Sương khói phận người

03 Tháng Chín 201811:35(Xem: 6536)

NHỤY NGUYÊN
SƯƠNG KHÓI PHẬN NGƯỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Suong Khoi Phan Nguoi

THAY LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc đời trôi như chiếc bóng, cái được mất tưởng của ta song xét cho cùng đều nằm giữa mênh mông biển người. Vẫn biết cuộc đời luôn biến hoại theo tạo hóa nào đâu dễ cưỡng. Vẫn biết con người mỗi bước đi là gần hơn với hố thẳm. Vẫn biết cuộc đời vô thường như chiếc lá, từ lúc nhú mầm là như chích vết đau vào hư không. Nhưng mấy ai chẳng nuối tiếc cuộc vuibình an buông xuống những lụy phiền nhân thế…

Một lần chợt thấy bóng mình thoáng trên trần gian bị “con chíp suy nghĩ - phán đoán” lừa bịp. Trong nỗ lực phụng hành bát nhã hướng về miền tịnh lại thêm lần đau khổ bởi cái biết ấy huyễn giác. Sự thật vẫn là một thân đầy tội nghiệp với căn cơ hạ liệt bắt đầu chập chững những bước đầu tiên trên đường Đạo thênh thang. Mỏi mong một ngày trở về với cuộc thế bình thường trong sự rỗng sáng của gương tâm dẫu bản thân chưa hay gì chăng nữa…

Sương khói phận người, quý bạn đọc lướt qua Mục lục hẳn sẽ cảm nhận phần nào dụng ý nhận chân kiếp người trong sự lôi dẫn của nghiệp và hành trình “tiến hóa” của hành giảtác giả trước hết là người quan sát, sám hối lỗi lầmlạm dụng vọng tâm luận bàn… Chân thành cảm ơn những ai hữu duyên đến với cuốn sách nhỏ này.


MỤC LỤC

Phần I

CÁI ĐUÔI VÔ MINH 
- Ai đi trong cõi ta bà 
- Con người giấu cái đuôi ở đâu? 
- Hướng về Tam bảo 
- Học Phật từ trong thai tạng 

Phần II

CÕNG NGHIỆP BÊN BỜ VỰC THẲM  
- Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp
- Những bước chân quá khổ 
- Ẩn nghĩa loài vật trong ta
- Vũ trụ nghiệp theo mình


- Phía trước là hố thẳm 

Phần III

THƯ GỬI BẠN 
- Nơi hoang vu phận người 
- Thuyền trôi trên sa mạc 
- Ngó trời phiếm luận khôn cùng 

TẠM KẾT MỘT PHẦN ĐỜI 
- Huyễn giác về tánh giác

bia-suong-khoi-55x85-copy

Phiên bản PDF:

pdf_download_2
suong-khoi-phan-nguoi-5-5-x-8-5-final-draft

LỜI GIỚI THIỆU TRÊN MẠNG AMAZON:

Kinh điển nhà Phật nếu thuần dùng nghiên cứu tư duy lý luận mà không đem thực hành thì sản phẩm cao nhất cũng như chiếc bánh tuyệt hảo chưa hấp luộc để có thể thưởng thức, cái được rốt cùng là tri thức của chân lý chứ bản thân ta không trở thành chân lý. Từ nỗi truy vấn “con người giấu cái đuôi ở đâu”, hành giả đã lần về nơi hoang vu phận mình nhận chân sự lôi dẫn của “vũ trụ nghiệp” do chính tâm thức lập trình qua từng ý niệm khởi sinh. Lành thay, đức Phật đã chỉ ra những thứ hư ngụy không thuộc về chân lý để chúng ta có thể dự phần "nghệ thuật Buông" trên hành trình ngược dòng về biển giác.

The Buddhist scriptures, if used purely for theoretical researching without practice, then the highest product considered as the best cake that has not boiled to be eaten, and which is reached ultimately the knowledge of the truth, but oneself do not become the truth. From the question “where is the man hiding the tail?”, the practicer turned back to the wilderness of his fate where he received the orientation of “the cosmos of karma” by the mind itself programming through each arising idea. Fortunately, the Buddha pointed out that the pseudo-objects do not belong to the truth so that we can participate into the “the art of Giving up” on the upstream navigation of the enlightened sea.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6587)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6681)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6362)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5702)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6078)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6376)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5778)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6409)