Bí quyết cho giấc ngủ ngon

06 Tháng Tư 201503:44(Xem: 6958)

Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Quảng Tánh
duc phatAi cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
Trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn cho biết Ngài thường ngủ rất ngon. Điều đáng nói là những điều kiện hỗ trợ cho giấc ngủ của Ngài như phòng ốc, chăn màn, chiếu gối… đôi khi lại rất sơ sài, thậm chí có đêm đông phải nằm dưới gốc cây trụi lá. Hẳn Thế Tôn có bí quyết của riêng mình nên mới ngủ ngon trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Một thời Phật ở bên cạnh đền thờ A-la-tỳ. Bấy giờ trời rất lạnh lẽo, cây cối trơ trụi.
Khi ấy, con của trưởng giả Thủ-a-la-bà ra khỏi thành ấy, đi dọc theo bên ngoài, dần đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy và ngồi xuống một bên. Con trưởng giả bạch Thế Tôn:
- Chẳng rõ hôm rồi Ngài ngủ ngon chăng?
Thế Tôn đáp:
- Đúng vậy, chàng trai. Ta ngủ ngon lắm.
Con của trưởng giả bạch Phật:
- Nay là ngày rất lạnh, vạn vật trơ trụi. Thế Tôn lại ngồi đệm cỏ, mặc y áo quá mỏng manh. Thế sao Thế Tôn nói: ‘Ta ngủ ngon lắm’.
Thế Tôn bảo:
- Chàng trai lắng nghe! Nay Ta hỏi lại, hãy theo đó mà trả lời! Ví như nhà trưởng giả chắc chắn, phòng nhà không có gió bụi. Trong nhà đó, có giường nệm, mền, mùng, chiếu, gối đầy đủ mọi thứ. Có bốn ngọc nữ nhan sắc đoan chánh, mặt như hoa đào, hiếm có ở đời, nhìn không chán mắt, đèn đốt sáng sủa. Vậy trưởng giả ấy có ngủ ngon được chăng?
Con của trưởng giả đáp:
- Đúng thế, Thế Tôn! Có giường nằm tốt thì ngủ rất ngon.
Thế Tôn bảo:
- Thế nào, chàng trai? Nếu người ngủ được ngon giấc rồi nổi dục ý. Do dục ý này có mất ngủ chăng?
Con của trưởng giả đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn! Nếu người kia dục ý nổi lên, liền không ngủ được.
Thế Tôn bảo:
- Như người kia dục ý mạnh. Nay Như Lai đã dứt hẳn không sót, không còn gốc rễ, chẳng còn hưng khởi nữa. Thế nào, chàng trai, nếu có tâm sân giận, ngu si nổi lên, há ngủ ngon được sao?
Chàng trai đáp:
- Không ngủ ngon được. Vì sao thế? Do tâm có ba độc vậy.
Thế Tôn bảo:
- Như Lai hôm nay không còn tâm này, dứt hẳn không sót, cũng không gốc rễ… nên Như Lai chóng được ngủ ngon”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thanh văn [lược], 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.53)
Thì ra, các điều kiện vật chất bên ngoài chỉ hỗ trợ đắc lực cho giấc ngủ ngon mà thôi. Nhà cao, cửa rộng, chăn ấm, nệm êm… chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ cho một giấc nồng không mộng mị. Không ít người sống trong nhung lụa mà vẫn trắng đêm, không tài nào chợp mắt. Theo Thế Tôn, điều quan trọng nhất cho một giấc ngủ ngon là thân khỏe, tâm an. Ba độc tham sân si trong tâm càng lắng dịu chừng nào thì dễ dàng có được giấc ngủ ngon chừng nấy.
Thế nên trong cuộc sống hàng ngày, từ bi hỷ xả phải luôn được trau dồi để thân tâm nhẹ nhàng thanh thản. Thiền buông thư, thiền chánh niệm, thiền hành là các liệu pháp giúp cho thân tâm an tịnh, dễ thành tựu giấc ngủ ngon. Người có giấc ngủ ngon (sâu) thực ra họ không cần ngủ nhiều mà vẫn thấy đầy đủ, sảng khoái vì thân tâm được nghỉ ngơi trọn vẹn. Một số người tu ngủ rất ít nhưng không có biểu hiện đói ngủ là nhờ họ có giấc ngủ thật ngon.
Ngủ ngon là một phẩm chất quan trọng của đời sống hạnh phúc. Học theo Thế Tôn, chúng ta hãy chuyển hóa tham dục, sân hận và si mê. Khi thức bình an, nhẹ nhàng thì chắc chắn khi ngủ cũng an bình. “Nguyện ngày an lành đêm an lành/Đêm ngày sáu thời đều an lành” thì chắc chắn chúng ta có được cuộc sống an vui và hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 5987)
Từ xa xưa cho đến tận ngày nay, người tu tập vốn rất nhiều nhưng người thành tựu Thánh quả thì thật hiếm hoi. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng sanh phước mỏng nghiệp dày mà phiền não thì vô lượng, nên dù đã phát tâm hướng thượng nhưng không phải người tu nào cũng đi hết lộ trình, có không ít người phải dừng lại hoặc chuyển hướng vì đường tu hành quá đỗi gian nan.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 6912)
Ai cũng biết, yêu thương là một chất liệu quan trọng của cuộc sống. Nếu thiếu yêu thương thì đời sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng yêu thương như thế nào để mình và mọi người cùng muôn loài được lợi ích và an vui là điều nên bàn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9308)
Mùa an cư được gây dựng trên tinh thần “sống chung hòa hợp của chúng tăng tại một trú xứ”, “giúp tu sĩ trưởng thưởng về mặt tâm linh”, “tạo cơ hội để truyền chánh pháp”, “tránh giẫm đạp lên cây cỏ non, côn trùng”, v.v. Nghĩ về ý nghĩa của mùa An cư, xin gợi lại vài mẫu chuyện đời thường để hiểu hơn về lòng từ bi của Đức Phật trải rộng đến muôn loài vạn vật.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9569)
Thế nhưng, trong một năm không phải lúc nào các Tỳ-kheo cũng du hành giáo hóa độ sanh. Đặc biệt là 3 tháng mùa mưa, Thế Tôn thường khuyến tấn các Tỳ-kheo nên dừng chân an cư, ở yên một chỗ tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ. Bởi lẽ ở lâu một chỗ thì sinh ra dính mắc mà du hành nhiều rày đây mai đó hoài cũng lắm gian nan.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 7479)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Nhất là trong mùa an cư kiết hạ, khi chúng Tăng tập trung về một chỗ, không đi hóa duyên thì sự hộ trì của hàng cư sĩ lại càng mạnh mẽ hơn.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 7056)
14 Tháng Năm 2014(Xem: 6957)