Lời Tựa

12 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 20332)

 LỜI TỰA

Trước khi để bút xuống dịch cuốn sách này, tôi đã ấn định ba ý nghĩa :
1.- Không nề theo lối văn của Trung Hoa, mà chỉ thuận theo phép Quốc văn ta mà dịch.
2.- Bỏ theo cái lối dịch nghĩa, dịch ỳ mà vẫn giữ được nguyên chất, không sai đạo lý.
3.- Châm chước những đoạn văn mà tác giả đã lược qua.
Vì muốn thực hành ba ý nghĩa ấy, nên bản dịch này, đem so với nguyên văn chữ Hán thì có đôi phần thay đổi.
Nếu có người hỏi ; Sao không chịu dịch theo nguyên văn, mà lại có sự canh cải thế.
Đáp lại câu hỏi ấy, tôi xin giới thiệu những lời ông Guénen mà tôi đã được nghe. Ông Guénen nói; Càng dịch cẩn thận đúng nghĩa đến chừng nào, thời càng có thể sai với sự thật chừng nấy và có lúc vì thế mà dịch lầm tư tưởng đi; vì không có sự đồng nghĩa hẳn hoi ở trong chữ của hai thứ tiếng khác nhau, nhất là khi hai thứ tiếng đã khác nhau hẳn chẳng những nói khác nhau về ngôn ngữ học, mà nhất là nói về sự khác nhau bởi hai quan niệm khác nhau, bởi hai dân tộc dùng hai thứ tiếng đó, mà cái điều sau này thì không phải vì học rộng mà thấu hiểu được đâu.
Nay bản dịch này, vì tôi muốn cho người đọc dễ hiểu, nên tùy tiện châm chước đôi chút, xin độc giả lượng xét cho.
Tôi thiết nghĩ; Phật giáo truyền qua Việt Nam ta, đã có cái lịch sử gần hai ngàn năm, mà sự phiên dịch kinh điển, dựng thành một nền Phật học bằng thứ tiếng bản quốc thật chưa có, điều đó thật đáng than buồn ! Cũng vì thế mà Phật giáo ở nước ta thấy cứ ũng trệ mãi.
Tôi sở dĩ không quảng tài hèn đức mọn, dịch cuốn sách này, là muốn đáp lại cái lòng mong cầu của các người vì đạo, đương bồng bột về sự nghiên cứu Phật học, hiểu biết Phật pháp, mà không đủ tài liệu để cung cấp - xem văn Trung Hoa thì khó.
Lại vì cuốn sách này, thật có nhiều phần lợi ích, mà tôi thấy chưa ai viết hay dịch đến nơi.
Khi tôi dịch xong, có cư sĩ Tôn Thất Tùng phát Bồ-đề tâm xuất bản, ấy cũng vì mục đích lợi ích chung. Vậy tôi rất mong cuốn sách này nó sẽ làm tài liệu nhỏ mọn, giúp chúng tôi trong việc hoằng dương Phật pháp, truyền bá Phật học bằng Quốc văn.
Tôi cũng rất mong các nhà thông hiểu Phật giáo ta, nên phát tâm đem kinh sách Phật mà dịch ra, hoặc tự mình nghiên cứu rồi trước thuật lấy, hầu xây đắp cho tín đồ Phật giáo nước nhà có được một nền Phật học bằng Quốc văn thì quí hóa lắm.
Ai là người có chí nguyện, nên cùng nhau vận động và tuyên truyền.
 
Viết ở Trúc Lâm - Huế
PL. 2501, ngày 24 tháng 12 An-nam
DỊCH GIẢ CẨN CHÍ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6557)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6572)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6339)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5662)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6030)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6346)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5751)