Chương 12: Quán Khổ

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 16619)

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XII: QUÁN KHỔ

Có thuyết nói rằng:

144)Tự tác và tha tác,

Cộng tác, vô nhân tác.

Nói các khổ như thế,

Khổ quả không phải vậy.[1] [1]

Có người nói, khổ do mình tự tạo, hoặc nói người khác tạo, hoặc nói vừa tự tạo, vừa do người khác tạo, hay nói không do nguyên nhân nào. Xét như là quả,như thế không đúng. Khổ quả không phải vậy, là vì chúng sanh do các duyên đưa đến sự khổ, rồi nhân khổ muốn tìm về tịch diệt. Nhưng không biết nhân duyên đích thật của khổ não, do đó có bốn thứ sai lầm thế nên nói, “Khổ quả không phải vậy.”

Vì sao?

145)Khổ nếu là tự tác,

Thì chẳng từ duyên sanh.

Do vì có ấm này,

Mà có ấm kia sanh. [2]

Khổ, nếu tự tác thì không từ các duyên sanh. Tự, là từ nói tự tánh phát sanh; điều này không đúng. Vì sao? Nhơn năm ấm trước mà có năm ấm sau. Thế nên, khổ không thể tự nó tạo ra nó.

Hỏi: Nếu nói năm ấm này tạo ra năm ấm kia thì nó do cái khác tạo?

Đáp: Điều ấy không đúng, Vì sao?

146)Nếu nói năm ấm này,

Khác với năm ấm kia.

Như thế thì nên nòi,

Từ cái khác tạo khổ. [3]

Nếu năm ấm này dị biệt năm ấm kia, và năm ấm kia dị biệt năm ấm này, thế mới có thể khổ từ cái khác tạo. Như chỉ sợi và vải khác nhau thì sẽ lìa chỉ mà có vải. Nếu lìa chỉ, không có vải, thì vải không khác với chỉ. Cũng thế, năm ấm kia khác với năm ấm này, thế thì có thể lìa năm ấm này có năm ấm kia. Nếu lìa năm ấm này mà không có năm ấm kia; thế thì, năm ấm này không khác năm ấm kia. Thế nên không thể nói khổ từ cái khác tạo.

Hỏi: Tự tác nghĩa là mỗi con người tự tạo cái khổ cho mình và tự mình thọ khổ.

Đáp: 

147)Nếu người tự tạo khổ;

Lìa khổ đâu có người,

Mà nói do người kia,

Có thể tự tạo khổ. [4] 

Nếu nói con người tự tạo khổ, thì lìa cái khổ của năm ấm ra, đâu có con người riêng biệt để có thể tự tạo khổ? Phải nói rằng, chính con người đó, còn không thể nói. Thế nên, khổ không phải con người tự tạo. Nếu nói con người không tự tạo khổ, nhưng người khác tạo khổ rồi mang đến cho người này, cũng không đúng. Vì sao?

148)Nếu khổ người khác tạo,

Rồi mang cho người này.

Nhưng nếu lìa cái khổ,

Đâu có người này thọ. [5]

Nếu người khác tạo khổ rồi mang đến cho người này; thì lìa năm ấm, không có con người thọ này.

Lại nữa:

149)Nếu khổ người kia tạo,

Mang đến cho người này.

Lìa khổ nào có người,

Mà trao cho người này? [6]

Nếu bảo người kia tạo khổ rồi trao cho người nà thì lìa sự khổ của năm ấm ra đâu có con người kia tạo khổ mang đến cho con người này. Nếu có, thì phải nêu rõ tướng trạng của nó.

Lại nữa:

150)Khổ tự tạo không thành,

Làm sao kia tạo khổ.

Nếu người kia tạo khổ,

Tức cũng gọi tự tạo. [7]

Bằng mọi nhân duyên để xét, thì con người kia tự tạo khổ bất thành, mà nói rằng do người khác tạo khổ, cũng không đúng. Tại sao? Vì đây và kia đối đãi nhau. Nếu người kia tạo khổ thì đối với người kia, đó cũng gọi tự tạo khổ. Tự tạo các khổ, trước đã phá. Vì chủ trương tự tạo khổ của ông không thành, cho nên người khác tạo cũng không thành.

Lại nữa:

151)Khổ không gọi tự tạo;

Pháp không tự tạo pháp.

Cái khác không tự thế,

Sao có kia tạo khổ. [8]

Tự tạo khổ, không đúng. Vì sao? Như con dao không thể tự cắt nó. Cũng thế, pháp không thể tự tạo ra pháp. Thế nên, không thể tự tạo. Người khác tạo cũng không đúng. Vì sao? Ngoài khổ, không có tự tánh của người kia. Nếu lìa khổ có tự tánh của người kia, thì mới có thể nói con người kia tạo khổ. Nhưng con người kia cũng chính là khổ, làm sao khổ tự tạo khổ?

Hỏi: Nếu tự tạo; tha tạo đều không đúng. vậy có thể có chung cùng nhau tạo?

Đáp:

152)Khổ kia, đây nếu thành,

Mới có chung tạo khổ.

Đây, kia còn không tạo,

Huống là vô nhơn tạo. [9]

Tự tạo, tha tạo còn có lỗi huống là vô nhân tạo. Nhân tạo có nhiều lỗi, như đã phá trong chương "Tác và Tác giả".

Lại nữa:

153)Không những nói cái khổ,

Bốn trường hợp bất thành.

Mọi vạn vật ngoại giới,

Bốn trường hợp cũng không. [10]

Trong Phật Pháp tuy nói năm thọ ấm là khổ, vì có ngoại đạo nói, khổ thọ là khổ, thế nên nói chẳng những nói đối với khổ, bốn trường hợp đều không thành; mà vạn vật bên ngoài như đất, nước, núi, cây v.v.. tất cả pháp đều không thành.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Quán các pháp khổ do từ đâu có, nó do tự mình làm nên khổ, hay sử người khác, hoặc do bên ngoài tạo khổ. Khổ không thể tự nó tạo ra khổ, vì như thế thành vô nhân, không nhân khổ thành quả khổ, cũng bất thành. Nếu cho rằng vì có thân ngũ ấm này nên có khổ. Như vậy thân ngũ ấm tạo ra khổ, hay do tạo khổ mà có thân ngũ ấm. Thân ngũ ấm này và thân ngũ ấm khác, trước sau như thế nào? Là đồng hay khác? Đây cũng giống như các chương trước, bài bác đồng, dị, tự tác, tha tác v.v…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5637)
Trong điều thứ nhất, thế nào gọi là người làm sự giết hại?[1] Như Thế Tôn nói[2]: “Có người nào giết hại, tàn ác, tay đẫm máu, đam mê giết hại đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn[3], không xót thương, dưới cho đến các loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại, như thế gọi là người làm việc giết hại”[4].
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6269)
Như vậy cái gì mà « không tồn tại » (vô thể) tức là nơi cái ấy do quán sát hết thảy giống như thực ở kia là Không Tính ; cho nên, ngoài ra cái gì mà « tồn tại » (hữu thể) , cái ấy cũng sẽ được nhận biết giống như thật là « tồn tại». Tức là «không bị lộn ngược » hiển thị « tự thể của Không».
22 Tháng Tám 2015(Xem: 6211)
Sĩ dụng quả là pháp được tác thành do bởi hành vi của con người; hay nói cách khác pháp mà tác động của nó như hành vi của con người và được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, pháp ấy chính là Sĩ dụng quả vậy
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 6076)
Thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape): khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v... Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 6026)
Ly hệ quả là quả trạch diệt. Trạch là trí tuệ; diệt là lậu tận. Do lấy trí tuệ làm nhân tu tập, thoát ly và tận diệt mọi sự trói buộc của tham ái, khiến thành tựu Diệt đế. Nên, Diệt đế là quả ly hệ. Trạch hay trí tuệ là tu nhân và diệt hay giải thoát là kết quả. Nên, quả ly hệ là quả trạch diệt hay là quả Niết-bàn
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7020)
Nếu có người con trai, người con gái gia đình hiền lành nào, thọ nhận, hành trì, đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, thì người này do tội nghiệp đời trước đáng lẽ phải đọa vào đường ác, nhưng nhờ đời này bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt bị tiêu diệt, sẽ đạt được quả Tuệ giác tối thượng đích thực
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5731)
Như vậy, qua vài ý tưởng viện dẫn từ kinh văn ở trên, chúng ta thấy rằng, đức Thế-Tôn dạy rằng: giai cấp Sát-lợi là chủng tánh tối tôn hay giai cấp bậc nhất trong bốn giai cấp. Nhưng vấn đề này không nhất thiết cố định, tùy vào căn cơ, quốc độ hay thời điểm mà Thế Tôn sẽ diễn thuyết sai biệt.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6147)
Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.