Hóa Giải Nghiệp Đời Trước - Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

31 Tháng Ba 201200:00(Xem: 59844)
Hóa giải nghiệp đời trước
Đại lão HT. Thích Trí Tịnh

Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.

Nếu mang bệnh mà do nghiệp nhân mới sanh ra thì dùng thuốc điều trị sẽ hết. Còn bệnh mà do nghiệp nhân cũ sanh thì điều trị khó lành. Chỉ nhờ nơi pháp của Phật mới hóa giải được. Chính yếu ở chỗ tu tập chánh niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên). Niệm Phật thì có chư Phật mười phương, trong đó có Đức Phật A Mi Đà với 48 đại nguyện tiếp độ chúng sanh. Niệm Pháp thì tụng kinh là phổ thông hơn hết, ngoài ra còn có thể trì chú hoặc tham thiền…

Niệm Tăng thì niệm danh hiệu chư Bồ-tát và công hạnh của các Ngài.

Niệm Thí là pháp đứng đầu trong Lục độ, có bố thí mới trừ tham lam, bỏn xẻn, và làm duyên độ sanh dễ nhất. Niệm Giới là nhớ nghĩ và giữ gìn các giới luật mình đã thọ. Trong giới có ba tụ: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi thì dễ nhận diện, nhưng Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình thì phải phân biệt cho rõ ràng, bởi vì lợi mình, lợi người mới gọi là thiện, mà lợi người là lợi ích chúng sanh. Phần đông ở đây chưa ai đạt đến Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình mà chỉ ở Nhiếp luật nghi. Chỉ khi nào đạt được tam luân không tịch mới gọi là Nhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là không thấy người giữ giới, không thấy giới để giữ, không thấy quả báo của việc giữ giới.

Niệm Thiên là luôn nhớ mười nghiệp lành (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không tham, không sân, không si). Có nghĩ nhớ thì mới thực hành. Nếu có được chánh niệm như thế thì những bệnh do nghiệp nhân đời trước gây ra có thể được tiêu trừ hoặc giảm bớt. Nhớ lại lúc mới đến chùa Vạn Linh (núi Cấm) xin xuất gia, Hòa thượng khai sơn đã nói nghiệp nhân đời trước của tôi đã từng tu làm Hòa thượng, vì mắt hay nhìn con gái nên đời nay bị bệnh suốt đời. Xét lại không sai, tôi bị đau mắt từ lâu và rất nặng, chữa trị nhiều nơi cũng không khỏi. Đến năm 1988, gần như hết thấy được. Biết đây là do nghiệp nhân đời trước của mình gây nên, do vậy mà lúc nào nhất cử nhất động đều giữ gìn chánh niệm, luôn luôn niệm Phật, lúc rảnh thì tụng kinh. Cơ bản thường tụng kinh A Mi Đà, kinh Kim Cang, kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện và phẩm Phương tiện trong kinh Pháp Hoa, mỗi ngày ít nhất là một biến các kinh trên, không dám bỏ sót. Nhờ đó mà tập quen thành tánh nên khởi niệm rất dễ, chỉ khi nào tiếp khách nói chuyện là không niệm được thôi. Do sự hành trì như thế, nên năm 2001 sau cuộc giải phẫu, mắt tôi đã sáng và thậm chí tốt hơn người bình thường ở tuổi đó. Cho đến nay (90 tuổi), tôi vẫn giữ vững thời khóa tu niệm không bỏ.

Nhân sự việc thầy Hoằng Nhuận qua đời vì bệnh xuất huyết não, tôi nhắc nhở mấy huynh đệ: Luôn nhớ vô thường mau chóng, tinh tấn tu hành, mỗi người phải tự lo cho mình, đừng để quả báo đến rồi đành chịu, theo nghiệp mà trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6610)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6706)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6379)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5719)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6090)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6391)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5793)