Mục Lục

20 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8659)


PHẬT Ở TRONG LÒNG

Hoà Thượng Thích Thiện Siêu


MỤC LỤC

Trang 01
1. Lời thưa 
2. Phật ở trên chùa, Phật ở trong lòng 
3. Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học đạo 
4. Đức Phật đản sanh
Trang 02
5. Bất diệt trong sinh diệt 
6. Giản dị trong nếp sống 
7. Cầu thấy Phật 
8. Hạnh cứu khổ cúa Bồ tát Quán Thế Âm 
9. Tâm từ bi 
10. Mở trường giáo dục Tăng ni trẻ 
11. Tại sao phải mở trường Phật học 
12. Con rồng trong kinh điển Phật giáo 
13. Nói với huynh trưởng 
14. Không nên tự mãn khen người, chê người 
15. Bố đại Hòa thượng 
Trang 03
16. Tụng kinh là đem lại sự an lạc và hạnh phúc lâu dài 
17. Hiếu hạnh 
18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung,Việt 
19. Mong có hòa bình và hạnh phúc 
Trang 04
20. Thế nào là chơn hạnh phúc 
21. Ý nghĩa pháp khí trong đạo Phật 
22. Phật pháp đại ý
23. Quy y Tam bảo 
24. Nghi thức sám hối 
25. Sám nguyện 
26. Bát nhã tâm kinh (dịch) 

1. Lời thưa

Gần ba năm qua, kể từ ngày cố Đại lão Hòa thuợng Bổn sư của chúng tôi là thượng nhân thượng Thiện hạ Siêu viên tịch, chúng tôi đã sưu tập, tái bản gần 20 tác phẩm của Hòa thượng gồm các công trình nghiên cứu, dịch thuật và các bài thuyết giảng. "Phật ở trong lòng" là một nỗ lực tiếp của chúng tôi, nhằm hoàn tất việc sưu tập toàn bộ di huấn tinh thần của bậc Tôn sư.

Đây là một tuyển tập gồm 25 bài, một số bài trong tập này đã được đăng tải trên các tạp chí, tập san Phật giáo từ nhiều chục năm nay mà chúng tôi chưa in vào các tuyển tập trước và một số bài thuyết giảng tại các Đạo tràng, các cơ sở giáo dục Phật giáo rải rác trong thập niên 1980 được ghi vào băng từ. Các đề tài rất giản dị, liên hệ đến nếp sống thường nhật của người con Phật, lại phản ánh một thể cách tâm linh trong sáng, hiền hòa, một niềm tin sâu đậm vào Tam Bảo, vào hạnh phúc chân chánh của đời người. Ở đây, giáo lý của đức Phật được diễn đạt một cách đơn giản, nhẹ nhàng, lại rất thâm trầm, hồn hậu; kinh điển, triết lý sống biến thành những lời giảng từ hòa, những lời dặn dò thâm thiết của bậc Thầy tận tụy vì hàng hậu học. Những ai đã từng tiếp xúc, thân cận với Hòa thượng hẳn sẽ một lần nữa, nhận ra được cái cảm giác được khai mở, được dạy dỗ, được yêu thương, khích lệ khi đọc tập sách này.

Nhân ngày lễ Giỗ đầu của Hòa thượng, chúng tôi xin ấn hành tập sách này, gọi là chút lòng thành tưởng niệm bậc Ân sư, đồng thời mong mỏi pháp ngữ của Hòa thượng đến với người đọc có ít nhiều lợi lạc.

Huế, Trọng Thu, Quý Mùi 2003, PL. 2547
MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN

Nguồn: BuddhaSasana 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5333)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5508)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6706)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6747)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6255)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4961)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41644)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau