46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 37650)

46. PHẬT TỬ CÓ THỂ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ĐẠO KHÁC? 

Đạo khác hay dị giáo, chữ Anh là Hrathenism, vốn là một từ khinh bỉ được người theo đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa dùng để chỉ những người thuộc dân tộc khác. Ở đây, chúng tôi đổi lại, dùng từ "Ngoại đạo" và không có ý tứ khinh miệt.

Phật giáo không giống các tôn giáo khác bị dân tộc hóa hay là gia tộc hóa. Phật giáo không có thái độ kỳ thị chủng tộc và kỳ thị tôn giáo. Phật giáo không có bắt buộc Phật tử, trước khi kết hôn với người nào, phải thay đổi tín ngưỡng của họ theo mình đã. Thế nhưng, một Phật tử chính tín có tu dưỡng, sau khi lập gia đình rồi, phải có khả năng thuyết phục người yêu theo tôn giáo của mình. Đây là điều có căn cứ trong kinh sách Phật giáo. Có em gái một Phật tử, gả cho một tín đồ theo lõa thể ngoại đạo (1) người tín đồ này lúc đầu, kịch liệt bài bác Phật, thậm chí tìm cách hại Phật. Nhưng cuối cùng, đã rời bỏ lõa thể ngoại đạo và quy y theo đạo Phật. [Xem "Căn bản mục đắc già, quyển 7, quyển 8]. Ngoài ra có nữ Phật tử Tu Ma Đề, cũng gả cho một tín đồ Ngoại đạo là Vê Lan, cô cảm hóa được chồng mình theo Phật (Tăng nhất A Hàm quyển 22…).

Vì vậy, một Phật tử chính tín, sống theo tinh thần "đồng sự của bốn nhiếp pháp", không những không bắt buộc người yêu phải thay đổi tín ngưỡng rồi mới chịu kết hôn, mà thậm chí, lúc đầu có thể chịu theo tín ngưỡng của người yêu (đồng sự), rồi sau dần dần cảm hóa người yêu tin theo đạo Phật.

Đương nhiên, hôn nhân là chuyện lớn cả đời, là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Một Phật tử mới vào đạo, cũng không nên dùng hôn nhân làm phương tiện truyền giáo, đến nỗi hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Do đó, điều kiện chủ yếu của hôn nhân không nên là tín ngưỡng tôn giáo, mà là tình đầu ý hợp giữa hai bên.

Vì vậy, nếu không nắm chắc được có thể cảm hóa đối tượng, thì tốt nhất nên chọn một đối tượng cùng một tín ngưỡng với mình, tổ chức thành một gia đình Phật hóa. Nếu không do tín ngưỡng bất đồng mà dẫn tới bi kịch gia đình, là chuyện bất hạnh lớn không hay.

Có thể nói, tổ chức gia đình Phật hóa là nhiệm vụ của Phật tử. Nếu chẳng may, vợ hay chồng không chịu thay đổi mà vẫn giữ vững tín ngưỡng cũ của mình thì cả hai phải biết nhẫn nhục, tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Vợ chồng là vợ chồng, nhà thờ, chùa chiền là nhà thờ, chùa chiền; gia đình là gia đình. Nhưng nói chung, chính tín tốt hơn mê tín; có tín ngưỡng tốt hơn là không có tín ngưỡng. Bởi vì Phật giáo không phải là một tôn giáo dân tộc hóa hay gia tộc hóa, mà là một tôn giáo tự do hóa. Đức Phật không có ngăn cấm người khác tín ngưỡng ngoại đạo, cúng dường ngoại đạo, thậm chí còn nói với đệ tử của mình : "Nhà ngươi nên tùy sức mình mà cúng dường cho ngoại đạo" [Trung A Hàm, quyển 32, tr. 133]

__________________

(1) Lõa thể ngoại đạo : phái ngoại đạo tu hạnh không mặc quần áo. Lõa thể là ở truồng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6584)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6679)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6360)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5700)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6072)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6374)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5770)