Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

02 Tháng Mười 201403:33(Xem: 16246)

BÁT NHÃ TÂM KINH VIỆT GIẢI

Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2014

 

Lời nói đầu

batnhatamkinh“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển.

Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, và hiện nay chúng ta đang đọc tụng, là bản của ngài Đường Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, một Thánh sư đã đi tham khảo và thỉnh kinh bên Ấn Độ, mà phần đông Phật tử đều nghe tiếng.

Từ xưa đến nay kinh đã được hơn năm chục nhà Trung Hoa chú giải. Ở Việt Nam, lần thứ nhất, dưới triều Minh Mạng, mới có một người đem kinh ra giải thích: đó là ngài Đạo Tuân Minh Chánh Thiền sư ở Chùa Bích Động, thuộc tỉnh Ninh Bình(1).

Về mặt văn từ, Tâm kinh - để nói tắt theo thói quen - thật rất giản dị, còn về ý nghĩa thì thật là thâm uyên. Trong bài tựa sách “Bát nhã trực giải”, Minh Chánh Thiền sư viết: “Bát nhã tâm kinh” là tâm tông(1) của chư Phật, là coat tủy(2) của các kinh, là ánh sáng của Bồ tát tu Đại thừa, là nguồn cội của chúng sanh trong pháp giới(3). Từ kinh này mà tất cả Như Lai đều sanh ra, nên kham xưng là mẹ Trí; lại trình đủ ba Thừa của kho điển, nên đáng gọi là Vua Tâm. Truyền rằng kinh này do Kinh Đại Bát nhã mà ra. Văn tuy hết sức sơ lược, diệu nghĩa thật hoàn toàn, lý rất kín sâu, nhờ vậy Chân Không được tỏ. Ấn pháp này, Phật Phật truyền nhau; Đèn Huệ ấy, Sư Sư trao giữ(4). Cứ như trên, Tâm kinh không phải dễ giải.

Chánh Trí tôi tuy biết chỗ thấy còn sơ, nơi thâm chưa đến, vẫn làm gan cố gắng, theo gót iền nhân, diễn ra Việt ngữ, trước để làm tài liệu tham học, sau giúp bạn đồng hành cùng một lòng tìm hiểu biết. Nhưng sợ sai Thánh ý, đắc tội doanh thiên, nên xin noi gương ngài Minh Chánh, trước đọc bài kệ mật cầu gia hộ như sau:

- Nam mô hiện tại Thích Ca Văn Phật, thập phương tam thế nhất hế Phật.
- Nam mô Thực Tướng Đại thừa môn, Ma ha Bát nhã ba la mật.
- Nam mô quá khứ Chánh Pháp Minh, hiện tiền Quán Thế Âm Bồ Tát.

Viên thông thường lợi diệu minh căn
Trí huệ từ bi Quán Tự Tại
Vô lượng Bồ tát, chúng Thánh Hiền
Phục nguyện từ bi thùy gia hộ.
Ngã kim phát nguyện giải Tâm kinh
Ngưỡng vọng minh tư khai trí huệ.
Linh ngã kiến giải Phật âm phù,
Phổ sử tín, giải đồng thâm ngộ.
Lưu thông hà di độ tương lai.
Đồng chứng Niết bàn chân thực quả.
Nguyện thử nhất đại sự nhân duyên
Phổ sử chúng sanh câu đắc độ.
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham, sân, si,
Tùng thân, khẩu, ý chi sở sanh, Thế ngã kim giai sám hối.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Quán Tự tại Bồ tát Ma Ha Tát

 

Chánh Trí

khể thu

 

 pdf_download_2

XEM NỘI DUNG: Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải - Chánh Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6620)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6708)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6382)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5725)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6103)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6403)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5800)