Lời Giới Thiệu

12 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 20329)

Lời giới thiệu

 Tam tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên dịch; nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng ‘Tử viết’, thì còn mấy ai đọc được Hán văn, nên sự phiên dịch kinh điển ra Quốc văn đã thành một vấn đề rất trọng yếu cho nền Phật giáo tương lai ở xứ ta.

 “Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hành ở Trung Quốc.

 Các Tôn chính là những con đường tu hành sai khác, nhưng đồng đưa đến đạo quả Niết-bàn của chư Phật. Những con đường tu hành ấy, ai là đệ tử Phật há lại không nên rõ biết; mà muốn rõ biết thì sự tham học quyển Khái luận này là một bước đầu rất cần thiết, rất chắc chắn.

 Giảng sư Thích Mật Thể, anh em đồng sư với tôi, sau khi du học ở Trung Quốc về, thấy sự lợi ích ấy, nên pháp tâm dịch quyển Khái luận ấy ra Quốc văn, để cống hiến cho toàn thể Phật giáo đồ ở xứ ta. Lời lẽ dễ dàng, nghĩa lý phân minh, bớt chỗ phiền, thêm chỗ lược, giải nghĩa khó khăn, bổ điều khiếm khuyết, tập thành một Pháp bửu Quốc văn rất hy hữu.

 Công đức của dịch giả đối với sự tham học Phật pháp ở xứ ta rất lớn lao, tôi xin hết lòng tùy hỷ, giới thiệu cùng các nhà học Phật, và rất trông mong những dịch phẩm như quyển Khái luận này, hằng ngày tiếp tục ra đời, hầu mong một ngày kia góp thành một pho Tam tạng bằng Quốc văn, để cho học giả tương lai ở xứ ta tiện bề nghiên cứu Phật pháp.

Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Phật lịch 2501
TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6620)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6708)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6382)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5725)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6104)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6403)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5800)