Hãy Tự Mình Làm

25 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 48775)


HÃY TỰ MÌNH LÀM
Bhante Henepola Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu linh Việt dịch

chanhniemcoban-tacgiaBhante Henepola Gunaratana xuất gia năm 12 tuổi ở Kandy, Sri Lanka. Tu tập làm sadi trong tám năm, tỳ kheo được bảy năm, sau đó Sư mới rời Sri Lanka năm 1954 để đến Ấn Độ phục vụ cho những người thuộc giai cấp hạ lưu. Năm 1968, Sư đến Mỹ và trở thành vị Tổng Thư Ký Danh Dự (Honorary General Secretary) của Hội Phật giáo, một tự viện ở Washington D.C. Trong thời gian đó, Sư cố gắng lấy bằng tiến sĩ về triết học ở Đại học American, nơi sau này Sư trở thành vị Tuyên Giáo Phật giáo ở đó. Sư đã hoằng pháp trên khắp thế giới trong hơn 40 năm. Sách của Sư gồm có Chánh Niệm Cơ Bản (Mindfulness in Plain English), Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey to Mindfulness); Bát Chánh Đạo: Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc (Eight Mindful Steps To Happiness) và Con Đường Thiền Chỉ & Thiền Quán (The Path of Serenity and Insight) (ND: Tất cả các sách này đều có bản dịch tiếng Việt). Năm 1988, Bhante Gunaratana trở thành chủ tịch của Hội Bhavana ở High View, phía tây tiểu bang Virginia. Trung tâm này khuyến khích việc tu thiền Quán (Vipassana) và đời sống xuất gia.

Đại đức Ananda, là vị thị giả đã theo Đức Phật suốt hai mươi lăm năm. Đức Phật đã nhiều lần khuyên ông phải cố gắng thật nhiều để đạt được Giác Ngộ. Đại đức đã thông suốt các Pháp và việc hành thiền. Tuy nhiên Đại đức Ananda vẫn hoan hỷ phục vụ Đức Phật và các vị tỷ kheo khác, ngài không quan tâm lắm đến việc đạt Giác Ngộ cho bản thân, nhưng cuối cùng dưới áp lực lớn khi 499 vị A-la-hán hội tụ lại trong kỳ Phật giáo vân tập lần thứ nhất. Họ khẳng định rằng Đại đức phải chứng đắc trước ngày đã định để mở hội nghị, ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt.

Đức Phật đã khuyên: “Này hỡi các vị tỳ kheo, hãy hành thiền. Đừng dễ duôi. Đừng để tâm các ông chứa đầy uế nhiễm. Đừng khóc than rằng: Cuộc đời đầy trắc trở, đầy khổ não, đầy đớn đau, muộn phiền”. Tâm không phát triển bằng cách hành thiền chánh niệm sẽ tạo ra phiền não, bức rức, lo âu. Đừng mãi khóc than, mãi tạo bao lỗi lầm. Các ông không thể chạy trốn thực tế”.

Cuộc đời không chỉ toàn màu hồng. Nó gồ ghề, khi lên khi xuống. Đó là thực tế mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày. Việc hành thiền chánh niệm cũng giống như bộ nhún của một chiếc xe. Nếu bộ phận này không tốt, chúng ta sẽ thấy xe khó lái như thế nào. Cỗ xe này của chúng ta –bao gồm thân và tâm- luôn gặp những khó khăn như thế. Không có nơi nào để chúng ta có thể chạy trốn chúng. Ngay nếu như ta có thể lên mặt trăng (ngày nay là điều khả thi), thì ta cũng mang cái thân và tâm với bao uế nhiễm còn đầy trong tâm. Chúng kiên trì đeo bám theo ta đến bất cứ nơi nào, chúng ám ảnh ta, ngày đêm. Phần đông giải quyết các vấn đề của mình bằng ba giải pháp.

Thứ nhất, họ tư duy rằng vấn đề là “ở thế giới bên ngoài”. Do đó, họ nghĩ là nếu họ có thể thay đổi thế giới, cố gắng giải quyết những căn bệnh xã hội, thì họ có thể giải quyết vấn đề của bản thân. Họ muốn làm cho môi trường “sạch, đẹp”, không còn ô nhiễm, vì họ nghĩ chỉ khi đó họ mới có thể sống hạnh phúc. Vi thế họ cuồng nhiệt tham gia thay đổi xã hội, đôi khi đến mức quá đáng. Dĩ nhiên, ước muốn cải tiến các căn bệnh xã hội, hành động đó tự nó rất đáng khuyến khích. Vì họ thấy khổ đau, nên động lòng thương rồi phát khởi hành động. Họ có thể hoàn toàn chìm đắm trong việc cố gắng chữa các căn bệnh xã hội. Họ có thể nghĩ rằng họ không còn có vấn đề nhưng thực sự là họ đã quên những vấn đề đang âm ỉ bên trong họ. Họ vẫn tiếp tục phải chịu những nỗi đau không được chữa trị của riêng họ vì lý do chính là họ không còn thời gian dành cho bản thân nữa. Những người này đầy lòng cảm thông, hiểu biết, luôn sẵn sàng phụng sự xã hội không kể đến bản thân hay chờ đợi một đền đáp nào từ xã hội. Họ nghiền ngẫm những điều tuyệt vời về những người cao thượng như thế, những người không màng đến việc tìm kiếm giải thoát cho riêng mình để phụng sự xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động bên ngoài có thể ngăn trở ta giải quyết các vấn đề của bản thân.

Chúng ta sống trong xã hội với nhiều người khác, nhưng mỗi người chúng ta lại có một thế giới riêng của mình: quan điểm, tư duy, sự hiểu biết riêng của chúng ta về thế giới bên ngoài. Do đó, mỗi người chúng ta lại hành động theo tư duy, quan điểm của riêng mình. Do nghĩ rằng tất cả mọi vấn đề mà ta phải đối mặt là từ thế giới bên ngoài mang đến, nên ta hướng năng lượng ra ngoài, với niềm tin rằng tham gia làm việc gì đó để chuyển đổi xã hội sẽ giúp giải quyết vấn đề của chúng ta.

Cách suy nghĩ thứ hai mà người ta bám víu vào để giải quyết vấn đề của họ là cho rằng họ chẳng có vấn đề gì cả. Họ tin rằng tất cả mọi thứ đều là ảo tưởng. Họ nghĩ: “Chỉ có tôi hiện hữu, tôi quan trọng nhất, tôi không quan tâm đến điều gì khác nữa, tất cả chỉ có tôi”.

Cách thứ ba để giải quyết vấn đề cá nhân là trốn chạy những vấn đề đó.

Chúng ta tạm thời có thể được an ủi, tạm thời thấy an ổn khi nghĩ rằng vấn đề là ở thế giới bên ngoài, hay ta không có vấn đề gì cả, hoặc hướng sự chú tâm của chúng ta đến những điều khác, tảng lờ như không có vấn đề gì hay chạy trốn vấn đề.

Không thể có giải pháp thực sự nào trong những phương cách trên. Theo Đức Phật, giải pháp thực sự là khám phá ra cách để thanh lọc công cụ, cái làm cho thế giới hạnh phúc hay khổ đau, bình an hay khốn khổ, thoải mái hay muộn phiền. Công cụ đó chính là tâm. Và thanh lọc tâm là một trong những mục tiêu của thiền minh sát.

Như tất cả chúng ta đều biết, mọi tư duy, lời nói và việc làm của ta đều xuất phát từ tâm. Tâm là người cầm cờ chạy trước. Tất cả các trạng thái mà ta trải nghiệm đều do tâm tạo. Chúng được tạo ra trong tâm, do tâm điều khiển, hướng dẫn: tâm là thầy của chúng, tâm là người tạo tác ra chúng. Hành động hay nói năng với một trạng thái tâm ô nhiễm thì khổ đau sẽ theo sau như bánh xe sẽ theo chân con bò. Hành động hay nói năng với trạng thái tâm trong sạch, thì hạnh phúc sẽ theo sau giống như chiếc bóng sẽ theo hình”. (Pháp Cú 1-2)

Hình ảnh của con bò kéo xe được dùng để mô tả vấn đề của chúng ta là phù hợp nhất. Con bò đâu có thích thú gì khi phải kéo xe. Nó đâu có hạnh phúc gì với gánh nặng này; đâu phải là thú vui. Con bò đáng thương này đang phải chịu đựng. Cả sức nặng của chiếc xe đè lên vai, lên cổ và nó rất đau đớn. Nếu không phải sinh ra làm kiếp trâu bò thì nó đã sung sướng biết bao. Duyên hợp của con bò có thể so sánh với duyên hợp của vô minh, ngu dốt –không thể thấy sự thật như nó là. Một cuộc sống chưa giác ngộ thì đầy vô minh và có đủ loại uế nhiễm. Do đó, người chưa giác ngộ có hành động, lời nói, ý nghĩ với tâm uế nhiễm sẽ rất giống với con bò luôn phải khổ đau vì phải kéo chiếc xe nặng nề. Ngược lại khi nói hay làm với tâm trong sạch, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, không hối hận, không khổ đau nào theo sau ta.

Mục đích sống của chúng ta là trau dồi bản thân từng ngày để được hạnh phúc. Chúng ta làm rất nhiều thứ để được hạnh phúc. Tuy nhiên, gần như tất cả những gì chúng ta làm để được hạnh phúc lại đưa đến bất hạnh, khổ đau và phiền não vì tâm chúng ta không thanh tịnh. Chỉ có tâm thanh tịnh mới đem lại hạnh phúc, chứ không phải bất cứ thứ gì khác. Vì thế mục đích đầu tiên của việc hành thiền là thanh lọc tâm để được bình an, hạnh phúc.

Mục đích thứ hai của việc hành thiền là để chế ngự khổ đau, oán thán. Khi vị thiền giả bắt đầu nhận biết sự thật, vị ấy có thể chịu đựng và chế ngự phiền muộn, khổ đau do vô thường mang đến.

Mục đích thứ ba của việc hành thiền là để chế ngự được khổ đau, tuyệt vọng do tham sân gây ra.

Mục đích thứ tư là để nương theo con đường trí tuệ, con đường chân chánh đưa đến giải thoát khỏi sầu, khổ, thất vọng, oán thán. Đó là con đường của minh sát tuệ –con đường duy nhất giải thoát ta khỏi khổ đau.

Mục đích thứ năm của việc hành thiền là để giải thoát bản thân hoàn toàn khỏi tâm bệnh, uế nhiễm, tham, sân và si.

Năm mục đích này là năm mục đích rất cao thượng. Tất cả những mục đích khác trong thiền tập, chúng ta không cần phải quan tâm đến vì chúng không thể mang cho ta những kết quả như vừa kể, giúp ta thực sự bình an, hạnh phúc bằng cách xóa bỏ các vấn đề của chúng ta. Không phải bằng cách cố ý gạt bỏ hay trốn tránh chúng mà chúng ta đối mặt với chúng bằng tâm chánh niệm, và đối phó với chúng ngay khi chúng vừa khởi lên trong tâm.

Nhiều người muốn hành thiền mà không có chút kiến thức cơ bản gì về thiền. Họ cho rằng kiến thức về các lý thuyết thiền là trở ngại. Thái độ này có thể so sánh với thái độ của người lữ hành muốn đi đến một nơi nào đó. Anh ta rất tự tin nơi bản thân và nghĩ rằng chỉ cần có lòng tự tin là anh ta sẽ đi được đến đích. Có thể anh ta cũng có phương tiện -một chiếc xe chẳng hạn. Rồi, khi vào trong xe, ngồi sau tay lái, anh ta bắt đầu lái đi. Tuy nhiên anh ta chẳng có chuẩn bị gì cho cuộc hành trình. Không biết đường đi, không biết tình trạng đường xá ra sao, hay thời tiết thế nào. Anh ta cũng chưa nghiên cứu bản đồ. Anh ta chỉ vỏn vẹn có chiếc xe, kinh nghiệm lái xe và lòng tự tin. Có thể xe đã có đầy đủ nhiên liệu và những thứ khác, nên người lái xe chỉ ngồi vào xe và lái đi. Anh ta có thể phải lái rất xa, tốn không ít tiền xăng, thời gian và sức lực. Thật vậy, chỉ việc lái xe đi tới có thể đưa anh ta đến đâu đó, nhưng chưa chắc đó là đích đến của anh. Một người tài xế khôn ngoan, ngược lại, sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng bản đồ, có sơ đồ đường đi và có thể đã tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hơn.

Nếu người lái xe đó muốn đến thành phố W. và nếu có một nơi với tên gọi như thế thì chắc chắn là anh ta sẽ tìm ra nơi đó. Tương tự, chúng ta cần có một mục đích khi hành thiền. Chúng ta muốn đạt được mục đích, biến mục tiêu thành hiện thực. Như thế chúng ta cần có hướng dẫn. Chúng ta thực sự không cần nhiều những triết lý viễn vông. Nhưng những lời hướng dẫn là các bảng chỉ đường để chúng ta đi theo mà biết (không phải đoán) là chúng ta đã đi đúng hướng. Dĩ nhiên là chúng ta cần có sự tự tin, nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Chúng ta còn cần cả sự hiểu biết, tri thức về lý thuyết.

Vậy thì thiền là gì? Chúng ta phải làm gì để thanh lọc được tâm, chế ngự được khổ đau, oán thán, thất vọng, để đi được trên con đường tiến tới giải thoát khỏi khổ đau, phiền não và luân hồi –thế giới của sinh tử?

Có con đường để đi đến đó. Khi nói đến ‘Con Đường’, nhiều người bị dị ứng. Có thể họ nghĩ rằng người nói đang có mục đích vụ lợi, đang muốn đả phá mọi thứ trên đời, nên họ nói, “Nếu đó là con đường duy nhất thì chúng tôi chưa sẵn sàng để đi theo nó”. Khi chúng ta muốn đi đến thành phố W. thì cũng có nhiều cách để đến đó. Ngày nay đi bằng máy bay là nhanh nhất. Ở những thời điểm khác, người ta có thể dùng xe, thuyền hay chỉ với đôi chân của mình. Nhưng dù phương tiện di chuyển bằng gì, chúng ta vẫn phải đi hết quãng đường mới tới được thành phố W. Điều quan trọng là chúng ta đến được đích –dầu nhanh hay chậm. Do đó, “Con đường” có nghĩa là “Con đường Chánh niệm” đưa ta vượt qua quãng đường để đến đích.

Tuy nhiên, ở đây con đường Chánh niệm không nằm trong không gian địa lý nào. Nó nằm ngay nơi tâm ta. Chúng ta phải thể hiện một số việc. Sự thể hiện đó cũng là “Con đường” –con đường vung trồng tâm để ta hoàn thành cuộc hành trình. Vung trồng tâm có nghĩa là pháp hành chánh niệm. Khi chánh niệm vắng mặt, khi chúng ta không luôn tỉnh thức, thì chúng ta bị những chuyện khác lôi cuốn. Chúng ta bị nhấn chìm trong bao phiền não. Chúng ta không thể nhìn sự vật như chúng là. Để có thể đến được đích, chúng ta cần hiểu rõ mình đang ở đâu. Sự hiểu biết rõ ràng đó là do chánh niệm mà có. Những thứ khác chúng ta làm hay những phương cách khác mà chúng ta hành theo đều có mục đích riêng của chúng. Chúng ta biết là chúng không giúp thanh lọc được tâm ta.

Chính thuật ngữ Thiền cũng có nghĩa là vung trồng. Khi nói, “Chúng ta vung trồng một mảnh vườn”, ai cũng đều hiểu ý nghĩa của việc đó. Chúng ta biết là phải có đất đai, có phương tiện trồng trọt. Chúng ta phải làm một số việc như chặt cây để khẩn hoang đất, nhổ sạch cây cỏ dại, cày xới đất nhiều lần trước khi có thể bón phân. Sau đó chúng ta có thể bỏ giống, vung trồng cho đến khi được mùa hái quả. Việc hành thiền cũng giống như thế, chúng ta cũng cần vung trồng tâm ta. Chúng ta không ngồi một chỗ để đợi điều gì đó sẽ xảy ra. Chúng ta có thể nói rằng mình đã dành nhiều thời gian hành thiền. Nhưng ngồi một chỗ không làm gì thì không phải là hành thiền. Và chỉ theo dõi hơi thở thôi cũng chưa đủ. Dĩ nhiên, chánh niệm về hơi thở là một phần quan trọng của việc hành thiền. Nhưng chỉ theo dõi hơi thở mà không có chút chánh niệm nào có thể được gọi là pháp hành thiền chỉ, nhưng đó không phải là Chánh Định. Tuy nhiên, chúng ta cũng bắt đầu bằng cách theo dõi hơi thở. Phương cách hành thiền chỉ có trong Phật giáo này được gọi là thiền Vipassana hay thiền tuệ. Có nhiều hướng dẫn trong phương pháp hành thiền Vipassana. Những lời hướng dẫn này có thể thấy trong kinh Tứ Niệm Xứ.

Bốn phạm trù chánh niệm là: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp. Chúng ta sẽ lần lượt giải thích sau đây.

Trước hết hãy nói về niệm thân. Niệm thân được chia làm sáu phần. Đầu tiên là hơi thở. Tại sao hơi thở lại được bao gồm trong phần niệm thân? Vì hơi thở là một phần của thân. Như chúng ta đã biết, thân là do tứ đại hợp thành: đất, nước, gió và lửa. Do đó khi chúng ta muốn niệm thân thì cần bắt đầu bằng hơi thở là một thành phần của gió.

Khi hành pháp thiền này, chúng ta không trú trong một miền đất thần tiên nào. Chúng ta không cố gắng để tự thôi miên. Không cố gắng để lý giải những yếu tố tiềm ẩn, huyền bí trong vũ trụ. Không cố gắng để hòa vào trong vũ trụ, để trở thành ‘nhất thể’ với vũ trụ. Tất cả những thứ đó chỉ là sáo ngữ. Chúng ta chỉ cố gắng sử dụng ngay chính thân và tâm của mình. Chúng ta quán niệm thân, tâm, và các hành của chúng. Chúng ta quán sát chúng vì chúng luôn theo ta như bóng với hình. Thân và tâm này là phòng thí nghiệm của ta. Tất cả mọi thứ ta cần đều đã có ngay nơi đó –nguyên liệu thô, thành phần hóa chất, gas, nhiệt, nước, gió –tất cả đều ở đây. Trong thân này, trong tâm này, ta có tất cả ở nơi đây. Phòng thí nghiệm đó là thân và tâm này. Chúng ta cần phải luôn quán sát chúng trong ta. Tôi không thể làm việc trong phòng thí nghiệm của người khác. Mỗi người phải làm việc trong chính phòng thí nghiệm của mình. Nhưng phần đông chúng ta bỏ quên phòng thí nghiệm của mình mà lại cố tìm cách len vào phòng thí nghiệm của người khác. Chúng ta quán sát xem người này làm gì, người kia ăn gì, người nọ giao tiếp với ai, đi đâu, đọc gì, có bao nhiêu tiền, vân vân và vân vân. Chúng ta luôn quên phòng thí nghiệm của bản thân. Có thể chúng ta còn không bao giờ biết trong phòng thí nghiệm của mình có gì nữa. Nhờ vào pháp hành thiền tuệ, chúng ta sẽ biết quay vào bên trong, quán sát những gì đang xảy ra ngay nơi thân và tâm này, ngay giây phút này, một cách cẩn thận và đầy chánh niệm. Thiền Vipassana là như thế đó; là sự quán sát một cách hệ thống trong phòng thí nghiệm của bản thân.

Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

(Nguồn: Bhavana Society, USA, http://www.bhavanasociety.org, 2003)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 6159)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏa và chi phối của dục vọng. Sự khác nhau giữa các chúng sanh là dục vọng nhiều hay ít tùy theo biệt nghiệp của mỗi người. Có không ít trường hợp vì nghiệp lực, dục vọng quá nặng nề đã che lấp tâm trí biến họ thành loại chẳng phải người, mất hết lương tri và nhân tính.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 5729)
Ai cũng biết rằng, có thực mới vực được đạo. Dĩ nhiên, nếu thiếu thốn và khốn khó quá thì tu tập cũng bị trở ngại nhưng ngược lại đầy đủ và sung mãn quá đôi khi lại không phải là điều hay. Nhất là hành trình chứng đạt giải thoát thì luôn đi ngược với sự chấp thủ, cần phải xả ly và buông bỏ đến tận cùng. Nếu một hành giả chưa thành tựu A-la-hán, thiết nghĩ cũng rất cần tỉnh giác đối với cung kính và lợi dưỡng, vì đó thực sự là một chướng ngại.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 6007)
Một trong những phẩm hạnh cao đẹp của người đệ tử Phật là biết ơn và đền ơn. Ơn nghĩa trong cuộc đời thật bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả mọi chúng sanh và hết thảy sự vật. Giáo điển nhà Phật khái quát ơn nghĩa trong đời thành bốn ơn sâu nặng: Ơn cha mẹ sanh dưỡng, ơn chúng sanh vạn loại, ơn quốc gia xã hội, ơn Tam bảo thiêng liêng.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6091)
Đời người, nếu nói chung ai cũng ước chừng khoảng trên dưới “ba vạn sáu ngàn ngày”, ngót nghét cả trăm năm. Nhưng trong thực tế thì mỗi người có một tuổi thọ khác nhau, tùy nghiệp duyên của chính mình. Có người trường thọ, trăm tuổi còn dư. Có người cũng bước lên ngưỡng tuổi “bảy mươi xưa nay hiếm”. Tuy vậy, có không ít người ra đi lúc tuổi còn xanh hoặc vẫn còn thơ bé. Thậm chí, có người không có được cơ hội chào đời cũng phải chóng vánh kết thúc một đời.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 6610)
Nhìn theo hướng lạc quan, hiện chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phát triển và kiện toàn về nhiều phương diện. Bình tâm mà suy xét thì tuy có phát triển nhưng đời sống nhân loại lại luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hiểm họa. Không ai có thể dám chắc bất cứ điều gì ở tương lai khi mà mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai… cứ chực chờ, đoanh vây, hủy diệt sự sống con người.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6972)
Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày. Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật và các vị Đại Bồ-tát, nên “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy”(Kinh Đại tập).
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 7108)
Nhằm hộ trì Chánh pháp cũng như để vun bồi phước báo cho mai hậu, pháp hành phổ biến nhất cho hàng Phật tử là bố thí và cúng dường. Dĩ nhiên có tài vật thì chúng ta có thể thực hành bố thí. Tuy vậy, nếu khéo léo hơn, thì cũng chừng ấy tài vật, nhưng việc bố thí của chúng ta sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6377)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây. Thấy rõ như vậy để biết rằng những gì mà mình hay nhận lầm là ta và của ta, là vĩnh hằng bất biến, thực ra không có gì bền chắc cả.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10062)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
02 Tháng Bảy 2014(Xem: 6085)
Mỗi người được sinh ra ở trên đời với một thân phận, hoàn cảnh khác nhau. Họ không có quyền chọn lựa cho mình nơi để sinh ra vì đó là nghiệp dĩ. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể phấn đấu cải tạo nghiệp lực, chuyển hóa thân tâm và hoàn cảnh theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn. Cuộc sống là một quá trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.