Bình Thường Tâm Thị Đạo

18 Tháng Tám 201000:00(Xem: 42076)
HỎI: Trong một vài lần thảo luận về Phật Pháp giữa những người bạn đạo với nhau, có người này khen người kia là nói thẳng như thế là trực tâm, là tốt vì trực tâm tức thị đạo tràng. Vậy em xin hỏi câu "Trực tâm tức thị đạo tràng” là gì và có giống với câu "Bình thường tâm thị đạo” không? 

ĐÁP : Tâm chúng ta thường bị dao động theo hai chiều thuận và nghịch. Khi thấy một hình ảnh vừa ý thì liền yêu thích và muốn chiếm lấy cho bằng được; đây là chiều thuận, phát triển lòng tham. Khi ý muốn không được thỏa mãn thì ta bực tức sân hận; đây là chiều nghịch, phát triển lòng sân. Lìa hai chiều thuận nghịch, thấy biết rõ ràng mà không có một niệm phân biệt chia chẻ, bất động trước bát phong tấn công (được - mất, danh thơm - tiếng xấu, khen ngợi - khiển trách, vui sướng - khó chịu) chính là tâm bình thường. 

"Bình thường tâm thị đạo” là câu nói của Thiền sư Nam Tuyền, ngay nơi tâm không phân biệt, tâm bình thường chính là đạo. 

Tâm không bình thường là tâm ở trong hai trạng thái: vọng thức và vô ký. Những tạp niệm lao xao quen huân tập không dừng, dẫn đến vọng thức; sự mơ màng, ngầy ngật dẫn đến vô ký. Nói một cách khác Tâm không bình thường là tâm ý thức phân biệt do vọng duyên lập thành, trói buộc với khái niệm tương đối (có không, thường đoạn) trong vọng nghiệp nhơn quả.

Tâm bình thường là trí tuệ Bát Nhã, trong sáng, nhận biết rõ ràng nhưng thinh lặng, rỗng rang. Đó là Tâm Đạo, là tâm không phân biệt. 

Lời “Bình thường tâm là đạo” của Nam Tuyền, ý nói sau khi kiến tánh, khởi niệm, động niệm đều là Phật tánh, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều là chơn như, ấy là cảnh giới sau khi chứng ngộ. Nay người ta hiểu lầm câu “Bình thường tâm là đạo” tức là bình thường để qua ngày, bình thường làm một người tốt, mặc kệ tùy duyên.

Trực tâm tức thị đạo tràng” tương tự cũng như thế, khi tiếp xúc khách trần qua lại mà không khởi niệm đó là trực tâm. Người có trực tâm thì ngay nơi người đó ở là đạo tràng, ngay đó là cảnh giới giải thoát, chứ đạo tràng không phải là chỗ của Đức Phật ngồi thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng bên Ấn Độ như chúng ta đã từng lầm nghĩ. 

Ngài Duy Ma Cật nói chỉ cần trực tâm thì đâu đâu mình có mặt cũng đều là đạo tràng cả. Ý ngài nói là sau khi kiến tánh, khởi tâm động niệm đều là Phật tánh hiện hành, chỉ một tâm ngay thẳng chẳng biến đổi, chẳng phân biệt. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Nếu trong tất cả nơi, đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ một tâm ngay thẳng (tâm không phân biệt) là đạo tràng chẳng động, là Tịnh độ chơn thật, gọi là Nhất hạnh tam muội”. 

Trực tâm là nhìn vạn pháp bằng con mắt "thập như thị”; tánh, tướng, thể, lực, duyên, quả báo, như vậy là như vậy, chứ không bao giờ khởi tâm phân biệt, chê bai xấu đẹp hay bất mãn ưa chuộng. Trực tâm là luôn ở trong chánh niệm, nhìn vạn pháp từ xưa đến nay thường vắng lặng, thường tịch diệt, trung thực với tánh chất của vạn pháp không thêm không bớt. Nhiều người hiểu lầm cho rằng con người chỉ cần ăn ngay nói thẳng (nói thẳng mà không sợ mích lòng) là ngộ đạo, ấy là sai lầm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5667)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6790)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6274)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6411)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5068)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4596)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5746)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7480)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5346)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12611)