Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 15465)

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG VI: QUÁN PHÁP NHIỄM, NGƯỜI NHIỄM

Hỏi: Kinh nói: “Tham dục, sân nhuế, ngu si là căn bổn của thế gian.” Tham dục có nhiều tên. Đầu tiên là ái. Kế đến là trước. Kế đến nữa là nhiễm. Kế đến nữa là dâm. Kế đến nữa là tham dục. Có nhiều tên gọi khác nhau như vậy. Đó là kết sử, y chỉ vào chúng sanh. Chúng sanh là người nhiễm, tham dục gọi pháp nhiễm, vì có pháp nhiễm và người nhiễm nên có tham dục. Ngoài ra, hai thứ kia cũng thế. Có sân nhuế thì có người sân. Có si nên có người si. Do nhân duyên ba độc này mà phát khởi ba nghiệp. Do nhân duyên ba nghiệp mà sanh khởi tam giới. Vì thế tất cả pháp được hiện hữu.

Đáp: Kinh tuy có nói đến tên gọi của ba độc; nhưng không thể tìm thấy tính thực hữu của chúng. Vì sao?

50)Nếu ngoài pháp nhiễm ra,

Trước tự có người nhiễm.

Nhân kẻ nhiễm dục ấy,

Hẳn phải sanh pháp nhiễm[1] [1]

51)Nếu không có kẻ nhiễm,

Làm sao mà có nhiễm.

Hoặc có hoặc không nhiễm,

Người nhiễm cũng như thế[2] [2]

Nếu trước quyết định có người nhiễm thì không cần pháp nhiễm, vì người nhiễm trước đã có. Nếu trước quyết định không có người nhiễm cũng không thể khởi lên nhiễm. Điều chủ yếu là trước có người nhiễm sau mới phát khởi nhiễm pháp. Nếu trước không có người nhiễm thì không có người thọ nhận nhiễm. Pháp nhiễm cũng như thế. Nếu trước lìa người ra quyết định có pháp nhiễm; thế là không nguyên nhân, làm thế nào phát khởi? Như ngọn lửa mà không củi. Nếu trước quyết định không pháp nhiễm thì không có người nhiễm. Thế nên lời tụng nói, “Hoặc có hoặc không nhiễm, người nhiễm cũng như thế.”

Hỏi: Nếu không thể có sự kiện rằng pháp nhiễm và người nhiễm quan hệ nhau mà phát khởi theo thứ tự trước sau; vì sự khiện ấy không thể nhận thức được. Vậy giả sử chúng đồng thời sinh khởi thì có lỗi gì?

Đáp:

52)Người nhiễm và pháp nhiễm,

Đồng tựu thành; không đúng.

Người nhiễm pháp nhiễm đồng,

Thì chẳng có tương quan[3] [3]

Nếu người nhiễm và pháp nhiễm tựu thành trong cùng một lúc thì không có đối đãi nhau. Không nhân người nhiễm mà có pháp nhiễm, và không nhân pháp nhiễm mà có người nhiễm. Vậy cả hai sẽ là thường, vì không nhân mà thành. Nếu thường thì có nhiều lỗi; không đắc pháp giải thoát. 

Lại nữa, nay sẽ căn cứ trên tính đồng nhất và dị biệt để bác bỏ pháp nhiễm và người nhiễm.

53)Người nhiễm pháp nhiễm một;

Pháp một làm sao hiệp?

Người nhiễm pháp nhiễm khác;

Pháp khác làm sao hiệp? [4]

Pháp nhiễm và người nhiễm kết hợp[4] nhau do đồng nhất hay do dị biệt? Nếu đồng nhất thì không có kết hợp. Tại sao? Pháp nhất thể làm sao tự kết hợp? Như đầu ngón tay không thể tự nó tiếp xúc chính nó. Nếu kết hợp do dị biệt thì cũng không thể. Tại sao? Vì đã thành tựu một cách riêng biệt rồi. Nếu mỗi cái đã tựu thành thì không cần kết hợp nữa; dù có kết hợp thì cũng vẫn dị biệt.

Lại nữa, nhất thể hay dị thể đều không thể kết hợp. Vì sao?

54)Nếu nhất thể mà hợp;

Kết hợp không đồng bạn.

Nếu dị thể hòa hợp:

Kết hợp không đồng bạn.[5] [5]

Nếu người nhiễm và pháp nhiễm là nhất thể, nhưng miễn cưỡng gọi là kết hợp, tất ngoài nhân duyên ra mà có pháp nhiễm người nhiễm.

Lại nữa, nếu là nhất thể, thì không nên có hai tên; pháp nhiễm và người nhiễm. Nhiễm, là pháp. Người nhiễm là nhân cách. Nếu nhân cách và pháp là một tất là đại loạn. Nếu pháp nhiễm, người nhiễm mỗi cái dị biệt, mà nói kết hợp thì không cần các nhân duyên cũng kết hợp. Nếu dị thể hòa hợp, thì tuy cách nhau xa cũng có thể hòa hợp.[6]

Hỏi: Nếu nói không hòa hợp thì đúng vậy. Nhưng hiện thấy các pháp dị biệt kết hợp lại với nhau.

Đáp: 

55)Nếu khác mà có hợp,

Nhiễm, người nhiễm làm gì?

Hai tướng ấy trước khác,

Nhiên hậu nói tương hợp. [6]

Nếu pháp nhiễm và người nhiễm, trước quyết định có tướng dị biệt rồi sau mới hòa hợp, tất không thể hòa hợp. Tại sao? Vì hai tướng này trước đã dị biệt nhưng sau miễn cưỡng mà nói hòa hợp thôi.

Lại nữa:

56)Nếu nhiễm và người nhiễm,

Trước đã thành tướng dị;

Đã thành tướng dị biệt,

Làm thế nào mà hợp? [7]

Nếu pháp nhiễm và người nhiễm, trước tiên mỗi tự thể đã thành tướng dị biệt, nay ông sao miễn cưỡng nói tướng hòa hợp?

Lại nữa: 

57)Tướng dị không tựu thành,

Thế nên ông muốn hợp.

Tướng hợp không tựu thành,

Mà lại nói tướng dị. [8]

Ông vì Pháp nhiễm và người nhiễm không tựu thành tướng trạng dị biệt nên mới nói tướng hòa hợp. Trong tướng hòa hợp có sai lầm. Pháp nhiễm và người nhiễm vốn không tựu thành. Vì để chứng thành tướng trạng kết hợp nên lại nói tướng dị biệt. Ông tự cho là quyết định, nhưng lời nói không quyết định. Tại sao?

58)Vì tướng dị bất thành,

Tướng hợp cũng không thành.

Ở trong tướng dị nào,

Mà muốn nói tướng hợp. [9]

Vì trong đây pháp nhiễm, người nhiễm không thành tựu tướng trạng dị biệt, do đó tướng hòa hợp cũng không tựu thành. Ông ở trong tướng trạng dị biệt nào mà nói tướng hòa hợp?

Lại nữa:

59)Pháp nhiễm và người nhiễm,

Không phải hợp, không hợp.

Các pháp cũng như thế,

Chẳng phải hợp, không hợp.[7] [10]

Tất cả phiền não, tất cả các pháp cũng vậy. Không được chứng thành bằng các điều kiện (nhân duyên) như kết hợp hay tản mác, có trước hay có sau.[8]

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Nhiễm là các thứ ô nhiễm ác nghiệp, căn bản của tánh ô trược là tham, sân, si, vô minh và các phiền não ái ố v.v..

[2] Nhiễm giả là người bị tham, sân, si, ái ố v.v.. làm ô nhiễm hoặc người tạo các thứ ô nhiễm phiền não.

[3] Muốn tìm ô nhiễm từ đâu có. Nó có trước người tạo nhiễm hay có sau. Long Thọ Bồ tát giải bày trong bài tụng thứ 3-4 rằng: Nếu như cho rằng trước tiên đã có người nhiễm (nhiễm giả), trước có người nhiễm mới có những ô nhiễm dục vọng (nhiễm pháp) xuất sanh. Quan niệm trước có người nhiễm rồi sau có nhiễm ô không đúng. Ấy có nghĩa nhiễm ô đã sẵn có trong mỗi người rồi. Đã có sẵn trong mỗi người thì còn đâu có nhiễm hoặc cần gì cái nhiễm bên ngoài nhiễm ô nữa. Như nếu cho rằng con người trước không có nhiễm. Nhiễm giả không có, thì cũng không có, nhiễm pháp và khởi nhiễm.

[4] Bản Hán nói là hợp và thường cho phép hiểu là hòa hợp. Tiếng Phạn ở đây là sahabhàva, nếu dịch sát, nói là cọng hữu hay cọng thể. Tức là cả hai cùng tồn tại trong một nhất thể (ekatva). Hai khái niệm, sahabhàva, và ekatva, ở đây là căn bản của các quan điểm nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, là hai luận đề quan trọng hàng đầu trong lịch sử tư tưởng Ấn độ. TS

[5] từ câu 4-5 Ngài bài bác cho rằng nhiễm giả và nhiễm pháp là đồng thời có, người nhiễm và pháp nhiễm ô là một, là khác. Nhiễm giả và pháp nhiễm ô không thể đồng thời có, bởi vì nếu người nhiễm và pháp nhiễm đồng lúc có thì không có sự tương quan và tương đãi. Sự thật trong thế gian là khi người tạo nhiễm ô tham sân v.v… và tham sân ô nhiễm pháp xuất có sự nương tựa liên quan giữa nhiễm giả và nhiễm pháp. Nhiễm giả và nhiễm pháp là một cũng không đúng. Nếu một thì không thể nói hai bên hòa hiệp nhau. Vì chỉ là một có cái nào khác nữa mà hòa hiệp. Còn nhiễm giả và nhiễm pháp khác nhau cũng không đúng. Câu cuối Long Thọ Bồ tát đúc kết: nói khác nói đồng, hiệp hay không hiệp, đều là trong pháp tương đối. Chính bản thể chân không (Sùnya) là không phải hiệp. Sanh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ đề.

[7] Để hiểu khá hơn bài tụng này, cần lưu ý sự cấu tạo từ ngữ của tiếng Phạn. Từ sahabhàva đã nói gồm hai từ saha, cùng nhau, và bhàva, tồn tại. Trong từ saha lại gồm sa: nó và ha (do dha); được nối lại; nghĩa là hai cái nó được nối lại. Như vậy, từ mâu thuẩn ngay trong khái niệm nhị nguyên và nhất nguyên, luận tụng đưa ra một phát biểu ngịch lý: sahàyaư vinàpi sahï, trong cái saha, không có cái sa. TS

[8] Trong Nho giáo, Ngài Mạnh Tử nói: Nhơn chi sơ Tánh bổn thiện: tánh con người đầu tiên vốn là thiện. Ngài Tuân Tử nói: Nhơn chi sơ Tánh bổn ác: Tánh đầu tiên con người vốn là ác… Còn Dương Hùng nói, Tánh hỗn hợp, nghĩa là thiện ác hòa lẫn nhau. Những lời nói của các nhân vật Nho giáo nói nguồn gốc tánh con người là thiện, là ác v.v.. Lời nói đó đúng hay không, nên xem lời lý luận của Long Thọ Bồ tát trên đây thì rõ.

[9] Vấn đề hợp và không hợp, tiếng Phạn là saha, asaha. Vấn đế cũng là luận điểm căn bản trong các luận giải A-tì-đàm. Đó là các pháp câu hữu (saha), là mối quan hệ tồn tại và hoạt động của tâm và tâm sở, hay tâm sở với tâm sở. Vì vậy, để có một nhận thức chính xác về bản chất hoạt động của bộ máy tâm lý, cần nhận thức rõ ý nghĩa saha này. TS

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5648)
Trong điều thứ nhất, thế nào gọi là người làm sự giết hại?[1] Như Thế Tôn nói[2]: “Có người nào giết hại, tàn ác, tay đẫm máu, đam mê giết hại đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn[3], không xót thương, dưới cho đến các loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại, như thế gọi là người làm việc giết hại”[4].
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6288)
Như vậy cái gì mà « không tồn tại » (vô thể) tức là nơi cái ấy do quán sát hết thảy giống như thực ở kia là Không Tính ; cho nên, ngoài ra cái gì mà « tồn tại » (hữu thể) , cái ấy cũng sẽ được nhận biết giống như thật là « tồn tại». Tức là «không bị lộn ngược » hiển thị « tự thể của Không».
22 Tháng Tám 2015(Xem: 6241)
Sĩ dụng quả là pháp được tác thành do bởi hành vi của con người; hay nói cách khác pháp mà tác động của nó như hành vi của con người và được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, pháp ấy chính là Sĩ dụng quả vậy
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 6096)
Thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape): khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v... Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 6042)
Ly hệ quả là quả trạch diệt. Trạch là trí tuệ; diệt là lậu tận. Do lấy trí tuệ làm nhân tu tập, thoát ly và tận diệt mọi sự trói buộc của tham ái, khiến thành tựu Diệt đế. Nên, Diệt đế là quả ly hệ. Trạch hay trí tuệ là tu nhân và diệt hay giải thoát là kết quả. Nên, quả ly hệ là quả trạch diệt hay là quả Niết-bàn
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7045)
Nếu có người con trai, người con gái gia đình hiền lành nào, thọ nhận, hành trì, đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, thì người này do tội nghiệp đời trước đáng lẽ phải đọa vào đường ác, nhưng nhờ đời này bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt bị tiêu diệt, sẽ đạt được quả Tuệ giác tối thượng đích thực
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5751)
Như vậy, qua vài ý tưởng viện dẫn từ kinh văn ở trên, chúng ta thấy rằng, đức Thế-Tôn dạy rằng: giai cấp Sát-lợi là chủng tánh tối tôn hay giai cấp bậc nhất trong bốn giai cấp. Nhưng vấn đề này không nhất thiết cố định, tùy vào căn cơ, quốc độ hay thời điểm mà Thế Tôn sẽ diễn thuyết sai biệt.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6163)
Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.