Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3a- Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Theo

05 Tháng Ba 201100:00(Xem: 16702)

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


PHẦN THỨ BA
BẤT BẠO ĐỘNG:
MỘT TẤM GƯƠNG ĐỂ NOI THEO

Tôi chỉ là một tăng sĩ Phật giáo bình thường, và nếu như có thể được quyền sống theo những sở thích của mình có lẽ tôi đã lựa chọn cuộc đời ẩn cư tại một vùng núi non cô tịch nào đó như một con nai bị trọng thương. Thế nhưng, như một an bài, tôi được phong tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cùng với những bổn phận phải làm, và rồi nhân dân Tây Tạng đã đặt tất cả niềm hy vọng lớn lao của họ vào tôi. Phải chăng đây là nghiệp lực hay là kết quả của những nguyện cầu của tôi trong quá khứ?

Dù trường hợp nào đi nữa, là một người dân Tây Tạng, lẽ tự nhiên tôi cảm thấy quan tâm đối với tất cả mọi chuyện có liên quan đến quê hương mình, một đất nước hiện đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong lịch sử. Trên bốn mươi năm qua, Tây Tạng đã phải gánh chịu những đau thương cùng cực. Bạn là người đang có diễm phúc được biểu lộ mối quan tâm của mình đối với lịch sử, văn hoá của quốc gia mình cũng như có thể thụ hưởng chúng trong một bầu khí hoàn toàn tự do.

Không có chuyện như vậy ở Tây Tạng. Thế cho nên hiện nay tôi đang phải gánh vác một trách nhiệm tinh thần lớn lao, không phải chỉ đối với nhân dân Tây Tạng, mà đồng thời còn là nghĩa vụ giải bày một cách sáng tỏ cho những ai quan tâm đến vấn đề Tây Tạng, bất cứ lúc nào tôi có dịp gặp gỡ họ, về thực trạng hiện tại cũng như nêu bật những hoạt động mà chúng tôi đang thực hiện nhằm giải quyết vấn nạn này.

Xã hội cổ của Tây Tạng không hẵn là một xã hội hoàn chỉnh. Đó là một xã hội nông nghiệp và chăn nuôi dựa trên căn bản của chế độ nông nô. Tuy nhiên nếu ta so sánh với các xã hội đương thời như tại Trung Quốc và Ấn Độ, nó không đến nổi quá khắc nghiệt mà ngược lại có phần từ ái hơn. Tôi tin rằng một số các nền văn minh tối cổ, như người da đỏ bản xứ tại Mỹ chẳng hạn, cũng bày tỏ lòng tôn kính đối với đất đai, thiên nhiên, cây cối. Trong văn hóa Tây Tạng, mối liên hệ giữa chúng tôi với thiên nhiên, kể cả loài vật rất là an lạc. Chúng tôi sống rất hòa điệu với thiên nhiên. Khi Tây Tạng tiếp xúc với Phật giáo, xã hội này nói chung đã được thẩm thấu thêm tinh thần từ bi và cởi mở hơn.

Đó là một xã hội trong đó con người cảm thấy mình được sống một cách thoải mái, một xã hội mà cho mãi tận đến hôm nay vẫn còn nuôi dưỡng được những nguồn mạch truyền thống phong phú có khả năng xoa dịu những nỗi thống khổ tinh thần của số đông người. Hơn thế nữa, xã hội này chắc chắn là có đủ tư cách để phát biểu về những vấn nạn hiện nay, đặc biệt là trên các lãnh vực môi sinh và bạo động. Để kết luận, xin được nói rằng việc bảo tồn nền văn hóa và truyền thống Tây Tạng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của thiểu số một vài ngàn người Tây Tạng mà đó là mốiquan tâm chung của cả toàn thế giới. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2284)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8422)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3119)