61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?

24 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 37828)

61. PHẬT TỬ KHÔNG ĐƯỢC ĐỌC SÁCH CÁC TÔN GIÁO KHÁC? 

Về nguyên tắc, không những không cấm mà còn khuyến khích nữa ! Vì Phật giáo tin rằng tín ngưỡng Phật giáo rất hợp với lý tính. Một người đã tin theo đạo Phật và có trình độ nhận thức sâu sắc phần nào đối với Phật Pháp, thì dù có muốn chuyển sang tin theo một đạo khác cũng không được. Vì vậy, dù cho các tôn giáo khác có tuyên truyền thế nào, một Phật tử chính tín cũng đủ sức chịu đựng thử thách, niềm tin của Phật tử đó không hề bị lung lay. Hơn nữa, Phật giáo không phải là tôn giáo có tín ngưỡng độc đoán. Phật giáo không phủ nhận chân giá trị của những tôn giáo khác. Vì nhu cầu độ thế, pháp môn Phật giáo chia làm 5 thừa : nhân thiên thừa (pháp môn của loài Trời và loài người) là nền tảng của cả 5 thừa, là pháp môn chung cho tất cả pháp môn, cũng là pháp thiện chung cho tất cả mọi tôn giáo và triết học. Vì vậy, Phật giáo vẫn khẳng định giá trị của Kinh sách các tôn giáo khác, tất nhiên là Phật giáo không tán thành những bộ phận giáo lý của họ có tính võ đoán, mê tín, không phù hợp tình lý.

Đồng thời, một Phật tử chính tín phải là một người truyền bá Phật pháp. Kỹ thuật hoằng dương Phật pháp là hết sức trọng yếu đã giúp những người thuộc các tôn giáo khác chuyển sang tin theo đạo Phật, giúp những người đang do dự phân vân giữa tín ngưỡng Phật giáo và các tín ngưỡng khác, giúp cho tri thức về tôn giáo học so sánh. Nếu không nói lên được điểm ưu việt của tín ngưỡng Phật giáo so với các tín ngưỡng khác, thì làm sao thuyết phục được người khác vui vẻ và chân thành tin theo đạo Phật ? Chính vì vậy, một Phật tử "lý tưởng" phải được trang bị nhất định về kiến thức đối với các tôn giáo khác (chú 13).

Đương nhiên, đối với một người mới bước đầu tin Phật, thì việc nghiên cứu giáo lý các tôn giáo phải là không cần thiết. Vì vậy mà Phật giáo chủ trương, người học Phật đã giỏi có thể bỏ ra 1/3 thời gian để đọc sách ngoại điển. Nếu không thì công phu học nội điển còn chưa đủ, còn thời gian đâu để đọc kinh sách các tôn giáo khác ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6596)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6691)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6366)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5705)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6084)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6382)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5789)