Xin Hỏi Đồng Bóng, Đồng Cốt Là Gì? Có Cách Nào Khuyến Hóa Những Người Thân Trở Về Chánh Pháp Không?

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 28494)
Tôi là Phật tử thâm tín Tam bảo nhưng gia đình lại theo đồng bóng. Vậy xin hỏi đồng bóng, đồng cốt là gì? Có cách nào khuyến hóa những người thân trở về Chánh pháp không? Tôi có tâm nguyện kiếp sau xuất gia học đạo, liệu tôi có được toại nguyện không?

ĐÁP: Trong dân gian có một bộ phận theo “tín ngưỡng” đồng bóng (đồng cốt) đồng thời sống và thực hành theo những lời phán truyền của các thần thánh hiển linh thông qua trung gian là những ông Đồng, bà Cốt.

Đồng có nghĩa đen là trẻ con, tâm hồn trong trắng chưa bị vẩn đục. Cốt nghĩa đen là xương, người cho thần linh mượn xác. Đồng Cốt có nghĩa là những người ngồi đồng, được xem như “hạp căn”, có tâm hồn trong trắng như trẻ nhỏ, là trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền. Đồng Bóng có nghĩa là bóng (thần linh) mượn hình đồng để tiếp xúc, khuyên dạy người ở trần gian.

Thế giới thần linh theo tín ngưỡng đồng bóng rất đa dạng. Trên hết là Ngọc Hoàng thượng đế, kế đến Tam tòa Thánh mẫu (Mẫu Thượng Thin, Mẫu Thượng Ngn, Mẫu Thoải), dưới nữa là các Quan và thấp hơn là các Cậu và các Cô v.v… Khi lên đồng, vị thần linh nào “ngự” thì xưng danh tánh, biểu lộ tính cách và phán dạy. Các vị thần linh này thường thể hiện những tính cách bất thường như chợt vui, chợt buồn, đến đi (thăng) bất chợt. Nhìn chung, những phán truyền của thần linh qua lời của Đồng Cốt có tính huyễn hoặc, hư thực khó phân, đôi khi tuỳ tiện đến phi lý nhưng luôn được các “tín đồ” đồng bóng y giáo phụng hành.

Để khuyến hóa người thân mê theo đồng bóng, trước hết bạn cần chỉ ra sự nguy hiểm: “Những người Đồng Cốt thì ý chí của họ ngày càng trở nên yếu kém, bởi họ luôn nạp mình cho những sức mạnh bên ngoài, làm cho tinh thần ngày càng trở nên lụn bại. Họ trở nên thụ động, không thể tự chủ, luôn bị ám ảnh và mất thăng bằng. Lâu ngày thì họ bị những ảnh hưởng ma quái xâm nhập và mất hẳn sự tự chủ. Tình trạng đó khó có thể trị dứt” (Goeffrey Hodson, Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Những quyền năng thiêng liêng và phi thường của con người).

Kế đến, ngoài sự nguy hiểm đối với người cho mượn xác như đã nói thì khi lên đồng, những thần linh xuất hiện đa phần là những ác thần, tiểu quỷ (có tâm lượng nhỏ hẹp, địa vị thấp kém trong thế giới quỷ thần) nhưng vì tự ngã to lớn nên thường lạm xưng là thần này, thánh nọ. Vì thế, những lời phán của thần thánh thông qua Đồng Cốt nói chung thường khó hiểu, mù mờ, nhăng cuội, rời rạc chẵng những không giúp ích gì cho người tin theo mà còn gây ra hoang mang cho kẻ hầu đồng cùng với những lo lắng không cần thiết.

Mặt khác, bạn phải trình bày, giảng giải những tinh hoa của giáo pháp mà bạn đã hiểu như giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo, Chánh kiến, Giải thoát v.v… để những thành viên trong gia đình bạn từng bước lãnh hội, giác ngộ và chuyển hóa. Khi hiểu rõ về chánh pháp, có chánh kiến, nhận thức sâu sắc nhân quả đồng thời nhận thức được sự nguy hại của việc tin theo đồng bóng, chắc chắn rằng họ sẽ không còn tin tưởng vào những lời huyễn hoặc mang danh thánh thần nữa.

Bạn có tâm nguyện kiếp sau phát tâm xuất gia là điều tốt. Tuy nhiên, theo Phật giáo thì tương lai được hình thành theo những nghiệp nhân đã làm trong hiện tại. Do vậy, ngoài việc làm tròn bổn phận tu học của người Phật tử, bạn phải gieo trồng những hạt giống lành với hạnh nguyện xuất gia như: Tu tập Bát quan trai (xuất gia một ngày một đêm), thực hành xả ly tham ái, nhàm chán đời sống thế tục đầy phiền lụy, thân cận tu tập theo chúng Tăng, phát tâm Bồ đề cầu giải thoát để nguyện độ chúng sanh v.v… Nếu làm được như vậy thì chắc chắn chí nguyện và công hạnh xuất gia của bạn trong tương lai sẽ trở thành hiện thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5665)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6789)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6268)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6405)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5061)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4596)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5739)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7478)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5341)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12607)