Trọng Giới Và "Y Luật Xử Trị" Có Nghĩa Là Gì?

02 Tháng Chín 201300:00(Xem: 11585)

TRỌNG GIỚI
VÀ “Y LUẬT XỬ TRỊ” CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

HỎI:

Trong cáo bạch từ nhiệm ngôi vị Tăng Thống GHPGVNTN, Hòa thượng Thích Quảng Độ có nói “Y luật xử trị” một vị tăng phạm trọng giới theo giáo luật Phật chế. Vậy xin cho hỏi Trọng giới là gì và “Y luật xử trị” là nghĩa gì? (phamtlan1979…@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

luat-maha-tang-ky_biaTheo sử sách ghi lại, trong 12 năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới, vì chưa có chuyện gì rắc rối xẩy ra trong Tăng đoàn, có thể tạo nên sự bất hòa và gây cản trở cho sự tu tập của tăng ni.

Nhưng vào năm thứ 13, có xẩy ra chuyện Na Đề Tử ân ái với vợ cũ, cho nên Phật mới bắt đầu chế giới. Mỗi khi chế một giới, ngài lại nói 10 lợi ích của việc chế giới đó: "Vì sự kiện toàn của Tăng già, sự trường tồn của Chánh Pháp, sự an lạc của Tăng chúng, sự tăng trưởng của lòng tin, sự đoạn diệt phiền não trong hiện tại và tương lai... "

Cứ như vậy, mỗi khi xẩy ra một sự việc, Ngài lại chế thêm một giới, và dần dần số giới mỗi ngày một gia tăng, đa số là giới nhẹ (Khinh Giới) và một số ít là giới nặng (Trọng Giới). Trong 4 trọng giới đầu tiên được chế ra, giới Không Được Dâm Dục là giới đứng hàng đầu đối với người xuất gia.

Nguyên do vì Na Đề Tử là một đệ tử xuất gia của đức Phật, xuất thân từ một gia đình giầu có. Năm đó bị hạn hán mất mùa, dân tình đói kém, Tăng đoàn phải phân tán nhau đi các vùng chung quanh khất thực. Tình cờ, Na Đề Tử đi ngang quê mình, vào nhà khất thực. Mẹ của ông gặp lại con mừng rỡ, khóc lóc, năn nỉ ông ở lại, đừng đi tu nữa. Ông một mực từ chối. Cuối cùng, bà mẹ van xin ông để lại cho bà một đứa cháu để nối nghiệp gia đình và lo hương khói tổ tiên. Vì thương mẹ, cho nên Na Đề Tử chấp thuận ái ân một lát với người vợ cũ, rồi từ giã mẹ về với Tăng đoàn. Tưởng là chuyện đã xong, nhưng từ đó Na Đề Tử ăn năn, hối hận, ăn ngủ không yên, thân hình tiều tụy. Thấy vậy, các vị Tỳ-kheo khác hỏi lý do tại sao, Na Đề Tử kể chuyện đó cho họ hay. Họ đem chuyện bạch lên đức Phật, ngài liền quở trách và chế ra từ đó giới thứ nhất là bất dâm, tức là hàng xuất gia không được có quan hệ tình dục, ngay cả với vợ chồng cũ của mình. Đối với người cư sĩ, thì không được tà dâm, tức là có quan hệ tình dục bất hợp pháp.

Theo Tứ Phần Luật, Giới bổn của Tăng thì vị Tỳ kheo mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ đề cập đến trong cáo bạch đã phạm 2 trong 4 trọng giới là giới Dâm và giới Vọng, là những giới nặng nhất, phạm vào thì mất tư cách Tỳ-kheo, không làm sao cứu vãn được nữa, phải trở về với thế tục làm ăn sinh sống như một người cư sĩ, vì thân tâm người này bất tịnh, thuật ngữ Phật giáo gọi là Ba la di tội. Ba la di tội tương đương với tội tử hình của luật thế gian (có nghĩa là giống như người đã bị chặt đầu, không thể dùng thuốc để cứu chữa được nữa. Ba la di gồm 4 tội: 1) đại dâm dục, tức là giao hợp với người khác phái, và ngay với cả người cùng phái, với súc vật; 2) lấy của người ta không cho, trộm cắp; 3) sát hại mạng người, đồng lõa giết người, và ngay cả khuyến khích sự chết; 4) đại vọng ngữ, tức là mạo nhận có thần thông.

Đó là ý nghĩa của trọng giới và biện pháp xử lý với người phạm giới được gọi là “Y luật xử trị”, tức y theo giới luật Phật chế ra mà xét xử.

Ban Biên Tập

Xem nguyên văn: ● CÁO BẠCH CỦA HT THÍCH QUANG ĐỘ


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11372)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7285)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14776)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6108)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7188)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4031)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4220)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7157)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4586)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập