Xin Cho Biết Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 36496)
Ngày xưa khi Phật thị hiện tại thế gian, các tỳ kheo thường dùng tiếng Đại Đức, bậc thầy đáng tôn kính, phước huệ toàn mãn, để xưng hô với Ngài mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của Phật cũng được gọi là Đại Đức như Đại Đức Mục Kiền Liên, Đại Đức A Nan v..v.. Khi đạo Phật được truyền sang Trung Hoa và Việt Nam việc xưng hô với các vị Tỳ kheo xuất gia có phần phức tạp hơn. Ngoài từ Đại Đức, còn có thêm từ Thượng Tọa và Hòa Thượng. Ngày nay xuất hiện thêm danh xưng Lão Hòa Thượng và Đại Lão Hòa Thượng.

Thượng Tọa là người xuất gia tu hành lớn tuổi có tác phong đạo đức đáng được mọi người trong và ngoài đạo Phật kính trọng. Theo Tứ Phần Luật, Tỳ kheo được phân chia làm 4 cấp theo tuổi hạ được tính, cứ mỗi năm ba tháng âm lịch từ ngày trăng tròn tháng 4 đến ngày trăng tròn tháng 7, cùng nhau tu tập tại một nơi nào đó để an tâm tu học, tinh chuyên giữ giới, sau ba tháng ấy, được kể là một hạ. Hạ Tọa (0 đến 9 hạ), Trung Tọa (10 đến 19 hạ), Thượng Tọa (20 đến 49 hạ) và Trưởng Lão (50 hạ trở lên).

Hòa Thượng, tiếng Phạn là Upadhayaya, dịch nghĩa là sanh lực, tức là vị tu hành lâu năm có đời sống phẩm hạnh thanh tịnh và do đó khiến cho đạo lực của đệ tử được phát sinh. Theo Tứ Phần Luật, Hòa Thượng là nhà sư đỡ đầu cho Sa Di và Tỳ Kheo. Theo kinh Phạm Võng, Hòa Thượng là một trong hai vị sư truyền giới trong hội đồng truyền giới Tỳ kheo Bồ Tát: Hòa Thượng (thầy đỡ đầu) và A Xà Lê (thầy giáo thọ). Ở Việt nam xưa kia, Hòa Thượng được dùng để gọi một vị sư trụ trì một ngôi chùa hoặc là do sự kính trọng những vị tu hành có tuổi cao, có cốt cách đạo hạnh.

Ở Việt Nam, trước năm 1963, danh xưng thường gọi những người mới xuất gia, nếu nhỏ tuổi ở miền Bắc gọi là Chú Tiểu, miền Trung gọi là Chú Điệu, miền Nam gọi là Ông Đạo. Những vị đã thọ Tỳ Kheo Giới từ 20 tuổi đến 60 tuổi đời đều gọi là Thầy và nếu trên 60 tuổi đời gọi là Sư Ông hay Sư Cụ ở miền Bắc và gọi là Ôn ở miền Trung. Ngược lại các vị được gọi thì tự xưng mình là “bần tăng” hay “bần ni” mà không tự xưng mình là Thầỵ Ở miền Bắc còn có danh từ “sư bác” để gọi những vị lớn tuổi mới xuất gia, đã thọ sa di thay vì gọi là Thầy.

Theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (trước năm 1975) qui định thì nhửng Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Đại Đức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng Tọa và từ 60 tuổi đời trở lên là Hòa Thượng. Hòa Thượng là các vị có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, Tthượng toạ là những vị có 50 tuổi đời, trong đó có 20 tuổi hạ. Hai chức vị Thượng Tọa và Hòa Thượng phải qua một tiến trình đề cử và suy tôn của một đại hội toàn quốc hay do giáo lệnh của Đức Tăng Thống phê chuẩn. Thông thường muốn được đề cử Thượng Tọa các vị Đại đức đã thọ Tỳ Kheo giới, theo thầy hoặc tăng chúng an cư kết hạ liên tục trong suốt 20 năm và muốn được đề cử chức vị Hòa thượng phải là người đã thọ Tỳ Kheo giới và có an cư kết hạ 30 năm trở lên. Những Tăng sĩ tuy đã thọ Tỳ Kheo Giới nhưng không sống theo tăng đoàn tu học mỗi năm 3 tháng vào mùa mưa, tức từ ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch, nhằm tinh chuyên giới hạnh thì không đủ điều kiện và tư cách để thụ phong chức vị Thượng Tọa hay Hòa Thượng.

Theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (sau năm 1975):

(1) Được tấn phong Hoà thượng những Thượng toạ từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức pháp chủ ban hành.(chương 3 điều 37)

(2) Được tấn phong Thượng toạ những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành.(chương 3 điều 38)

(3) Cấp bậc Giáo phẩm của Ni giáo là Ni trưởng và Ni sư. Tiêu chuẩn và điều kiện để tấn phong giáo phẩm của ni giới như quy định của hàng Tăng giới ở Điều 37 và 38.

Đối với người nữ xuất gia, sau khi lãnh thọ 10 giới sa di được gọi là Sa Di ni hay Ni cô. Những nữ tu sĩ Phật giáo khi đến tuổi 18, dù đã thọ giới sa di hay chưa cũng phải thọ giới thức Xoa ma Na trong hai năm trước khi được thọ giới tỳ kheo ni. Ngoài ra, những người trước kia đã từng lập gia đình nay sống độc thân (vì thôi chồng hay chồng chết), nếu muốn thọ giới thức Xoa ma na phải đợi 10 năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng chết mới được thọ giới Thức Xoa Ma Na. Khi đã được thọ giới Tỳ Kheo ni, nữ tu sĩ Phật Giáo được gọi là Tỳ Kheo ni hay là . Theo tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, chức vị Ni Sư ngang hàng với chức vị Thượng toạ, là những vị Sư cô trên 45 tuổi đời, đã thọ giới Tỳ kheo ni và có trên 25 tuổi đạo. Ngoài ra, còn có chức vị Ni Trưởng ngang hàng với chức vị Hoà thượng là các vị Ni sư có trên 60 tuổi đời và trên 40 tuổi đạo. Chúng tôi không thấy có danh xưng Hoà Thượng Ni trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam trước năm 1975 cũng như sau năm 1975.

Các chức vị Thượng Tọa, Ni sư, Ni Trưởng và Hòa Thượng hiện nay tại Việt Nam phải qua một tiến trình đề cử của giáo hội địa phương và các ban ngành chuyên môn liên hệ và được giáo hội trung ương xét duyệt tấn phong.

Trong đạo Phật, việc xưng hô không mang tính cách chức vị quyền thế như các phẩm tước ngoài đời. Tăng đoàn xuất gia tỳ kheo tự tôn trọng và kính nể nhau về tuổi đạo chứ không phải tuổi đờị Người lớn tuổi hơn nhưng thọ Tỳ kheo sau người nhỏ tuổi cũng phải kính trọng vị nhỏ tuổi đời, xem như người đi trước, như bậc đàn anh trong đạo.

Khi giao tiếp với chư tăng ni, Phật tử tại gia, bao gồm cả thân nhân của chư tăng ni, thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thọ ít giới bổn tôn kính người thọ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính theo tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung. Cũng có thể xưng tên hay pháp danh của mình khi nói chuyện. Riêng với những Phật tử tại gia cao tuổi có thể xưng tôi hay chúng tôi với những vị tăng ni trẻ hơn mình. Sau khi qui y Tam bảo và thọ 5 giới, mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (người đại diện Tam Bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn Nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni.

Khi chư Tăng ni tiếp xúc với quí vị Phật tử tại gia, chư Tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi, hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni; cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi Phật tử là đạo hữu, hay quí đạo hữu, hay pháp danh, hay tên ngoài đời. Việc một vị tăng hay ni trẻ tuổi xưng Thầy hay Cô gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng. Không nên gọi như vậy. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

Đối với Phật tử tại gia, khi xưng hô với các vị xuất gia, chúng ta nên thận trọng, tuy giữ thái độ khiêm cung, nhưng không hạ mình và đừng tạo cho mình và người đối tượng một bức tường ngăn cách giữa hai tầng lớp: hàng tăng lữ xuất gia và hàng tín đồ tại gia. Việc một số Phật tử xưng hô với một vị Ni sư tại một ngôi chùa ni tại quận Cam là “Hòa Thượng Ni” có thể là do sự cung kính thái quá của họ đối với vị Ni sư đó nhưng cũng có thể do sự thiếu hiểu biết về các danh xưng trong đạo Phật.

Ban Biên Tập TVHS
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5636)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6763)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6243)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6379)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5024)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4566)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5717)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7463)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5314)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12568)