Lý Duyên Khởi

24 Tháng Mười Hai 202118:02(Xem: 2663)

LÝ DUYÊN KHỞI
Venerable Thích Minh Tâm
Tuệ Tâm Thiền Thư Quán


Lý Duyên Khởi - Thích Minh Tâm


PDF icon (4)
ly-duyen-khoi-thich-minh-tam 




MỤC LỤC

- Bài 1: Sơ Lược
- Bài 2: Vô Minh
- Bài 3: Cách Nào Giải Quyết Vô Minh ?
- Bài 04: Vô Minh Và Thời Gian
- Bài 05: Tiến Trình Thành Lập Tâm
- Bài 06: Cái Thức - Cognition Perception
- Bài 07: Danh Sắc - Thân Tâm
- Bài 08: Sáu Xứ Lục Nhập
- Bài 09: Xúc - Nhận Biết – Phassa
- Bài 10:Tiến Trình Cảm Thọ
- Bài 11: Tanha - Craving - Tham Ái
- Bài 12: Chấp Thủ
- Bài 13: Lý Duyên Khởi
 Tái Sanh – Trở Thành – Becoming – Bahava
- Bài 14: Lý Duyên Khởi
 Rebirth : Tái SanhLưu Chuyển

LỜI NÓI ĐẦU


blankTất cả các pháp trong vũ trụ vạn hữu đều vận hành theo quy luật Duyên sinh hay duyên khởi . Duyên khởi là đứng ở chỗ Nhân mà nói, theo chiều xuôi : cái này có, cái kia có ; Cái này sinh, cái kia sinh; còn Duyên sinh là đứng ở Quả mà nói, theo chiều ngược lại, do nhiều duyên sinh ra.

Theo lời dạy của đức Phậtgiáo lý Duyên khởi giải thích trạng thái đau khổ của con người do đâu mà sinh ra, nhưng không chỉ đơn giản cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt, cái kia diệt, không phải cứ nghiệp xấu thì ra quả xấu như kiến giải của kinh điểnVệ Đà mà Đức Phật đã chỉ ra rằng cùng với quy luật biến dịch ,quy luật tương quan nhân quả vận hành, không phải bất cứ nhân nào đều cho ra quả đó, mà nhờ duyên , chúng có thể chuyển hóa, với nghiệp cũng như thế.

Thực vậy,không một pháp nào tự nhiên mà có, pháp đó phải lệ thuộc nơi pháp khác, cho nên sự hiện hữu của pháp đó là không, lại nữa , các pháp đều vô thường, thay đổi hoài thìcũng không có cái gì là thực thể của ta cho nên nếu ta dính mắc thì ta khổ.Ta khổ vì vô minhvô minh là không biết, biết sai, và cứng đầu với sự thật. Do vô minh và tham ái mà chúng ta cứ mãi luân hồi trong vòng Thập nhị nhân duyên.Chỉ cần có một khái niệm là ta, có tôi đây, thì ngay lập tức là vô minh , vì thật sự cái ta ấy chỉ là tứ đại ngũ uẩn vốn không thật mà ta lại tin là có. Đức Phật dạy muốn rũ bỏ vô minh ta phải phát triển tuệ giác ; căn cứ vào hướng dẫn của vị đạo sư, ta hãy tự chọn phù hợp cho mình cách thực hành thiền quán thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chánh niệm trong từng sát na khi đi, đứng, nằm ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ trong đời sống hàng ngày,không dính mắc quá khứhiện tại, tương lai; chấm dứt được Tâm hành nghiệp thì không còn năng lượng để tái sanh.

Để liễu thoát sinh tử ta cần hiểu rõ về duyên của thức, thức duyên cho danh sắc như thế nào; từ sự nhận biết, trải nghiệm, thấu hiểu cái khổ nó không phải ở bên ngoài, mà nó nằm bên trong mỗi chúng ta,đó chính là sắc pháp nội.

Những bài giảng sau đây là giáo lý cơ bản song cũng hết sức sâu rộngvô cùng quan trọng trên con đường thực hành giải thoát , giúp cho hành giả trải nghiệm thực sự được vị ngọt của bánh, chứ không phải thưởng thức bằng mắt là màu vàng của bánh, màu trắng của kem trên trang bánh vẽ. Nhóm bài về Lý duyên khởi này đã được Sư Minh Tâm giảng giải cô đọng, nêu nhiều ví dụ cụ thể , rất đời, giúp các thiền sinh thông tỏ, không dính mắc vào chữ nghĩathực hành ngay tức thì, không gì ngăn ngại.

Hiểu rõ giáo lýhành trì đúng và miên mật thì tuệ giải thoát ngày càng tăng trưởng, chẳng bao lâu hành giả sẽ gặp được Phật, chắc chắn là vậy!

NAM MÔ PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO

Xin hồi hướng công đức này đến chư Thiên và chúng sanh hữu tình, vô tình. Nguyện cho chánh pháp được lan tỏa khắp bốn hướngmười phươngmọi người đều lợi lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12082)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5793)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13687)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6387)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7633)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7821)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50087)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7215)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9638)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9194)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên.