Bình Thường Tâm Thị Đạo

18 Tháng Tám 201000:00(Xem: 42078)
HỎI: Trong một vài lần thảo luận về Phật Pháp giữa những người bạn đạo với nhau, có người này khen người kia là nói thẳng như thế là trực tâm, là tốt vì trực tâm tức thị đạo tràng. Vậy em xin hỏi câu "Trực tâm tức thị đạo tràng” là gì và có giống với câu "Bình thường tâm thị đạo” không? 

ĐÁP : Tâm chúng ta thường bị dao động theo hai chiều thuận và nghịch. Khi thấy một hình ảnh vừa ý thì liền yêu thích và muốn chiếm lấy cho bằng được; đây là chiều thuận, phát triển lòng tham. Khi ý muốn không được thỏa mãn thì ta bực tức sân hận; đây là chiều nghịch, phát triển lòng sân. Lìa hai chiều thuận nghịch, thấy biết rõ ràng mà không có một niệm phân biệt chia chẻ, bất động trước bát phong tấn công (được - mất, danh thơm - tiếng xấu, khen ngợi - khiển trách, vui sướng - khó chịu) chính là tâm bình thường. 

"Bình thường tâm thị đạo” là câu nói của Thiền sư Nam Tuyền, ngay nơi tâm không phân biệt, tâm bình thường chính là đạo. 

Tâm không bình thường là tâm ở trong hai trạng thái: vọng thức và vô ký. Những tạp niệm lao xao quen huân tập không dừng, dẫn đến vọng thức; sự mơ màng, ngầy ngật dẫn đến vô ký. Nói một cách khác Tâm không bình thường là tâm ý thức phân biệt do vọng duyên lập thành, trói buộc với khái niệm tương đối (có không, thường đoạn) trong vọng nghiệp nhơn quả.

Tâm bình thường là trí tuệ Bát Nhã, trong sáng, nhận biết rõ ràng nhưng thinh lặng, rỗng rang. Đó là Tâm Đạo, là tâm không phân biệt. 

Lời “Bình thường tâm là đạo” của Nam Tuyền, ý nói sau khi kiến tánh, khởi niệm, động niệm đều là Phật tánh, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều là chơn như, ấy là cảnh giới sau khi chứng ngộ. Nay người ta hiểu lầm câu “Bình thường tâm là đạo” tức là bình thường để qua ngày, bình thường làm một người tốt, mặc kệ tùy duyên.

Trực tâm tức thị đạo tràng” tương tự cũng như thế, khi tiếp xúc khách trần qua lại mà không khởi niệm đó là trực tâm. Người có trực tâm thì ngay nơi người đó ở là đạo tràng, ngay đó là cảnh giới giải thoát, chứ đạo tràng không phải là chỗ của Đức Phật ngồi thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng bên Ấn Độ như chúng ta đã từng lầm nghĩ. 

Ngài Duy Ma Cật nói chỉ cần trực tâm thì đâu đâu mình có mặt cũng đều là đạo tràng cả. Ý ngài nói là sau khi kiến tánh, khởi tâm động niệm đều là Phật tánh hiện hành, chỉ một tâm ngay thẳng chẳng biến đổi, chẳng phân biệt. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Nếu trong tất cả nơi, đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ một tâm ngay thẳng (tâm không phân biệt) là đạo tràng chẳng động, là Tịnh độ chơn thật, gọi là Nhất hạnh tam muội”. 

Trực tâm là nhìn vạn pháp bằng con mắt "thập như thị”; tánh, tướng, thể, lực, duyên, quả báo, như vậy là như vậy, chứ không bao giờ khởi tâm phân biệt, chê bai xấu đẹp hay bất mãn ưa chuộng. Trực tâm là luôn ở trong chánh niệm, nhìn vạn pháp từ xưa đến nay thường vắng lặng, thường tịch diệt, trung thực với tánh chất của vạn pháp không thêm không bớt. Nhiều người hiểu lầm cho rằng con người chỉ cần ăn ngay nói thẳng (nói thẳng mà không sợ mích lòng) là ngộ đạo, ấy là sai lầm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9562)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6451)
Một ngày kia, vừa bước chân vào lớp, sư Ashim Chakma và các sư cùng lớp đều gọi tôi bằng một ngôn từ tiếng Việt rằng: Khất sĩ. Một sự ngạc nhiên và cảm xúc tràn dâng, đúng chúng ta là Khất sĩ.
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8490)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7391)
Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11180)
Vấn đáp: Danh xưng trong Phật Giáo Việt Nam. Các cấp giới phẩm, Long cung và ngài Long Thọ, niềm tin trong đạo Phật, lạm dụng danh xưng hóa thân (Pháp Vương), niệm Phật vãng sanh, niệm Phật một cách cực đoan, Phật hóa gia đình
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9623)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5787)
Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10717)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7638)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
25 Tháng Mười 2015(Xem: 7169)
Kính bạch thầy. Con là sa di Trung Thắng mới xuất gia được hơn một năm. Con kính xin thầy chỉ dạy thế nào là Chánh mạng đối với người xuất gia để con có được định hướng thích đáng trong việc tu học. Con xin kỉnh lễ tri ân Thầy.