Bước Thứ Sáu: Hiến Mình Vì Mọi Người

31 Tháng Tám 201000:00(Xem: 29978)

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ SÁU:
HIẾN MÌNH VÌ MỌI NGƯỜI

Nếu ngươi nắm bắt và thấu hiểu được bài giảng này của ta thì tất cả các bài giảng khác cũng sẽ nằm trong lòng bàn tay của người. Thế bài giảng dạy này là gì?
Đó là lòng vị tha

ĐỨC PHẬT

Đâu là nét đặc trưng nổi bật của lòng từ bi bao la ? Theo lời Kamalashila nói trong cuốn Các giai đoạn Thiền định thì:

Nếu bạn có thể phát huy được cảm xúc từ bi trắc ẩn trong lòng mình một cách tự nhiên thanh thoát, mong ước tẩy trừ hoàn toàn mọi đau khổ của mọi sinh linh – giống như một người mẹ mong ước sao cho cơn bệnh sẽ biến mất hoàn toàn nơi đứa con thương yêu của mình – thì lòng từ bi của bạn là lòng từ bi hoàn toàn và thế nên nó được gọi là lòng từ bi bao la.

Tương tự, khi từ sâu thẳm lòng mình bạn phát huy được lòng yêu thương mong ước được sống cùng mọi người với niềm hạnh phúc bất tận thì đó chính là lòng yêu thương bao la. Đối với một người mẹ có đứa con thương yêu đang chịu đau khổ do bệnh tật, bất luận bà ta làm gì, bà ta luôn ý thức rõ được nỗi bất hạnh của đứa bé và trong lòng bà tự nhiên phát sinh niềm mong ước rằng đứa bé được giải thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này và được sống trong trong trạng thái hạnh phúc. Khi trong tim bạn có được lòng yêu thương và lòng từ bi sâu sắc như thế dành cho tất cả mọi sinh linh thì điều này cho thấy rằng bạn đã có được lòng yêu thương và lòng từ bi bao là vĩ đại.

Sau khi đã trau dồi được lòng yêu thương và lòng từ bi ở mức độ hoàn toàn như thế này, bạn đã sẵn sàng để tham gia luyện tập bước thứ sáu, đó là rèn luyện lòng vị tha phi thường và để có được lòng vị tha phi thường này thì đòi hỏi bạn phải hoàn toàn hiến mình vì mọi người. Đây là một quyết tâm chân thành với lời hứa rằng:

Ngay cả khi tôi phải thực hiện một mình, tôi sẽ giải phóng tất cả mọi sinh linh thoát ra khỏi mọi đau khổ và mọi căn nguyên tạo đau khổ và đem đến cho họ niềm hạnh phúc và mọi căn nguyên cấu thành niềm hạnh phúc.

Sự tự nguyện trong việc đảm nhận trách nhiệm này một mình chính là lòng vị tha đặc biệt được phát huy ở mức độ cao nhất. Thực ra, bạn không cần phải thực hiện việc này một mình nhưng bạn vẫn sẵn sàng nếu cần thiết. Với thái độ kiên quyết, bạn nhận lãnh trách nhiệm này vì lợi ích của tất cả mọi sinh linh.

Thiền định

Bạn hãy chiêm nghiệm

1. Những tình cảm gây ưu phiền hoàn toàn không thuộc bản chất của tâm hồn; thế nên, bạn có thể đẩy lùi tẩy trừ được chúng.

2. Vì những tình cảm đau buồn có thể được đẩy lùi khỏi tâm hồn, nên bạn cần phải hướng đến việc đạt được sự giác ngộ và giúp đỡ người khác đạt được sự giác ngộ như thế.

3. Bạn hãy quyết định:

Ngay cả khi tôi phải thực hiện một mình, tôi sẽ giải phóng tất cả mọi sinh linh thoát ra khỏi mọi đau khổ và mọi căn nguyên tạo ra đau khổ và mọi căn nguyên tạo ra đau khổ và đem đến cho họ niềm hạnh phúc và mọi căn nguyên cấu thành niềm hạnh phúc.

Bạn hãy thực hành bài luyện tập này mãi đến khi nó trở thành động cơ thúc đẩy tự nhiên của bạn. Đây là nghị lực mạnh mẽ có thể đưa bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6485)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6543)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6324)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5647)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6013)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6326)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5740)