Mục Lục

20 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8683)


PHẬT Ở TRONG LÒNG

Hoà Thượng Thích Thiện Siêu


MỤC LỤC

Trang 01
1. Lời thưa 
2. Phật ở trên chùa, Phật ở trong lòng 
3. Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học đạo 
4. Đức Phật đản sanh
Trang 02
5. Bất diệt trong sinh diệt 
6. Giản dị trong nếp sống 
7. Cầu thấy Phật 
8. Hạnh cứu khổ cúa Bồ tát Quán Thế Âm 
9. Tâm từ bi 
10. Mở trường giáo dục Tăng ni trẻ 
11. Tại sao phải mở trường Phật học 
12. Con rồng trong kinh điển Phật giáo 
13. Nói với huynh trưởng 
14. Không nên tự mãn khen người, chê người 
15. Bố đại Hòa thượng 
Trang 03
16. Tụng kinh là đem lại sự an lạc và hạnh phúc lâu dài 
17. Hiếu hạnh 
18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung,Việt 
19. Mong có hòa bình và hạnh phúc 
Trang 04
20. Thế nào là chơn hạnh phúc 
21. Ý nghĩa pháp khí trong đạo Phật 
22. Phật pháp đại ý
23. Quy y Tam bảo 
24. Nghi thức sám hối 
25. Sám nguyện 
26. Bát nhã tâm kinh (dịch) 

1. Lời thưa

Gần ba năm qua, kể từ ngày cố Đại lão Hòa thuợng Bổn sư của chúng tôi là thượng nhân thượng Thiện hạ Siêu viên tịch, chúng tôi đã sưu tập, tái bản gần 20 tác phẩm của Hòa thượng gồm các công trình nghiên cứu, dịch thuật và các bài thuyết giảng. "Phật ở trong lòng" là một nỗ lực tiếp của chúng tôi, nhằm hoàn tất việc sưu tập toàn bộ di huấn tinh thần của bậc Tôn sư.

Đây là một tuyển tập gồm 25 bài, một số bài trong tập này đã được đăng tải trên các tạp chí, tập san Phật giáo từ nhiều chục năm nay mà chúng tôi chưa in vào các tuyển tập trước và một số bài thuyết giảng tại các Đạo tràng, các cơ sở giáo dục Phật giáo rải rác trong thập niên 1980 được ghi vào băng từ. Các đề tài rất giản dị, liên hệ đến nếp sống thường nhật của người con Phật, lại phản ánh một thể cách tâm linh trong sáng, hiền hòa, một niềm tin sâu đậm vào Tam Bảo, vào hạnh phúc chân chánh của đời người. Ở đây, giáo lý của đức Phật được diễn đạt một cách đơn giản, nhẹ nhàng, lại rất thâm trầm, hồn hậu; kinh điển, triết lý sống biến thành những lời giảng từ hòa, những lời dặn dò thâm thiết của bậc Thầy tận tụy vì hàng hậu học. Những ai đã từng tiếp xúc, thân cận với Hòa thượng hẳn sẽ một lần nữa, nhận ra được cái cảm giác được khai mở, được dạy dỗ, được yêu thương, khích lệ khi đọc tập sách này.

Nhân ngày lễ Giỗ đầu của Hòa thượng, chúng tôi xin ấn hành tập sách này, gọi là chút lòng thành tưởng niệm bậc Ân sư, đồng thời mong mỏi pháp ngữ của Hòa thượng đến với người đọc có ít nhiều lợi lạc.

Huế, Trọng Thu, Quý Mùi 2003, PL. 2547
MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN

Nguồn: BuddhaSasana 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9211)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên.
08 Tháng Sáu 2014(Xem: 21186)
Tứ Diệu Đế này là nền tảng của giáo lý, là cốt tuỷ của giáo pháp, được đức Phật chứng ngộ trong đêm Thành Đạo và tuyên thuyết ở trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) ở Vườn Nai để độ cho 5 ngài Koṇḍañña, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji.
06 Tháng Năm 2014(Xem: 12120)
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10728)
08 Tháng Hai 2014(Xem: 13396)
02 Tháng Hai 2014(Xem: 37102)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.