- Bát Nhã Tâm Kinh

27 Tháng Hai 201100:00(Xem: 23653)


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


BÁT NHÃ TÂM KINH

Bồ tát Quán Tự Tại, khi quán sâu phép Bát nhã Ba la mật đa, soi thấy năm uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách.

"Này Xá lợi phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; Sắc tức là không, không tức là sắc. Bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức, cũng đều như thế.

Này Xá lợi phất! Tướng chơn không các pháp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng uế chẳng tịnh, chẳng thêm chẳng bớt. Vì thế trong chơn không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý, không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có mười tám giới, từ nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh, cũng không có sự chấm dứt vô minh; không già chết, cũng không có sự chấm dứt già chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có Trí mà cũng không có Đắc. 

Vì không sở đắc, các đấng Bồ tát đều nương Bát nhã Ba la mật đa. Vì nương Bát nhã Ba la mật đa nên tâm không quái ngại. Vì không quái ngại nên không kinh sợ, xa lìa được các món mê chấp điên đảo hư vọng, thể nhập Niết Bàn.

Chư Phật ba đời, vì nương Bát nhã Ba la mật đa nên chứng được đạo vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì thế nên biết Bát nhã Ba la mật đa là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú tuyệt vời, trừ được hết thảy khổ não, chơn thật không dối. Vì vậy nói Thần chú Bát nhã Ba la mật đa:

"Yết đế, yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha." (3 lần)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6577)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6677)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6352)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5691)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6068)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6368)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5763)