Pháp lễ chùa Phật

30 Tháng Mười Hai 201403:22(Xem: 8305)

PHÁP LỄ CHÙA PHẬT

Quảng Tánh


blankĐi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp. 

Có thể nói, lễ bái chư Phật, chư vị Bồ-tát được mọi người con Phật thực thi hàng ngày. Nhất là những ngày rằm vía thì hoạt động lễ bái càng nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, không phải ai lễ Phật cũng đúng với pháp thức lễ bái như Thế Tôn đã chỉ dạy. Vì thế, dù người đi chùa lễ Phật rất đông nhưng không phải ai cũng thành tựu phước báo, công đức.

Thế Tôn dạy, muốn được “phước lâu dài vô lượng” thì người lễ bái cần nương vào mười một pháp lễ chùa Phật.

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ bái chùa tháp Như Lai, nên thực hành mười một pháp lễ chùa Phật. Thế nào là mười một? Hưng khởi tâm dõng mãnh vì có thể kham; ý không tán loạn vì thường nhất tâm; ... vì ghi nhớ chuyên tâm các pháp Chỉ; vì ghi nhớ chuyên tâm các pháp Quán; các niệm hằng dứt vì nhập chánh định; ý biết vô lượng vì có trí tuệ; ý khó quán sát do hình tướng Như Lai; ý vắng lặng trạm nhiên vì oai nghi Như Lai; ý không chạy nhảy vì danh xưng Như Lai; ý không tưởng tượng do sắc tướng Như Lai; Phạm âm khó bì kịp do âm hưởng nhu nhuyến.

Các Tỳ-kheo! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ bái chùa tháp Như Lai, đầy đủ mười một pháp này. Lễ chùa tháp của Như Lai thì được phước lâu dài vô lượng. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Lễ Tam bảo, 

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.476)


Rõ ràng, theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử lễ bái chùa Phật được vô lượng phước đức mà không nhất thiết phải cầu xin bất cứ điều gì. Phải chăng, trong quá trình lễ Phật, chúng ta quá chú trọng vào khấn nguyện và cầu xin nên đã vô tình không đi vào trọng tâm của việc lễ bái, vì thế mà ít thành tựu như ý nguyện.

Thì ra, lễ Phật là một phương thức tu tập chứ không phải để cầu nguyện, xin được ban ơn. Thành tâm quy kính trước Thế Tôn, buông bỏ hết sự đời, thân tâm chuyên nhất hướng về Tam bảo. Chỉ và Quán có mặt ngay trong lúc thực hành lễ lạy. Chỉ là dừng các suy nghĩ buồn vui, được mất, thành bại trong đời. Ngay lúc đó, nhờ tâm được dừng lại và buông bỏ mà ta gần với Phật hơn, cả hai đều vắng lặng, tịch tĩnh. Quán là nhập tâm vào Thế Tôn, niệm 10 đức hiệu, thấy 32 tướng tốt, uy nghi đĩnh đạc, từ bi và trí tuệ tròn đầy, âm thanh thật dễ nghe và nhu nhuyến của Ngài. Phật lúc này không còn là pho tượng mà chính là hiện thân trung thực và sống động mà người lễ bái có thể giao cảm được.

Nhờ tiếp xúc được với Thế Tôn nên “cảm ứng đạo giao nan tư nghì” xảy ra. Dù những phút giây ấy thật ngắn ngủi nhưng đã khiến cho lòng người lễ Phật nhẹ hẫng, đau buồn rơi rụng, tha thứ và yêu thương được phục hồi. Nên mỗi lần lễ Phật trong tĩnh lặng và chậm rãi, có thành tâm và quán niệm sâu sắc chính là một lần được gột rửa thân tâm, làm mới lại chính mình.

Quan sát thực tế hiện nay, người đi lễ Phật khá nhiều nhưng vội quá, đông quá và cầu xin nhiều thứ quá mà không thực hành lễ lạy đúng pháp thức của nhà Phật. Thế nên, người lễ Phật cần chọn một không gian yên tĩnh, lễ bái chậm rãi, đem hết tâm thành cung kính lạy Phật. Ai tiếp xúc được với Phật thì chắc chắn người ấy sẽ thành tựu công đức, được “phước lâu dài vô lượng”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 5987)
Từ xa xưa cho đến tận ngày nay, người tu tập vốn rất nhiều nhưng người thành tựu Thánh quả thì thật hiếm hoi. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng sanh phước mỏng nghiệp dày mà phiền não thì vô lượng, nên dù đã phát tâm hướng thượng nhưng không phải người tu nào cũng đi hết lộ trình, có không ít người phải dừng lại hoặc chuyển hướng vì đường tu hành quá đỗi gian nan.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 6911)
Ai cũng biết, yêu thương là một chất liệu quan trọng của cuộc sống. Nếu thiếu yêu thương thì đời sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng yêu thương như thế nào để mình và mọi người cùng muôn loài được lợi ích và an vui là điều nên bàn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9305)
Mùa an cư được gây dựng trên tinh thần “sống chung hòa hợp của chúng tăng tại một trú xứ”, “giúp tu sĩ trưởng thưởng về mặt tâm linh”, “tạo cơ hội để truyền chánh pháp”, “tránh giẫm đạp lên cây cỏ non, côn trùng”, v.v. Nghĩ về ý nghĩa của mùa An cư, xin gợi lại vài mẫu chuyện đời thường để hiểu hơn về lòng từ bi của Đức Phật trải rộng đến muôn loài vạn vật.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9564)
Thế nhưng, trong một năm không phải lúc nào các Tỳ-kheo cũng du hành giáo hóa độ sanh. Đặc biệt là 3 tháng mùa mưa, Thế Tôn thường khuyến tấn các Tỳ-kheo nên dừng chân an cư, ở yên một chỗ tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ. Bởi lẽ ở lâu một chỗ thì sinh ra dính mắc mà du hành nhiều rày đây mai đó hoài cũng lắm gian nan.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 7478)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Nhất là trong mùa an cư kiết hạ, khi chúng Tăng tập trung về một chỗ, không đi hóa duyên thì sự hộ trì của hàng cư sĩ lại càng mạnh mẽ hơn.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 7055)
14 Tháng Năm 2014(Xem: 6957)