 13: Học xứ về niệm xứ: Chỉ bày tướng của 4 niệm xứ.
Phẩm 14: Học xứ về tự tính thanh tịnh: Nói khi lìa sự hủy phạm thì biết được tự tính thanh tịnh vắng lặng.
Phẩm 15: Học xứ về chính mạng thụ dụng: Sống một cuộc sống lành mạnh bình đẳng, tránh xa lối sống phi pháp tà ác.
Phẩm 16: Học xứ về tăng trưởng thắng lực: Nói rõ phương pháp làm tăng trưởng sức kiên cố thù thắng.
Phẩm 17: Học xứ về cung kính tác lễ: Nói cung kính chư Phật thì tăng trưởng phúc hạnh.
Phẩm 18: Học xứ về nghĩ nhớ Tam Bảo: Nói rõ tăng trưởng tín căn nghĩ nhớ tướng Tam Bảo.

Bản tiếng Phạn của luận này được phát hiện và ấn hành năm 1902 do C. Bendall, một học giả người Anh, sau được W.H.D. Rouse tiếp tục dịch ra tiếng Anh với nhan đề là Śikşā Samuccaya, và để tên tác giả là Śāntideva, nhưng thực ra bản tiếng Phạn khuyết tên tác giả. Ngoài bản Hán dịch và Anh dịch, hiện còn lưu hành bản dịch tiếng Tây Tạng có tên bslab-pa kun-las-btus-pa, và đề tác giả là Tịch Thiên soạn. Ngài Tịch Thiên tức là Śāntideva, mời xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bch_Thi%C3%AAn ; Về ngài Pháp Xứng, mời xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_X%E1%BB%A9ng

Bản luận này trưng dẫn rất nhiều kinh điển Đại thừa và các chú Đà-la-ni. Có thể kể như sau:

1. Kinh Hoa Nghiêm (Gandavyūha-sūtra)
2. Kinh Bảo Quang Minh Đà-la-ni (Ratnolkā-dhāranī)
3. Kinh Thập Pháp (Daśadharma-sūtra)
4. Kinh Đại Thiện Dụ (Lalita-vistara)
5. Kinh Sư Tử Vương Sở Vấn (Simha-pariprcchā)
6. Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết (Vimalakūti-nirdeśa)
7. Kinh Bảo Khiếp (Ratnakaranda-sūtra)
8. Kinh Tùy Thuyết Chư Pháp (Arvadharmapravrtti-nirdeśa )
9. Kinh Nhập Định Bất Định Ấn (Niyatâniyatâvatāramudrā-sūtra)
10. Kinh Bảo Vân (Ratnamegha)
11. Kinh Như Lai Bí Mật (Tathāgataguhya-sūtra)
12. Kinh Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội (Śūrańgamasamādhi-sūtra )
13. Kinh Hiền Kiếp (Bhadrakalpika-sūtra)
14. Kinh Từ Thị Giải Thoát (Maitreya-vimoksa)
15. Kinh Thiện Gián (Rājâvavādaka-sūtra)
16. Kinh Hư Không Tạng (Ākāśagarbha-sūtra)
17. Kinh Thập Địa (Daśabhūmika-sūtra)
18. Kinh Tối Thượng Thụ Sở Vấn (Ugra-datta-pariprcchā)
19. Kinh Vô Tận Ý (Aksaya-mati-sūtra)
20. Kinh Chính Pháp Niệm Xứ (Saddharmasmrtyupasthāna-sūtra)
21. Kinh Pháp Tập (Dharmasamgīti-sūtra)
22. Kinh Hải Ý Bồ-tát Sở Vấn Tịnh Ấn Pháp Môn
(Sāgaramati-sūtra)
23. Kinh Địa Tạng Thập Luân (Ksitigarbha-sūtra)
24. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang
(Bhaishajyaguruvaidūryaprabha-sūtra)
25. Kinh Văn-thù-sư-lợi Trang Nghiêm Phật Sát Công Đức (Mañjuśrībuddhakshetragunavyūhālamkāra-sūtra)
26. Kinh A-súc Như Lai Bản Nguyện Thụ Quyết ( Aksobhyaparanidhānânujñāna-sūtra)
27. Kinh Thâm Tâm Giáo Giới (Adhyāśayasamcodana-sūtra)
28. Kinh Tịch Tĩnh Quyết Định Thần Biến (Praśāntaviniścayaprātihārya-sūtra)
29. Kinh Nguyệt Đăng Tam-muội (Candrapradīpa-sūtra)
30. Kinh Bồ-tát Biệt Giải Thoát (Bodhisattvaprātimoksa)
31. Kinh Vô Lượng Môn Đà-la-ni (Anantamukkha-nirhāra-dhāranī)
32. Kinh Na-la-diên Sở Vấn (Nārāyana-pariprcchā)
33. Kinh Kim Cương Tràng (Vajradhvaja-sūtra)
34. Lục Thập Hồi Hướng Nghi Quỹ (Sasthī-parināmana-vidhi)
35. Kinh Vô Úy Thụ Sở Vấn (Vūdatta-pariprcchā)
36. Giải Thoát Quán Ưu-bà-di Ngôn (Vācanôpāsikā-vimoksa)
37. Kinh Bát Thiên Tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa
(Astasāhasrikā-prajñāpāramitā )
38. Kinh Sư Tử Hống Thắng Man (Śrīmālāsimhanāda-sūtra)
39 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapuņdarīka-sūtra)
40 Kinh Bát-nhã (Prajñāpāramitā)
41 Kinh Bảo Tích (Ratnakūta)
42 Kinh Hộ Quốc (Rāstrapāla-sūtra)
43 Tăng Hộ Duyên Khởi (Samgharakşitâvadāna)
44 Kinh Phương Tiện Thiện Xảo (Upāyakauśalya-sūtra)
45 Nhiếp Luận Thích (Samgrahakārikā)
46 Kinh Chướng Ngại Xuất Gia (Pravrajyāntarāya-sūtra)
47 Kinh Thất Chủng Hợp Tập (Saptamaithunasamyukta-sūtra)
48 Kinh Ha Dục (Kāmâpavādaka-sūtra)
49 Kinh Nguyệt Thượng Đồng Nữ Sở Vấn
(Candrôttarādārikā-pariprcchā)
50 Kinh Vương Tử Sở Vấn (Udayanavatsarāja-pariprcchā)
51 Kinh Tín Lực Tài Nhập Ấn
(Śraddhābalādhānāvatāramudrā-sūtra)
52 Kinh Quán Âm (Avalokanā-sūtra)
53 Kinh Tịnh Chư Nghiệp Chướng (Kāmâvaramaviśuddhi-sūtra)
54 Kinh Đại Bi (Mahākarunā-sūtra)
55 Kinh Tập Chư Pháp Phương Quảng (Sarvadharmavaipulyasamgraha-sūtra)
56 Kinh Bảo Kế (Ratnacūda-sūtra)
57 Kinh Phạm Thiên Sở Vấn (Brahma-pariprcchā)
58 Kinh Nhập Lăng-già (Lankāvatāra-sūtra)
59 Kinh Để-lí Tam-muội-da Vương (Trisamayarāja)
60 Trì Minh Tạng (Vidyādharapitaka)
61 Kinh Văn-thù Thần Biến (Mañjuśrīvikrīdita-sūtra)
62 Tì-kheo Tạp Tụng Luật (Bhiksuprakīnaka)
63 Kinh Kim Quang Minh (Suvarnaprabhāsottama-sūtra)
64 Kinh Ưu-ba-li Sở Vấn (Upāli-pariprcchā)
65 Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Vajracchedilikā)
66 Kinh Như Lai Tạng (Tathāgatakośa-sūtra)
67 Kinh Tôn-na Đà-la-ni (Cundādhāranī)
68 Kinh Hoa Tích Đà-la-ni (Puśpakūtadhāranī)
69 Chư Duyên Khởi Trung Thích (Sukārikâvadāna)
70 Kinh Phụ Tử Tập Hội (Pitrputrasamāgama)
71 Kinh Đại Vân (Mahāmegha)
72 Kinh Tối Thượng Đại Tiên Bản Khởi (Maharseruttarasyajātakam)
73 Kinh Bảo Lâu Các (Ratnakūta)
74 Kinh Giáo Thị Thắng Quân Đại Vương (Rājāvavādaka-sūtra)
75 Kinh Kim Cương Tràng (Vajradhvajaparināmanā)
76 Kinh Đạo Cán (Śālistamba-sūtra)
77 Đại Bát-nhã (Mahatī prajñāpāramitā)
78 Kinh Tam Tụ (Triskandhaka)
79 Kinh Tam Tam-muội-da (Trisamayarāja)
80 Kinh Phổ Hiền Hạnh (Bhadracaryā)
81 Kinh Quán Âm Giải Thoát (Avalokiteśvaravimolsa)
82 Kinh Quán Sát Thế Gian (Avalokana-sūtra)
83 Kinh Ta-già-la Long Vương Sở Vấn
(Brhatsāgaranāgarāja-pariprcchā )
84 Kinh Bồ-tát Tạng (Bodhisattvapitaka)
85 Kinh Hải Ý Bồ-tát Sở Vấn (Sāgaramati-pariprcchā)
86 Kinh Thanh Tịnh (Gocarapariśudhi-sūtra) v.v…

Đó là các kinh trong bản Hán dịch và Anh dịch đều có xuất hiện. Nếu so với Bản tiếng Anh ta thấy nhiều trích đoạn không giống nhau, và nếu có trích đoạn giống nhau thì phần nhiều bản Hán dịch trích dẫn dài hơn còn bản Anh dịch ngắn hơn và có vẻ như tóm tắt ý kinh chứ không hẳn là dịch sát nguyên văn. Ngoài ra còn một số tên kinh, luận có trong bản Hán dịch nhưng không thấy ở bản Anh dịch. Qua gần một trăm kinh được trích dẫn trong luận này ta thấy có nhiều kinh đã thất truyền. Vì vậy việc sưu tầm nguyên bản tiếng Phạn và tiếp tục thu lục thêm vào Đại Tạng là rất quan trọng đối với việc nghiên cứu Phật học.

Về nội dung, luận này thu tập các học xứ của Bồ-tát. Tuy chưa phải toàn bộ, nhưng qua đó cũng cho ta một cái nhìn bao quát về quan điểm đạo đức học của Phật giáo Đại thừa, một nền đạo đức học tưởng thế gian khó có nền đạo đức nào có thể vượt qua. Bản tiếng Việt này do cư sĩ Nguyên Hồng, một thành viên trong Ban Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt của Tuệ Quang Foundation, dịch theo bản tiếng Hán trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 32, số hiệu 1636, sử dụng dĩa Phật điển điện tử của CBETA.(*)

Nhận thấy bản luận cần thiết cho người học Bồ-tát đạo, Tuệ Quang Foundation quyết định phổ biến bản dịch tiếng Việt này. Vậy xin trân trọng giới thiệu.

Sài Gòn năm 2011, Mùa Phật Đản 2555

Chủ Tịch Tuệ Quang Foundation

Nguyên Hiển

Website: www.daitangvietnam.com

(*) Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành, có bán tại Nhà sách Văn Thành, 411 Hoàng Sa, P.8, Q.3, TP Hồ Chí Minh, ĐT: (08) 38 482 028 – 0908 585 560, website: http://nhasachvanhoaphatgiao.com/

MỤC LỤC
QUYỀN 1
Phầm 1: Tập hợp học xứ về Bố thí 1
QUYỂN 2
Phẩm 1: Tập hợp về học xứ bố thí 2
QUYỂN 3
Phẩm 1: Tập hợp học xứ vế bố thí 3
 - 2: Về giới hộ trì chính pháp 1
QUYỄN 4
Phâm 2: Học giới về hộ trì chính pháp 2
- 3 : Học xứ về hộ pháp sư
- 4 : Học xứ về Không 1
QUYỂN 5
Phẩm 4: Học xứ về Không 2
QUYỂN 6
Phẩm 4: Học xứ về Không 3
QUYỂN 7
Phẩm 4 :Học xứ về Không 4
 - 5 : Tập hợp lỉa các chướng nạn về học giới 1
QUYỂN 8
Phẩm 5 : tập hợp lìa các chướng nạn về học giới 2
 - 6 : Học xứ về hộ thân
QUYỀN 9
Phẩm 6 : Học xứ về hộ thân 2
 - 7 : Học xứ về thụ dụng phúc 1
QUYÊN 10
Phẩm 7: Học xứ về thụ dụng phúc 2
 - 8: Học xứ vế thanh tịnh 1
QUYỂN 11
Phẩm 8 : Học xứ về thanh tịnh 2
QUYỀN 12
Phẩm 8: Học xứ vế thanh tịnh 3
 - 9 : Học xứ về nhẫn nhục
QUYỀN 13
Phẩm 10: Học xứ về tinh tiến Ba-la-mật-đa
 - 11: Học xứ về A-lan-nhã 1
QUYỂN 14
Phầm 11: Học xứ về A-la-nhã 2
 - 12: Học xứ về trị tâm 1
QUYỂN 15
Phẩm 12: Học xứ về trị tâm 2
QUYỀN 16
Phẩm 12 : Học xứ về trị tâm 3
 - 13 : Học xứ về niệm xứ 1
 QUYỂN 17
Phẩm 13: Học xứ về trị tâm 3
 - 14 : Học xứ về tự tính thanh tịnh 1
QUYẾN 18
Phẩm 14: Học xứ về tự tính thanh tịnh 2
QUYỀN 19
Phẩm 14 : Học xứ về tự tính thanh tịnh 3
 - 15 : Học xứ về chính mạng thụ dụng 1
QUYỀN 20
Phẩm 15 : học xứ về chính mạng thụ dụng 2
 - 16 : Học xứ về tăng trưởng thắng lực 1
QUYỀN 21
Phẩm 16 : Học xứ về tăng trưởng thắng lực 2
 - 17 : học xứ về cung kính tác lễ 1
QUYỀN 22
Phẩm 17 : Học xứ về cung kính tác lễ 2
 - 18 : Học xứ vế nghĩ nhớ Tam Bảo 1
QUYỂN 23
Phẩm 18 : Học xứ về nghĩ nhớ Tam Bảo 2
QUYỂN 24
Phẩm 18 : Học xứ về nghĩ nhớ Tam Bảo 3
QUYỂN 25
Phẩm 18 : học xứ về nghĩ nhớ Tam Bảo 4

 

SÁCH CÙNG TÊN KHÁC DỊCH GỈA:

ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN 
Siksasamuccaya) 
Thích Như Điển dịch

“Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận” gồm 25 quyển từ trang 75 đến trang 145. chỉ trong 70 trang thôi mà chúng tôi đã dịch thành 230 trang đánh máy khổ A4. Nếu in thành A5 sẽ lên đến 400 trang. Luận này do Ngài Pháp Xứng Bồ Tát tạo. Ngài Pháp Xứng, tiếng Phạn là Santideva và tiếng Hoa dịch là Tịch Thiên. Còn tiêu đề Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận tiếng Phạn gọi là Siksasamuccaya. Có nơi dịch là “Giáo Tập Yếu” nhưng chúng tôi dịch nguyên văn như bản Hán văn bên trên để dễ tra cứu....

XEM TOÀN BỘ NỘI DUNG: Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận (Thích Như Điển dịch)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 5969)
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakṣaṇa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ” tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp. Theo đó, dharma là danh từ phái sinh của động từ căn dhṛ: duy trì, gìn giữ. Nếu là thắng nghĩa Pháp, hay Pháp siêu việt, thì Pháp ấy duy chỉ là Niết-bàn. Còn nếu là Pháp tướng Pháp hay Pháp thuộc hiện tượng dùng để chỉ các tính chất của các pháp; trong trường hợp ở đây thì pháp đó chỉ chung cho tất cả bốn Thánh đế.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 6566)
Định và nguyện vô lậu tư trợ nghiệp hữu lậu khiến cho quả thành tựu tiếp nối lâu dài, càng lúc càng phát triển thành vi tế thù thắng. Theo ý nghĩa đó mà nói một cách ước lệ là chiêu cảm. Khi có sự chiêu cảm như vậy, là do sở tri chướng làm duyên trợ lực,...
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10418)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...
15 Tháng Chín 2014(Xem: 9062)
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra),
03 Tháng Chín 2014(Xem: 9502)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộ là bộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ, căn bản và đồ sộ nhất mà nay vẫn còn giữ lại được phần lớn. Cũng như trường hợp của Thượng Toạ Bộ, A Tỳ Đàm Tạng của Hữu Bộ được xem là một đề tài bàn cải lớn giữa các nhà học Phật xưa nay.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6851)
Như một viên đá trong một công trình hoằng dương Phật Pháp, như một thể hiện khiêm nhường trong tinh thần nối truyền huệ mạng của Chư Phật ba đời, ngưỡng mong công đức phiên dịch bản kinh này hãy là một động lực nâng bước chúng tôi - người dịch - tiến bộ nhanh hơn nửa trên hành trình tìn tới sự chiến thắng chính mình và mong sao, trong một hậu thân xa xôi nào đó đối với chúng tôi - Người dịch - Phật vức sẽ không là một đích điểm bất khả đạt...!
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 14083)
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 14999)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hành, diễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình...